Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Liên minh Châu Âu (EU) (Có đáp án)

Liên minh Châu Âu (EU) (Có đáp án)

Liên minh Châu Âu (EU) (Có đáp án)

  • 612 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

16/07/2024

Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?

Xem đáp án

Đáp án A
Đến cuối thập kỉ 90, EU chiếm ¼ GDP của thế giới, 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới => EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh


Câu 2:

16/07/2024

Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU trở thành tổ chức liên kết lớn nhất hành tinh về

Xem đáp án

Đáp án B

Đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới


Câu 3:

16/07/2024

Nhóm các quốc gia nào sáng lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” năm 1951?

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan) đã thành lập “Cộng đồng than- thép châu Âu” nhằm phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên


Câu 4:

16/07/2024

Quốc gia nào dưới đây không tham gia thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” năm 1951?

Xem đáp án

Đáp án D
Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan) đã thành lập “Cộng đồng than- thép châu Âu” nhằm phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.


Câu 5:

18/07/2024

Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

Xem đáp án

Đáp án B

Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993 đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).


Câu 6:

12/08/2024

Cơ quan nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A
Cơ cấu tổ chức của EU bao gồm 5 cơ quan chính là Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu và một số ủy ban chuyên môn khác.

A đúng 

- B sai vì nó đại diện cho các chính phủ quốc gia thành viên và là cơ quan chính trong việc phối hợp chính sách và ra quyết định trong EU. Hội đồng này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách của EU.

- C sai vì nó định hình các chiến lược chính trị và xác định các ưu tiên chính sách của EU. Đây là nơi các nhà lãnh đạo quốc gia thành viên gặp nhau để đưa ra quyết định quan trọng và chỉ đạo các hoạt động của EU.

- D sai vì nó đảm bảo việc áp dụng đồng nhất và công bằng các quy định của EU. Tòa án giải quyết các tranh chấp pháp lý và đảm bảo luật pháp của EU được thực thi đúng cách.

*) Thể chế hoạt động của EU

- Theo Hiệp ước Ma-xtrích, bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

- Từ sau Hiệp ước Li-xbon, quyền lực của các cơ quan thể chế được tăng cường nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU:

Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, gồm 27 nguyên thủ các nước thành viên. Hội đồng thường họp 4 lần trong năm, giải quyết các vấn đề quan trọng nhất, như: quyết định đường lối chính trị của EU; trao đổi về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ; đặt ra đường lối an ninh và đối ngoại chung. Tuy nhiên, Hội đồng không phải là cơ quan thông qua các dự thảo luật của EU.

Nghị viện châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU. Nhiệm vụ của Nghị viện là lập pháp, giám sát và tài chính.

Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU. Uỷ ban gồm Chủ tịch, Uỷ viên và các ban chức năng. Uỷ ban có nhiệm vụ đề xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hoà giải tranh chấp trong nội bộ vừa đại diện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.

Hội đồng Liên minh châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ và là nơi các bộ trưởng EU họp để thảo luận về các dự thảo luật. Hội đồng Liên minh có 250 tiểu ban và nhóm công tác phụ trách 10 lĩnh vực khác nhau: kinh tế, tài chính, an ninh....

- Trải qua quá trình liên kết, quyền lực của EU ngày càng được tăng cường.

+ Các nước thành viên có hiến pháp riêng nhưng phải phù hợp với hiến pháp của EU.

+ EU có thể giao dịch với tư cách là một quốc gia với các quốc gia khác.

=> Như vậy, thể chế của EU ngày càng hoàn thiện theo hướng gắn kết chặt chẽ hơn. Các mục tiêu toàn diện và thể chế minh bạch, dân chủ làm cho EU ngày càng đoàn kết, thịnh vượng và nâng cao vị thế trên thế giới.


Câu 7:

10/11/2024

Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên- cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu.

B sai vì Đồng tiền chung châu Âu được phát hành 1999

C sai vì Liên minh châu Âu (EU) ra đời 1993

D sai vì Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành 1995

*Tìm hiểu thêm: "Quá trình hình thành và phát triển"

- Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).

- Ngày 25/03/1957, sáu nước này ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

- 7/12/1991, Hiệp ước Maxtrich được ký kết, cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (có hiệu lực từ ngày 1/1/1993.

- Quá trình mở rộng thành viên ngày càng được đẩy mạnh:

+ Đến năm 2007, EU có sự tham gia của 27 nước thành viên.

