Miền Nam đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)(Có đáp án)
Miền Nam đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)(Có đáp án)
-
444 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
Đáp án A
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là “dùng người Việt đánh người Việt”
Câu 2:
02/09/2024Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Do âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt” nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa
*Tìm hiểu thêm: "Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam"
Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Thủ đoạn thực hiện:
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.
+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.
+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.
+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.
Câu 3:
21/07/2024Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
Đáp án A
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm (1964 - 1965)
Câu 4:
23/07/2024Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
Đáp án D
Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là ấp chiến lược nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam
Câu 5:
21/07/2024Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được triển khai thông qua những kế hoạch nào?
Đáp án đúng là: C
Chiến lược 'chiến tranh đặc biệt' là một phần quan trọng trong chính sách của Mỹ tại miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1961-1965. Chiến lược này bao gồm các kế hoạch cụ thể để kiểm soát và chống lại phong trào cách mạng tại miền Nam Việt Nam:
+ Kế hoạch Xtalaây - Taylo (Staley-Taylor) được triển khai từ năm 1961 nhằm mục đích cải thiện an ninh và tăng cường sức mạnh của chính quyền Sài Gòn. Kế hoạch này bao gồm việc củng cố lực lượng quân đội, xây dựng các ấp chiến lược để tách rời nhân dân khỏi lực lượng cách mạng và tăng cường hỗ trợ quân sự từ Mỹ.
+ Kế hoạch Giônxơn - Mác Namara (Johnson-McNamara) được triển khai sau đó nhằm tiếp tục củng cố và mở rộng các biện pháp của kế hoạch Xtalaây - Taylo. Kế hoạch này bao gồm việc tăng cường sự hiện diện của cố vấn quân sự Mỹ, mở rộng các chiến dịch quân sự để tiêu diệt lực lượng cách mạng và sử dụng chiến thuật phản công nhanh để kiểm soát các khu vực nông thôn.
C đúng.
- A sai vì mặc dù kế hoạch Xtalaây - Taylo là một phần quan trọng của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", nhưng nó không phải là kế hoạch duy nhất. Để hoàn thành chiến lược, cần cả kế hoạch Giônxơn - Mác Namara.
- B sai vì tương tự, kế hoạch Giônxơn - Mác Namara là một phần quan trọng, nhưng không đủ để mô tả toàn bộ chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Cần kết hợp cả hai kế hoạch Xtalaây - Taylo và Giônxơn - Mác Namara.
- D sai vì "Bên miệng hố chiến tranh" là một thuật ngữ mô tả tình hình căng thẳng chiến tranh nhưng không phải là tên của một kế hoạch cụ thể trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt".
* Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam
Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Thủ đoạn thực hiện:
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.
Chiến thuật “Trực thang vận” được sử dụng trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.
+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.
+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 6:
21/07/2024“Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?
Đáp án B
“Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào phá ấp chiến lược, kiên quyết bám đất giữ làng của nhân dân miền Nam.
Câu 7:
21/07/2024Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân - hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?
Đáp án A
Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân- hè 1965 đã đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
Câu 8:
23/07/2024Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
Đáp án A
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam
Câu 9:
21/07/2024Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
Đáp án B
Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta
Câu 10:
23/07/2024Đâu không phải là nguyên nhân khiến sau chiến thắng Ấp Bắc (1963) một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam?
Đáp án D
Ngày 2-1-1963, quân Giải phóng đã đẩy lui được cuộc càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn vào Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam
Câu 11:
23/07/2024Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là
Đáp án B
Sự phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961-1963 đã cho thấy sự non kém của chính quyền Sài Gòn trong việc ổn định tình hình. Do đó, để tiếp tục duy trì được sự thống trị của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã buộc phải “thay ngựa giữa dòng”, giật dây các tướng lĩnh tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11-1963.
Câu 12:
21/07/2024Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
Đáp án B
Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới của chiến lược toàn cầu. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt đồng thời đánh dấu sự sụp đổ của âm mưu này
Câu 13:
21/07/2024Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
Đáp án C
Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn (6-1963) đã làm chấn động toàn cầu, tạo ra tâm lý phẫn nộ trong quần chúng, khiến hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Do đó đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền này
Câu 14:
22/07/2024Đâu là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)?
Đáp án C
Đội quân tóc dài là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)
Câu 15:
21/07/2024Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là
Đáp án B
Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là lực lượng quân đội nòng cốt. Ở các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp, lực lượng quân viễn chính Pháp luôn giữ vai trò nòng cốt. Còn ở chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chính. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về tính chất chiến tranh - một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, còn một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
Câu 16:
21/07/2024Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?
Đáp án D
Kennơđi chấp nhận chiến lược “phản ứng linh hoạt” do tướng Mỹ Mắcxoen Taylơ đề xuất, được áp dụng thành chính sách quốc phòng của nước Mỹ từ năm 1961. Cái tên “phản ứng linh hoạt” nói lên rằng Mỹ cần có khả năng phản ứng lại bất kỳ một thách thức nào và Mỹ phải hành động “thành công” trong bất kỳ tình huống nào. Nếu trong chiến lược “trả đũa ồ ạt”, vũ khí hạt nhân là thanh kiếm dùng vào những đòn công kích huỷ diệt, còn lục quân Mỹ ở châu Âu và Viễn Đông chỉ là chiếc lá chắn, thì ngược lại, trong chiến lược “phản ứng linh hoạt”, vũ khí hạt nhân đã trở thành chiếc lá chắn phòng ngự, còn quân đội tiến hành chiến tranh hạn chế bằng vũ khí thông thường mới là thanh kiểm linh hoạt dùng để thực hiện đòn tiến công hiệu lực.
Theo giới thân cận của tổng thống Kennơđi, “phản ứng linh hoạt” là chiến lược quân sự thích hợp nhất đối với Mỹ hồi đó, dùng để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở các nước trong thế giới thứ ba.
=> Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) nằm trong học thuyết “Phản ứng linh hoạt” của chiến lược toàn cầu.
Câu 17:
08/10/2024“Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ?
Đáp án A
Giải thích: Chiến lược "Phản ứng linh hoạt" của chính quyền Kennơđi đươc thực hiện từ 1961 – 1963 => Nằm trong Chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”.
*Tìm hiểu thêm: "Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam"
Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Thủ đoạn thực hiện:
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 18:
21/07/2024Để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã
Đáp án A
Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), Mĩ đã:
- Mĩ tăng cường viện trợ cho Diệm.
- Đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự.
- Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
- Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược.
- Trang bị phương tiện kĩ thuật hiện đại.
- Sử dụng phổ biến các chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.