Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Miến Nam đấu tranh chống địch "Bình Định-Lấn chiếm" tạo thế và lực tiến tới giải phóng (Có đáp án)

Miến Nam đấu tranh chống địch "Bình Định-Lấn chiếm" tạo thế và lực tiến tới giải phóng (Có đáp án)

Miến Nam đấu tranh chống địch "Bình Định-Lấn chiếm" tạo thế và lực tiến tới giải phóng (Có đáp án)

  • 251 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

26/08/2024

Mĩ và chính quyền Sài Gòn có thái độ, hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đây là điều hoàn toàn trái ngược với thực tế.

=>A sai

Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thành thật trong việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình về Việt Nam, nên kí xong đã ngang nhiên phá hoại hiệp định: giữ lại cố vấn quân sự, tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam, mở các cuộc hành quân bình định- lấn chiếm vùng giải phóng

=>B đúng

 Không có bằng chứng cho thấy Mỹ và chính quyền Sài Gòn có hành động này.

=>C sai

 Đây cũng không phải là hành động chính của Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau khi ký kết Hiệp định.

=>D sai

* kiến thức mở rộng:

tìm hiểu sâu hơn về giai đoạn sau khi ký kết Hiệp định Paris năm 1973 và những hành động phá hoại hiệp định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đây là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng và có nhiều điều đáng để khám phá.

Sau khi ký kết Hiệp định Paris, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã có những hành động cụ thể như sau:

Mỹ:

Tiếp tục viện trợ quân sự: Mỹ vẫn âm thầm cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại cho chính quyền Sài Gòn, giúp chúng duy trì và tăng cường sức mạnh quân sự.

Giữ lại cố vấn quân sự: Mặc dù đã rút quân Mỹ về nước, nhưng Mỹ vẫn giữ lại một lượng lớn cố vấn quân sự để huấn luyện quân đội Sài Gòn, tham gia hoạch định chiến lược và thậm chí trực tiếp tham chiến.

Tăng cường hoạt động phá hoại miền Bắc: Mỹ vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc ném bom rải thảm, phá hoại các công trình kinh tế và dân sinh ở miền Bắc, nhằm làm suy yếu hậu phương của miền Nam.

Tăng cường hoạt động tình báo: Mỹ tăng cường hoạt động tình báo, gây rối, phá hoại ở miền Nam, nhằm làm suy yếu chính quyền cách mạng và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Chính quyền Sài Gòn:

Mở rộng chiến tranh: Dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã mở rộng chiến tranh ra nhiều khu vực, tiến hành các cuộc hành quân "bình định", "tìm diệt" nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng.

Phá hoại các hoạt động bầu cử: Chính quyền Sài Gòn đã tìm mọi cách để phá hoại các hoạt động chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử, nhằm ngăn chặn việc thống nhất đất nước.

Tăng cường khủng bố: Chính quyền Sài Gòn đã thực hiện nhiều hành vi khủng bố nhằm vào cán bộ, chiến sĩ cách mạng và nhân dân.

Những hành động trên của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:

Kéo dài cuộc chiến tranh: Việc vi phạm Hiệp định Paris đã khiến cuộc chiến tranh ở Việt Nam kéo dài thêm nhiều năm, gây ra những đau thương mất mát to lớn cho nhân dân Việt Nam.

Gây cản trở quá trình hòa bình: Những hành động phá hoại của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã làm cho quá trình hòa bình ở Việt Nam trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

Gây ra sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế: Hành động của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, làm suy giảm uy tín của chúng trên trường quốc tế.

Trước tình hình đó, nhân dân Việt Nam đã:

Tăng cường đấu tranh chính trị: Nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh chính trị, tố cáo tội ác của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trước dư luận quốc tế.

Tăng cường lực lượng vũ trang: Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng củng cố và nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng đáp trả mọi hành động khiêu khích của địch.

Xây dựng hậu phương vững chắc: Nhân dân cả nước đã đoàn kết một lòng, xây dựng hậu phương vững chắc để phục vụ cho cuộc kháng chiến.