+ 2016, sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh tác khỏi Liên minh châu Âu.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu

 


Câu 8:

19/07/2024

Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?

Xem đáp án

Đáp án A

Trải qua một quá trình chuẩn bị, ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (gồm Pháp,  CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).

- Sau đó, ngày 25-3-1957, 6 nước này lại kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

- Ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất lại thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

- Tháng 12-1991, được đổi tên thành “Liên minh châu Âu” (EU).


Câu 9:

19/11/2024

Sự gia nhập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D
EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh chung. Do đó khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên sẽ nhận được sự hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực để cùng phát triển

→ D đúng 

- A sai vì mục tiêu chính của việc gia nhập là thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị và sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia thành viên, hơn là chỉ đơn thuần mở rộng thị trường. Các lợi ích lớn hơn là hỗ trợ kinh tế, ổn định chính trị và cải thiện quan hệ quốc tế.

- B sai vì mục tiêu chính của việc gia nhập EU là xây dựng một cộng đồng kinh tế - chính trị ổn định và phát triển đồng đều giữa các thành viên. Mặc dù các nguồn lực này là một phần của lợi ích, nhưng sự hợp tác và phát triển toàn diện mới là yếu tố then chốt.

- C sai vì mục tiêu chính của việc gia nhập EU là xây dựng một thị trường chung và hợp tác kinh tế - chính trị lâu dài, với các chính sách phát triển bền vững và đồng đều giữa các thành viên. Việc hỗ trợ lẫn nhau chỉ là một phần trong quá trình hợp tác toàn diện.

Sự gia nhập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu cho các nước thành viên là sự hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị, tạo điều kiện phát triển đồng đều và bền vững.

Về kinh tế, các nước thành viên được tham gia vào thị trường chung EU, giúp lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động tự do hơn, tạo cơ hội mở rộng kinh doanh và thu hút đầu tư. Đồng thời, các nước nghèo hoặc kinh tế kém phát triển được hưởng sự hỗ trợ từ các quỹ phát triển kinh tế, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia trong liên minh.

Về chính trị, EU tạo môi trường hợp tác, đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực thông qua các chính sách đồng thuận, ngoại giao và an ninh chung. Các thành viên được đại diện mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế, giúp bảo vệ lợi ích quốc gia hiệu quả hơn.

Sự hợp tác và hỗ trợ này giúp các nước thành viên không chỉ phát triển kinh tế mà còn củng cố vị thế chính trị, tăng cường sự đoàn kết trong khu vực.


Câu 10:

16/07/2024

Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?

Xem đáp án

Đáp án A

Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) là một tổ chức hoạt động dựa trên sự hợp tác về kinh tế giữa các nước trong khu vực. Sự liên kết khu vực này đã tạo ra một thị trường chung, có tác dụng thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế và việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Đây chính là ý nghĩa tích cực, bao quát nhất


Câu 11:

17/07/2024

Sự kiện nào đánh dấu Liên minh châu Âu (EU) đã có sự thống nhất về kinh tế, thị trường?

Xem đáp án

Đáp án C
Ngày 1-1-2002, đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ là sự kiện đánh dấu sự thống nhất về kinh tế, thị trường ở Liên minh châu Âu


Câu 12:

22/07/2024

Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) có tác động như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?

Xem đáp án

Đáp án C
Sau chiến tranh lạnh, Mĩ đã cố gằng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối. Tuy nhiên sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU), cũng như các trung tâm kinh tế khác như Nhật Bản, Trung Quốc…lại thúc đẩy việc hình thành một trật tự thế giới đa cực.


Câu 13:

16/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Xem đáp án

Đáp án D
Các nước Tây Âu là quê hương của chủ nghĩa tư bản, nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) các nước này bị đẩy xuống hàng thứ hai và bị lệ thuộc vào Mĩ về nhiều mặt. Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị, đồng thời giải quyết những vấn đề bất đồng trong lịch sử (quan hệ giữa Pháp và Đức), các nước này đã liên kết lại với nhau.


Câu 14:

19/07/2024

Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án C

- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

- Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước Tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ; mặt khác cố gắng đã dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.


Câu 15:

16/07/2024

Cơ sở nào đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự tương đồng về văn hóa, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật cũng như thể chế chính trị (chế độ đại nghị do giai cấp tư sản lãnh đạo) là cơ sở thuận lợi thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của sự liên kết.


Câu 16:

23/07/2024

Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự tương đồng về văn hóa, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật cũng như thể chế chính trị (chế độ đại nghị do giai cấp tư sản lãnh đạo) là nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi. Đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của sự liên kết.


