Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- Kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) (Có đáp án)
Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- Kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) (Có đáp án)
-
371 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/10/2024Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
Đáp án đúng là : C
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Miền Bắc là căn cứ địa vững chắc, hậu phương lớn cung cấp nguồn lực cho miền Nam, đồng thời xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa để làm nền tảng cho cả nước sau khi thống nhất.
→ C đúng.A,B,D sai.
* MIỀN BẮC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 – 1965)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)
* Hoàn cảnh.
- Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc dưới hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.
- Cách mạng hai miền sau hơn 5 năm đã giành được những thắng lợi quan trọng.
⇒ Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập tại Hà Nội.
* Nội dung Đại hội.
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và của cách mạng từng miền:
+ Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Miền Nam đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước: hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
- Xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Bắc – Nam:
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và sự nghiệp thống nhất nước nhà.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai.
- Đề ra đường lối chung của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cụ thể hóa đường lối đó trong kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965).
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.
* Ý nghĩa.
- Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam, bước trưởng thành cửa Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
- Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là cơ sở quan trọng để quân dân hai miền Nam – Bắc đoàn kết chặt chẽ, anh dũng chiến đấu nhằm thực hiện mục tiêu chung là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
⇒ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”.
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)
a. Nhiệm vụ cơ bản:
- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
- Tiếp tục cải tạo chủ nghĩa xã hội; củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
- Cải thiện một bước đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân lao động.
- Tăng cường trật tự và an ninh xã hội.
b. Thành tựu:
* Công nghiệp:
- Được nhà nước ưu tiên đầu tư vốn để phát triển.
- Công nghiệp nặng có bước phát triển mạnh mẽ: nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động: khu gang thép Thái Nguyên, các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà,...
- Công nghiệp nhẹ, có các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đỉnh (Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điếm, sứ Hải Dương, pin Văn Điển,...
- Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93,1 % trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân,...
* Nông nghiệp:
- Nhiều nông trường, lâm trường quốc doanh được xây dựng.
- Trên 90% hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đó 50% hộ vào hợp tác xã bậc cao.
- Diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động tăng nhanh.
* Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.
* Giao thông vận tải: mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển được xây dựng, củng cố, hoàn thiện, đã phục vụ đắc lực cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng.
* Các ngành văn hoá, giáo dục, y tế có bước phát triển và tiến bộ đáng kể.
- Vấn đề văn hóa - tư tưởng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa được đặc biệt coi trọng.
- Giáo dục: so với năm học 1960 - 1961, số học sinh phổ thông năm học 1964 - 1965 tăng từ 1.9 triệu lên 2,7 triệu, số sinh viên đại học tăng từ 17 000 lên 27 000.
- Ngành y tế mở rộng mạng lưới đến tận huyện, xã.
c. Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương
Trong những năm 1961 – 1965, nhân dân miền Bắc vừa thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
- Trong 5 năm ( 1961 - ] 965), một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men... từ miền Bắc được chuyển vào chiến trường miền Nam; nhiều đơn vị vũ trang, nhiều cán bộ quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện đưa vào chiến trường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng.
d. Ý nghĩa: Làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của Miền Bắc; giúp Miền Bắc vững mạnh, tạo điều kiện để củng cố an ninh quốc phòng và thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến Miền Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 2:
20/07/2024Vị trí, vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam được xác định như thế nào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)?
Đáp án D
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
Câu 3:
16/07/2024Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
Đáp án B
Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Câu 4:
17/07/2024Đâu không phải là nhiệm vụ của kế hoạch kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)?
Đáp án D
Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội
Câu 5:
16/07/2024Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?
Đáp án D
Cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Đó chính là mục tiêu chiến lược chung của cả hai miền.
Câu 6:
18/07/2024Tính chất cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
Đáp án B
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc đã chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
=> Tính chất của cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) là cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 7:
22/07/2024Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
Đáp án A
Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức là các hợp tác xã để huy động tối đa sức mạnh tập thể để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam kháng chiến
Câu 8:
16/07/2024Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
Đáp án D
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam
Câu 9:
16/07/2024Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960)?
Đáp án C
Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế.
Câu 10:
16/07/2024Trong giai đoạn 1954-1975, tỉnh nào ở Việt Nam được mệnh danh là “Quê hương 5 tấn”
Đáp án A
Thái Bình là tỉnh được mệnh danh là “Quê hương 5 tấn”. Vì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm 1961-1965, Thái Bình là tỉnh đầu tiên và cũng là tỉnh có nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc/ha
Câu 11:
18/07/2024Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) với Đại hội lần thứ II (2-1951) là gì?
Đáp án C
- Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951): lúc này cả nước vẫn đang trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc => Chưa xuất hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội
- Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960): Lúc này miền Bắc đã được giải phóng (theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ – 1954) => Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của miền Bắc là đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, quan trọng nhất là xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội.
Câu 12:
16/07/2024Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là
Đáp án D
Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp điều kiện đất nước
Câu 13:
16/07/2024Bài học cơ bản cho cách mạng Việt Nam được rút ra từ việc tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) là gì?
Đáp án A
Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn đặt dưới ách thống trị của Mĩ - Diệm.
=> Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã đưa ra nhiệm vụ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau ở cả hai miền:
- Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
=> Bài học kinh nghiệm được rút ra từ nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam là mềm dẻo linh hoạt trong thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, tùy vào tình hình cụ thể để đưa ra nhiệm vụ chiến lược phù hợp
Câu 14:
21/07/2024Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) có ý nghĩa chiến lược cho quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng?
Đáp án C
Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn đặt dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm
=> Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã đưa ra nhiệm vụ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau ở cả hai miền:
- Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
=> Bài học kinh nghiệm được rút ra từ nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam là mềm dẻo linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược cách mạng, tùy vào tình hình cụ thể để đưa ra nhiệm vụ chiến lược phù hợp.
Câu 15:
16/07/2024Nội dung nào dưới đây thể hiện sự sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9 - 1960)?
Đáp án B
Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) tổ chức tại Hà Nội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và chỉ rõ vai trò, vị trí của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền
Đó là: cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cách mạng 2 miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước
=> Thể hiện sự sáng tạo của Đảng khi đề ra nhiệm vụ chiến lược của CM từng miền và cách mạng cả nước
Câu 16:
18/07/2024Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là gì?
Đáp án B
Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền
Câu 17:
21/07/2024Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?
Đáp án B
Điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930 - 1945 là về tính chất và hình thức hoạt động.
- Đảng Lao động Việt Nam đã trở thành đảng cầm quyền, hoạt động công khai, hợp pháp.
- Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ là đảng lãnh đạo và phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
Câu 18:
16/07/2024Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là
Đáp án D
Đại hội lần thứ III (9/1960) của Đảng được chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
Câu 19:
22/07/2024Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 - 1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới" để nhấn mạnh những thành tựu của miền Bắc trong
Đáp án A
Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) và nói chung trong 10 năm (1954 - 1964) đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến hành những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc, đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.” Ngày 7/2/1965, Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, miền Bắc chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.
Câu 20:
20/07/2024Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) với Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) là
Đáp án A
- Đáp án B, C, D loại vì đây là điểm chung của hai Đại hội.
- Đáp án A là điểm khác vì: sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc được giải phóng, còn miền Nam phải tiếp tục thực hiện cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thực tiễn đặt ra yêu cầu đối với miền Bắc là cần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương còn miền Nam cần tiến hành chống Mĩ để giải phóng hoàn toàn và đi đến thống nhất đất nước => ở Đại hội III năm 1960, Đảng đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Điều này là điểm khác biệt so với Đại hội II năm 1951.