Giải VBT KHTN 8 Cánh diều Bài 35: Hệ nội tiết ở người
Giải VBT KHTN 8 Cánh diều Bài 35: Hệ nội tiết ở người
-
46 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Từ hình 35.2 SGK cho thấy vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể:…………..
Từ đó cho thấy hệ nội tiết là:………………….
Từ hình 35.2 SGK cho thấy vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể:
Tuyến nội tiết |
Vị trí |
Chức năng |
Tuyến tùng |
Nằm gần trung tâm của não. |
- Điều hòa chu kì thức ngủ (melatonin). |
Tuyến giáp |
Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản. |
- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4). - Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4). - Điều hòa calcium máu (Calcitonin). |
Tuyến cận giáp |
Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp. |
- Điều hòa lượng calcium máu (PTH). |
Tuyến ức |
Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức. |
- Kích thích sự phát triển của các tế bào limpho T (Thymosin). |
Tuyến sinh dục |
- Ở nam: Tinh hoàn. - Ở nữ: Buồng trứng. |
- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp. - Kích thích sinh trưởng, phát triển. - Điều hòa chu kì sinh dục. |
Vùng dưới đồi |
Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị. |
- Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH). - Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH). - Kích thích quá trình đẻ (oxytocin). |
Tuyến yên |
Nằm trong nền sọ. |
- Kích thích sinh trưởng (GH). - Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin). - Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH). |
Tuyến tụy |
Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày. |
- Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon). |
Tuyến trên thận |
Nằm ở cực trên của mỗi thận. |
- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone). - Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol). - Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol). |
Từ đó cho thấy hệ nội tiết là: một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
Câu 2:
16/07/2024Đối với sức khoẻ, khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến hậu quả:……………………
Đối với sức khoẻ, khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến hậu quả:
- Nếu thiếu iodine ở phụ nữ mang thai sẽ dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
- Nếu thiếu iodine ở trẻ em sẽ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp dẫn đến ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ (trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển). Bướu cổ ở người lớn sẽ khiến hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Câu 3:
21/07/2024Thực hiện dự án điều tra số người bị bệnh liên quan đến hệ nội tiết ở địa phương em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135 SGK.
- Tỉ lệ người bị……………………………
- Nhận xét về tỉ lệ người bị……………….
- Đề xuất một số cách phòng tránh……….
Thực hiện dự án điều tra số người bị bệnh liên quan đến hệ nội tiết ở địa phương em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135 SGK.
- Tỉ lệ người bị đái tháo đường: 7 : 100 = 7 %.
- Nhận xét về tỉ lệ người bị đái tháo đường: Tỉ lệ người bị đái tháo đường khá cao, thường gặp ở người trung niên.
- Đề xuất một số cách phòng tránh: Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì; không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…; thường xuyên kiểm tra lượng đường máu;…
Câu 4:
21/07/2024Một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường:……………………………
Một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường: Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì; không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…; thường xuyên kiểm tra lượng đường máu;…
Câu 5:
20/07/2024Bệnh đái tháo đường là do bất thường ở tuyến nội tiết nào?
A. tuyến yên.
B. tuyến tùng.
C. tuyến ức.
D. tuyến tuỵ.
Đáp án đúng là: D
Bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucose trong máu. Nguyên nhân gây rối loạn chủ yếu do thiếu hormone insulin hoặc insulin tiết ra nhưng bị giảm tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng nhưng tế bào không hấp thụ để làm nguyên liệu cho hoạt động trao đổi chất, đường trong máu sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu.
Câu 6:
18/07/2024Bất thường ở tuyến giáp có thể dẫn đến bệnh nào sau đây?
A. Lùn hoặc khổng lồ.
B. Vô sinh.
C. Bướu cổ.
D. Hội chứng Cushing.
Đáp án đúng là: C
Bệnh bướu cổ là tình trạng phì đại tuyến giáp. Nguyên nhân gây bệnh do cơ thể thiếu iodine dẫn đến TH không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến.
Câu 7:
13/07/2024Nêu biện pháp phòng tránh bệnh bướu cổ.
Biện pháp phòng tránh bệnh bướu cổ: Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo đủ lượng iodine bằng cách sử dụng các loại thức ăn giàu iodine như cá biển, nước mắm, muối biển,…; kiểm tra sức khỏe định kì;…