Câu 17:

18/07/2024

Đâu không phải là điểm giống nhau trong bối cảnh thành lập của Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Đáp án B

Những mâu thuẫn trong lòng châu Âu vốn tồn tại từ trước (vấn đề Pháp- Đức) và ý tưởng về một châu Âu hòa bình đã thúc đẩy các nước Tây Âu liên kết với nhau. Còn ASEAN được thành lập nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á- tức là họ không thừa nhận và giải quyết khác biệt đó để cùng phát triển. Đây chính là điểm khác biệt giữa sự ra đời của EU và ASEAN


Câu 18:

16/07/2024

Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?

Xem đáp án

Đáp án B

Brexit là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện Anh rời khỏi EU. Theo kết quả cuộc trưng cầu chính thức ngày 24- 6- 2016, người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ và 48,1% phản đối hành động này.

Anh rời EU cũng dẫn đến hiệu ứng Domino trưng cầu dân ý tách khỏi EU ở các nước tiếp theo không phải là xa vời. Đặc biệt ở Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, thậm chí cả Pháp, I-ta-li-a, …. Ở các quốc gia này đang nổi lên một số đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội theo tư tưởng cực hữu, dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, chống: chính sách nhập cư, Hồi giáo và việc ở lại EU.


Câu 19:

22/07/2024

Trong những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu đẩy mạnh liên kết nhằm

Xem đáp án

Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do bị thiệt hại nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san => Các nước này phải lệ thuộc vào Mĩ về kinh tế và quân sự.

=> Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu đã đẩy mạnh liên kết với nhau, cụ thể là thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (1951) và “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) (1967).


Câu 20:

05/11/2024

Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân ra đời của Liên minh châu Âu EU?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: - Các đáp án A, B, D: là nguyên nhân ra đời của Liên minh châu Âu (EU).

- Đáp án C: xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX => Liên minh châu Âu EU đã có cơ sở từ năm 1951 => Đây không phải là nhân tố phản ánh nguyên nhân ra đời của EU.

*Tìm hiểu thêm: "Lý do liên hết, hội nhập khu vực"

- Thứ nhất: nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: nhu cầu thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế ảnh hưởng của Mĩ vào khu vực.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu

 


Câu 21:

16/07/2024

Điểm khác biệt nổi bật nhất của Liên minh châu Âu (EU) với các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới là

Xem đáp án

Đáp án B

- EU diễn ra quá trình nhất thể hóa về:

+ Kinh tế.

+ Chính trị và an ninh – quốc phòng.

Biểu hiện:

Ngày 18/4/1951, sáu nước bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua đã thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC). 

Ngày 25/3/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).

- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Tháng 12/1991 các nước EC đã ký tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). 

- Tháng 12/1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia sử dụng đồng Euro đợt đầu có 11 nước thành viên của EU và sau này có thêm Hy Lạp.

=> Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995 EU đã có 15 nước thành viên và đến năm 2007 tăng lên 27 thành viên. Việc Croatia chính thức trở thành nước thành viên thứ 28 của EU vào năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng một châu Âu thống nhất và là tín hiệu ghi nhận sự chuyển biến trong việc kết nạp những quốc gia vốn còn bị giằng xé do xung đột chỉ cách đó hai thập kỷ trước


Câu 22:

16/07/2024

Ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Xuất phát từ mục tiêu thành lập EU, sự ra đời của EU không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Chính vì thế, EU được thành lập mang ý nghĩa bao quát và tích cực nhất là: tạo ra một cộng đồng kinh tế, một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.


Câu 23:

16/07/2024

Nói "Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh" vì:

Xem đáp án

Đáp án B

Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, EU trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh. Bởi những hoạt động có hiệu quả và EU chiếm tới ¼ GDP kinh tế thế giới


Câu 24:

16/07/2024

Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào

Xem đáp án

Đáp án B

Năm 1990, quan hệ EU - Việt Nam được chính thức thiết lập, mở ra một thời kì phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên.


Câu 25:

16/07/2024

Hiện nay, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C
Ảnh hưởng của Mĩ đối với các nước đồng minh Tây Âu đến nay vẫn còn. Với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, các nước Tây Âu đang cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ. Bên cạnh đó, còn tích cực đấu tranh cho hòa bình an ninh trên toàn thế giới. Việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước ngoài khu vực cũng được các nước chú trọng


Bắt đầu thi ngay