Cuối cùng, với ý chí quyết tâm cao độ và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước vào năm 1975.

 

 

 

 


Câu 2:

23/07/2024

Sau hiệp định Pari năm 1973, tương quan lực lượng trên chiến trường miền Nam có sự thay đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau hiệp định Pari năm 1973, tương quan lực lượng trên chiến trường miền Nam có sự thay đổi có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Vì Mĩ đã phải rút quân, chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa và dân suy yếu, vùng giải phóng được mở rộng


Câu 3:

23/07/2024

Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là

Xem đáp án

Đáp án C

Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu - kẻ đang phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc


Câu 4:

23/07/2024

Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào

Xem đáp án

Đáp án A

Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao


Câu 5:

23/07/2024

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:

Xem đáp án

Đáp án A

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã tăng cường viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định", lấn chiếm vùng giải phóng, để giành đất, giành dân. Đây thưc chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn


Câu 6:

18/07/2024

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Do âm mưu phá hoại hiệp định Pari của Mĩ và chính quyền Sài Gòn nên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân


Câu 7:

23/07/2024

Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm thực hiện âm mưu gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”.


Câu 8:

22/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sau Hiệp định Pari năm 1973 ở một số địa bàn quan trọng, ta lại bị mất đất, mất dân?

Xem đáp án

Đáp án  D

Trước những chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn, do không đánh giá hết âm mưu phá hoại hiệp định của Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc,… nên tại một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất đất, mất dân.


Câu 9:

23/07/2024

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long (cuối năm 1974- đầu năm 1975) đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phước Long là một trận chinh sát chiến lược. Nó đã chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị củng cố quyết tâm hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976


Câu 10:

01/09/2024

Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, không phải ý nghĩa của chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975.

- Chiến thắng Phước Long là thắng lợi có ý nghĩa là “đòn trinh sát chiến lược. Chính từ chiến thắng này, Bộ chính trị Trung ương Đảng, quân ủy Trung ương có cơ sở đánh giá sát, đúng tình hình và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngay trong năm 1975.

- Các đáp án A, C, D: đều là ý nghĩa của chiến thắng Phước Long.

- Đáp án B: là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972

→ B đúng.A,C,D sai.

* MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM” TẠO THẾ VÀ LỰC TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN  TOÀN

a. Bối cảnh:

- 29/3/1973, Mỹ rút quân về nước, nhưng vẫn lập Bộ chỉ huy quân sự,vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

- Sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, chống âm mưu,hành động mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đạt một số kết quả nhất định.

b. Chủ trương của Đảng:

- Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ:

+ Kẻ thù của nhân dân Việt Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

+ Phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

c. Kết quả thực hiện:

Thực hiện nghị quyết 21, quân dân miền Nam kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng.

- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, diệt 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và  toàn tỉnh Phước Long.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

 

Chiến sĩ Quân đoàn 4 cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng”

Trên nóc Dinh tỉnh trưởng tỉnh Phước Long (6/1/1975)

- Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pari, nêu cao tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

- Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp,văn hóa, xã hội, giáo dục y tế....được đẩy mạnh.

III. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam

* Căn cứ để Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Sau Hiệp định Pa-ri Việt Nam (1973), so sánh tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng ở miền Nam Việt Nam có sự thay đổi căn bản ⇒ lực lượng cách mạng có nhiều lợi thế trong việc tổ chức, tiến công địch, thu hồi và mở rộng vùng giải phóng.

- Đầu năm 1975, quân dân Việt Nam giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch Đường 14 – Phước Long. Chiến thắng Phước Long đã phản ánh sự trưởng thành vượt bậc của quân dân Việt Nam; sự suy yếu, bất lực của chính quyền Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.

⇒ Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng và sự trưởng thành, lớn mạnh cả về thế và lực của lực lượng cách mạng là những điều kiện quan trọng để Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

* Nội dung chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng.

- Từ tháng 12/1974 đến tháng 1/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng, đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.

