Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 35: Hệ bài tiết ở người

Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 35: Hệ bài tiết ở người

Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 35: Hệ bài tiết ở người

  • 71 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

15/07/2024

Đọc thông tin trong mục I.2 trang 146, kết hợp quan sát Hình 35.1 SGK KHTN 8, kể tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận.

Xem đáp án

- Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

- Các bộ phận chủ yếu của thận: bể thận, phần tủy và phần vỏ. Trong đó, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng nằm ở miền vỏ và miền tủy, mỗi đơn vị chức năng của thận lại được cấu tạo từ các ống thận và cầu thận.


Câu 2:

19/07/2024

Đọc thông tin trong Bảng 35.1 SGK KHTN 8 và đề xuất biện pháp phù hợp để bảo vệ hệ bài tiết.

Bảng 35.1.

Thói quen

Nguy cơ xảy ra

Đề xuất biện pháp

Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường

Hệ bài tiết làm việc quá tải

 

Không uống đủ nước

Giảm khả năng bài tiết nước tiểu

 

Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu

Tăng nguy cơ lắng sỏi trong hệ bài tiết nước tiểu

 

Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Tăng nguy cơ viêm nhiễm hệ bài tiết nước tiểu

 

Ăn thức ăn ôi thiu

Gây độc hại cho hệ bài tiết nước tiểu

 

Xem đáp án

Bảng 35.1.

Thói quen

Nguy cơ xảy ra

Đề xuất biện pháp

Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường

Hệ bài tiết làm việc quá tải

Hạn chế ăn muối, thức ăn quá chua và nhiều đường.

Không uống đủ nước

Giảm khả năng bài tiết nước tiểu

Uống đủ nước theo nhu cầu và thể trạng cơ thể.

Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu

Tăng nguy cơ lắng sỏi trong hệ bài tiết nước tiểu

Không nhịn tiểu khi có nhu cầu đi tiểu.

Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Tăng nguy cơ viêm nhiễm hệ bài tiết nước tiểu

Tránh làm sây sát bộ phận đi tiểu, vệ sinh cơ thể hằng ngày.

Ăn thức ăn ôi thiu

Gây độc hại cho hệ bài tiết nước tiểu

Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.


Câu 3:

22/07/2024

Tìm hiểu một số thành tựu ghép thận và chạy thận nhân tạo ở Việt Nam và trên thế giới.

Xem đáp án

• Một số thành tựu ghép thận và chạy thận nhân tạo trên thế giới:

- Năm 1943, nhà khoa học người Hà Lan Willem Kolff đã chế tạo ra máy chạy thận nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

- Ngày 23/12/1954, bác sĩ Murray thực hiện ca ghép thận thành công đầu tiên trên thế giới giữa cặp song sinh Ronal Richard và Ronal Herrich tại Bệnh viện Peter Bent Brigham, Hoa Kỳ.

- Theo số liệu của Hội đồng Châu Âu, trong năm 2012, tổng số ca ghép thận tại 27 nước châu Âu là 18854 trường hợp. Tình hình phân bố ghép thận theo khu vực cho thấy, châu Âu và châu Mĩ vẫn đứng đầu thế giới về số ca cấy ghép.

• Một số thành tựu ghép thận và chạy thận nhân tạo ở Việt Nam:

- Ngày 20/06/1972, Việt Nam thực hiện ca chạy thận nhân tạo đầu tiên cho bệnh nhân suy thận mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai. Tại Việt Nam có hơn 330 đơn vị lọc máu, chăm sóc sức khỏe cho hơn 28000 bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

- Tháng 6/1992, ca ghép thận cũng là ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện tại Học viện Quân Y 103. Từ năm 1992 đến 31/05/2022 có 6094 người được ghép thận.

- Tháng 1/2022, tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công kĩ thuật ghép thận bất tương hợp nhóm máu từ người vợ cho chồng. Đây là trường hợp đầu tiên ghép thận không cùng nhóm máu tại Việt Nam.


Câu 4:

15/07/2024

Nêu quan điểm của em về tính nhân văn của việc hiến thận.

Xem đáp án

Hiến tạng nói chung và hiến thận nói riêng cho người bệnh và y tế là một việc làm cao đẹp, đầy tính nhân văn. Hàng ngàn người trên khắp thế giới đã được cứu và kéo dài sự sống nhờ người hiến thận.


Câu 5:

16/07/2024

Kể tên một số loại thực phẩm phù hợp với người bị bệnh sỏi thận, suy thận và viêm cầu thận.

Xem đáp án

Một số loại thực phẩm phù hợp với người bị bệnh sỏi thận, suy thận và viêm cầu thận: rau, củ, quả tươi nhằm cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể, giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalate từ ruột gây sỏi trong hệ bài tiết; dầu ô-liu; đồ ăn nhẹ không ướp muối; các loại cá; phô mai tươi;


Câu 6:

15/07/2024

Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh nhân suy thận nặng không được chạy thận? Giải thích.

Xem đáp án

- Nếu bệnh nhân suy thận nặng không được chạy thận thì bệnh nhân sẽ chết.

- Giải thích: Khi bị suy thận nặng, cả hai quả thận không thể thực hiện chức năng lọc máu giúp thải chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể. Từ đó dẫn đến mất cân bằng môi trường trong cơ thể, khiến các chức năng sống của cơ thể bị rối loạn.


Câu 7:

15/07/2024

Vì sao điều trị viêm mũi, viêm họng, viêm da, viêm amidan, sâu răng lại có thể góp phần bảo vệ thận?

Xem đáp án

Điều trị viêm mũi, viêm họng, viêm da, viêm amidan, sâu răng lại có thể góp phần bảo vệ thận vì việc điều trị các bệnh này hạn chế các tác nhân gây hại có thể phát triển tấn công và gây hại cho thận.


Câu 8:

20/07/2024

Một bạn cho rằng: Uống nhiều nước giúp quá trình bài tiết các chất thải, chất dư thừa và độc hại của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, vì thế, uống càng nhiều nước càng tốt. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vì sao?

Xem đáp án

Không đồng ý với ý kiến trên. Vì việc uống quá nhiều nước làm mất cân bằng môi trường trong cơ thể, khiến hệ bài tiết đặc biệt là hệ bài tiết nước tiểu phải tăng cường hoạt động. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.


Câu 9:

23/07/2024

Vì sao thường xuyên uống nhiều rượu bia hay sử dụng quá nhiều loại thuốc có thể gây suy giảm chức năng thận?

Xem đáp án

Uống nhiều rượu bia hay sử dụng quá nhiều loại thuốc khiến các chất độc hại, dư thừa tích luỹ nhiều trong cơ thể. Điều này khiến thận phải hoạt động quá sức, không có thời gian phục hồi, lâu dần gây suy giảm chức năng thận.


Câu 10:

15/07/2024

Nhiều người cho rằng calcium giúp xương chắc khoẻ và phát triển chiều cao ở trẻ nên thường tự mua calcium về uống mà không cần bác sĩ kê đơn. Theo em, có nên làm như vậy không? Vì sao?

Xem đáp án
Không nên tự mua calcium về uống mà không cần bác sĩ kê đơn. Vì việc uống calcium bừa bãi có thể dẫn đến tình trạng dư thừa calcium gây nhiều hậu quả xấu đối với sức khoẻ như: gây sỏi thận, suy thận, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp, vôi hoá xương,…

Bắt đầu thi ngay