Giải Vở bài tập Khoa học 4 Cánh diều Ôn tập chủ đề năng lượng
Giải Vở bài tập Khoa học 4 Cánh diều Ôn tập chủ đề năng lượng
-
49 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a) Vào ban đêm, một người đi trên đường được đèn đường chiếu sáng thì trên đường có bóng của người đó. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Người đã chắn đường truyền của ánh sáng, do vậy mà tạo thành bóng.
B. Người này luôn nhìn thấy bóng của mình trước mặt.
C. Khi người đi, bóng không thay đổi về kích thước.
D. Khi người đi, vị trí của bóng không thay đổi.
a) Đáp án đúng là: A.
Người đã chắn đường truyền của ánh sáng, do vậy mà tạo thành bóng.
Câu 2:
23/07/2024b) Trường hợp nào sau đây không phải minh chứng cho việc độ to của âm thanh thay đổi khi lại gần hay ra xa nguồn âm?
A. Đứng xa trống hơn thì nghe tiếng trống nhỏ hơn.
B. Một bạn xem ti vi khi ngồi xa ti vi thì phải điều chỉnh âm lượng tăng lên mới nghe được.
C. Một bạn đứng gần đường nhận thấy khi xe chạy ra xa thì tiếng ồn do động cơ xe gây ra giảm đi.
D. Khi điều chỉnh giảm âm lượng thì nghe thấy tiếng ti vi nhỏ đi.
b) Đáp án đúng là: D.
Khi điều chỉnh giảm âm lượng thì nghe thấy tiếng ti vi nhỏ đi.
Câu 3:
23/07/2024Tình huống: Bạn A đứng trong phòng nghe rõ tiếng ti vi đặt ở trong phòng, bạn B đứng ở ngoài phòng không nghe rõ tiếng ti vi. Từ thông tin trong tình huống này có thể rút ra kết luận khi ở gần nguồn âm (ở đây là ti vi) thì độ to của âm thanh lớn hơn hay không? Vì sao?
Khi ở gần nguồn âm (ở đây là ti vi) thì độ to của âm thanh lớn hơn. Vì khoảng cách từ nguồn âm đến tai ta gần hơn.
Câu 4:
23/07/2024Trình bày một ví dụ, trong đó âm thanh đã truyền từ nguồn âm qua cả chất rắn, chất lỏng và chất khí tới tai ta.
Ví dụ: Khi em cho chiếc đồng hồ báo thức vào túi nilon cột cặt rồi thả vào trong bể nước. Đồng hồ kêu âm thanh của nó được truyền qua chất lỏng, chất rắn, chất khí.
Câu 5:
23/07/2024Viết tên các thiết bị, đồ dùng có vai trò tương ứng vào bảng dưới đây.
Vai trò |
Thiết bị, đồ dùng |
Tạo ra ánh sáng vào ban đêm. |
|
Ngăn ánh sáng vào phòng. |
|
Làm không khí trong phòng ấm hơn khi trời lạnh hoặc mát hơn khi trời nóng. |
|
Làm nóng hoặc làm nguội thức ăn. |
|
Tạo ra/ phát ra những âm thanh ưa thích. |
|
Tạo ra âm thanh để báo hiệu. |
|
Vai trò |
Thiết bị, đồ dùng |
Tạo ra ánh sáng vào ban đêm. |
Đèn tích điện, con đom đóm… |
Ngăn ánh sáng vào phòng. |
Cửa sổ bằng gỗ, rèm cửa.. |
Làm không khí trong phòng ấm hơn khi trời lạnh hoặc mát hơn khi trời nóng. |
Điều hòa nhiệt độ, quạt điều hoà… |
Làm nóng hoặc làm nguội thức ăn. |
Lò vi sóng |
Tạo ra/ phát ra những âm thanh ưa thích. |
Đàn, máy nghe nhạc, tiếng chim hót… |
Tạo ra âm thanh để báo hiệu. |
Đồng hồ báo thức, còi, chuông báo cháy. |
Câu 6:
23/07/2024Cho các vật sau: hai viên nước đá như nhau và một nắm bông y tế. Nêu cách làm thí nghiệm để tìm hiểu bông dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém.
Cho 2 viên nước đá vào 2 chiếc cốc có cùng thể tích và chiều cao. Lấy nắm bông y tế cho vào 1 chiếc cốc và chiếc cốc còn lại thì không cho. Sau 5 giây ta quan sát thấy cốc có bông y tế vành cốc không có hơi nước và khi cho tay lên ta không cảm thấy hơi lạnh. Còn cốc không có bông y tế ta quan sát thấy miệng cốc có chứa hơi nước và cho tay lên miệng cốc ta thấy có hơi lạnh bốc lên.