- Kế hoạch giải phóng đề ra là hai năm, song Bộ Chính trị nhấn mạnh:

+ Nếu thời cơ đến trong năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

+ Tranh thủ thời cơ để tránh thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt các cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,... giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

* Nhận xét

- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng thể hiện tính đúng đắn, chủ động, linh hoạt, sáng tạo và nhân văn.

- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn  toàn miền Nam của Đảng là một trong những yếu tố quan trọng đưa đến sự toàn thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 diễn ra qua ba chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 - 3 đến ngày 24 - 3)

- Ngày 4/3/1975, quân dân Việt Nam tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên.

- Ngày 10/3/1975, quân dân Việt Nam giành thắng lợi quan trọng tại Buôn Ma Thuột.

- Ngày 12 - 3 - 1975, chính quyền Sài Gòn phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.

- Ngày 14/3/1975, địch rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung.

- Đến ngày 24/3/1975, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.

⇒ Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975).

- Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh, hết sức thuận lợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

- Ngày 21-3, quân ta dành thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây địch trong thành phố. Đúng 10 giờ 30 ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế; đến ngày 26-3, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

- Cùng thời gian này, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai… tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam.

- Sáng 29 - 3, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố Đà Nẵng. Đến 3 giờ chiều, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (24/6 đến 30/4/1975).

- Trước khi bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh, quân dân Việt Nam tiến công Xuân Lộc và Phan Rang. Ngày 18/ 4/1975, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống.

- 5 giờ chiều 26 /4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

- 10 giờ 45 phút, xe tăng của quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống  toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn.

- 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.

* Sau khi giải phóng Sài Gòn, các lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2/5/1975, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển  kinh tế - xã hội ở miền Bắc, Giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)

 
 

Câu 11:

16/07/2024

Chiến thắng Đường 14 - Phước Long (cuối năm 1974 - đầu năm 1975) của quân dân Việt Nam đã

Xem đáp án

Đáp án B

- Đáp án A loại vì thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” đánh dấu cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công chiến lược.

- Đáp án B đúng vì sau đòn “trinh sát” của ta là trận đánh Đường 14 - Phước Long (cuối năm 1974 - đầu năm 1975), Mĩ phản ứng yếu ớt, chủ yếu đe dọa từ xa => cho thấy khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ vào miền Nam rất hạn chế.

- Đáp án C loại vì với chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 thì Mĩ đã phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh, tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ.

- Đáp án D loại vì mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam là chiến dịch Tây Nguyên.


Câu 12:

23/07/2024

Đối với sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, chiến thắng Đường 14 - Phước Long của quân dân Việt Nam (1 - 1975) được ví như

Xem đáp án

Đáp án D

Đối với sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, chiến thắng Đường 14 - Phước Long của quân dân Việt Nam (1 - 1975) được ví như trận trinh sát chiến lược với 3 phép thử:

- Đô thị Phước Long cách Sài Gòn khoảng 100 km, nếu ta đánh Phước Long mà quân đội Sài Gòn không giữ được thì chứng tỏ quân Sài Gòn đã suy yếu.

- Trước khi rút quân khỏi miền Nam nước ta Mĩ đã nói rằng nếu ta đánh quân đội Sài Gòn thì Mĩ sẽ trở lại nên ta đánh thử xem Mĩ có trở lại thật không - sau chiến thắng này, Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

 

- Với 1 đô thị cách Sài Gòn gần như vậy, lực lượng quân Sài Gòn hùng hậu như vậy, nếu ta đánh thì liệu có thể thắng không? Đánh được rồi thì liệu có giữ được không? - nếu ta thắng và giữ được thì chứng tỏ thế và lực của ta đã mạnh.


Câu 13:

26/08/2024

Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án B

Chỉ có Nghị quyết 21 mới xác định rõ kẻ thù là Mỹ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. Nghị quyết 15 chủ yếu tập trung vào việc đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm.

=>A sai

Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là khẳng định con đường bạo lực cách mạng.

- Nghị quyết 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác

- Nghị quyết 21(7-1973) khẳng định trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng.

=>B đúng

 Cả hai nghị quyết đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của đấu tranh vũ trang, nhưng không nhất thiết phải khẳng định rõ ràng việc đấu tranh trên cả ba mặt trận.

=>C sai

Mặc dù cả hai nghị quyết đều hướng tới mục tiêu tiến công, nhưng Nghị quyết 15 nhấn mạnh việc chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, trong khi Nghị quyết 21 chủ yếu tập trung vào việc đánh bại hoàn toàn kẻ thù.

=>D sai

* kiến thức mở rộng:

Cả Nghị quyết 15 (1-1959) và Nghị quyết 21 (7-1973) đều có điểm chung quan trọng là khẳng định con đường bạo lực cách mạng là con đường duy nhất để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nghị quyết 15 (1-1959): Nghị quyết này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam, đồng thời khẳng định con đường cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên đấu tranh vũ trang.

Nghị quyết 21 (7-1973): Mặc dù được ban hành sau khi Hiệp định Paris được ký kết, nhưng Nghị quyết 21 vẫn khẳng định tính chất cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhấn mạnh rằng con đường bạo lực cách mạng vẫn là con đường duy nhất để đánh bại hoàn toàn kẻ thù, thống nhất đất nước.

Kết luận:

Việc khẳng định con đường bạo lực cách mạng là một điểm chung quan trọng giữa hai nghị quyết này, thể hiện sự nhất quán trong đường lối đấu tranh của Đảng ta. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 

 

 

 

 


Câu 14:

23/07/2024

Điểm giống nhau của nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1959) và Hội nghị lần thứ 21 (1973) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là về

Xem đáp án

Đáp án A

- Đáp án B loại vì chủ trương tập hợp lực lượng không phải nội dung của Hội nghị lần thứ 21.

- Đáp án C loại vì đến năm 1973 không còn chính quyền Diệm.

- Đáp án D loại vì ba mặt trận (quân sự, chính trị, binh vận) không được đề cập trong nội dung Hội nghị 15.


Câu 15:

23/07/2024

Luận điểm nào dưới đây phủ định được quan điểm cho rằng “Những hoạt động quân sự của quân Giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 đã vi phạm đến những điều khoản của hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”?

Xem đáp án

Đáp án D

Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã quy định:

- Cuộc ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện từ 24 giờ ngày 27-1-1973

- Hoa Kì cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam

- Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội. hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị

Tuy nhiên, sau hiệp định Pari, Mĩ và chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại hiệp định Pari: Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn huy động lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định- lấn chiếm” vùng giải phóng. Như vậy Mĩ và chính quyền Sài Gòn là những người đã phá hoại hiệp định Pari trước. Phản ứng của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại hội nghị lần thứ 21 (7-1973) và hoạt động quân sự của quân giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 chỉ là những hành động đáp trả cho sự vi phạm đó


Câu 16:

23/07/2024

Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau khi ký Hiệp định Pari năm 1973 khác với thời kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

- Sau Hiệp định Giơnevơ (1954): (sgk trang 162): Đảng ta chỉ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm -> khi Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp: ta tiến hành chiến tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.

- Sau Hiệp định Pari (1973): (sgk trang 191) tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.


Câu 17:

23/07/2024

Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án D

- Đáp án A loại vì Hiệp định Pari được kí kết khi Mĩ đã thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

- Đáp án B loại vì sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ thì nhân dân ta mới thực sự làm chủ đất nước.

- Đáp án C loại vì sau khi Hiệp định Pari đã được kí kết, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định và tiếp tục các hoạt động quân sự ở miền Nam (tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm vùng giải phóng của ta). Đây thực chất là việc tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn.

- Đáp án D lựa chọn vì theo nội dung Hiệp định Pari được kí kết năm 1973 Mĩ phải rút hết quân về nước, tương quan lực lượng lúc này thay đổi có lợi cho ta. Điều này đã đã tạo điều kiện thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam


Bắt đầu thi ngay