Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải VBT KHTN 7 CD Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật có đáp án

Giải VBT KHTN 7 CD Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật có đáp án

Giải VBT KHTN 7 CD Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật có đáp án

  • 161 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Ví dụ về cảm ứng ở sinh vật: ………………………………………………………………………………………….

a) Tên kích thích và phản ứng của cơ thể đối với kích thích: …………………………..
Xem đáp án

Ví dụ về cảm ứng ở sinh vật: Khi tham gia giao thông, nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông dừng xe lại.

a) Tên kích thích và phản ứng của cơ thể đối với kích thích: Tên kích thích là đèn giao thông chuyển màu đỏ, phản ứng của cơ thể là dừng xe lại.


Câu 2:

21/07/2024

b) Cảm ứng này có ý nghĩa: …………………………………………………………….

Xem đáp án

b) Cảm ứng này có ý nghĩa: Phản ứng dừng lại khi gặp đèn đỏ của người tham gia giao thông giúp người tham gia giao thông thực hiện đúng luật an toàn giao thông, bảo vệ được tính mạng của bản thân và những người khác.


Câu 3:

17/07/2024

Cảm ứng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì: ………………………………………………………………………..

Ví dụ thể hiện vai trò của cảm ứng: ……………………………………………………

Xem đáp án

Cảm ứng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì: Nhờ có cảm ứng mà sinh vật trả lời được các kích thích từ môi trường, giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường luôn biến đổi trong một giới hạn nhất định.

Ví dụ thể hiện vai trò của cảm ứng: Nếu đặt cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc vươn ra về phía ngoài cửa sổ, giúp cây có thể hấp thu được ánh sáng để tiến hành quang hợp. Nếu không có hoạt động cảm ứng này thì cây không có ánh sáng để quang hợp dẫn đến cây còi cọc dần và chết.


Câu 4:

17/07/2024

Từ hình 27.2, 27.3 (SGK) cho thấy hình thức cảm ứng ở:

Cây cà chua là: ………………. Hình thức cảm ứng này có vai trò ……………..

Cây bí xanh là: ………………. Hình thức cảm ứng này có vai trò ……………..

Từ hình 27.2, 27.3 (SGK) cho thấy hình thức cảm ứng ở:  Cây cà chua là: ……………….  (ảnh 1)
Xem đáp án

Từ hình 27.2, 27.3 (SGK) cho thấy hình thức cảm ứng ở:

Cây cà chua là: hướng sáng. Hình thức cảm ứng này có vai trò giúp cây cà chua thu nhận được đủ ánh sáng để tiến hành quang hợp, tạo chất hữu cơ.

Cây bí xanh là: hướng tiếp xúc. Hình thức cảm ứng này có vai trò giúp cây bí xanh có thể leo được lên giàn để sinh trưởng và phát triển tốt hơn.


Câu 5:

20/07/2024
Cây hoa hướng dương có tên gọi như vậy là vì ………………………………………………………………………..
Xem đáp án

Cây hoa hướng dương có tên gọi như vậy là vì loài hoa này luôn hướng về phía mặt trời cũng như có hình dạng rất giống mặt trời.


Câu 6:

17/07/2024

Vào rừng nhiệt đới, chúng ta có thể gặp nhiều cây dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn và vươn lên cao. Hiện tượng này có:

Tác nhân kích thích là: …………………………………………………….

Ý nghĩa là: …………………………………………………………………

Xem đáp án

Vào rừng nhiệt đới, chúng ta có thể gặp nhiều cây dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn và vươn lên cao. Hiện tượng này có:

Tác nhân kích thích là: thân của cây gỗ lớn (giá thể).

Ý nghĩa là: giúp cây leo lên cao để thu nhận ánh sáng thực hiện quang hợp.


Câu 7:

17/07/2024

Thiết kế thí nghiệm chứng minh cây có tính hướng tiếp xúc

- Chuẩn bị:………………………………………………………………………………

- Tiến hành:……………………………………………………………………………..

- Kết quả và giải thích kết quả:…………………………………………………………

Xem đáp án

- Chuẩn bị: 2 cây mướp con, 2 thùng xốp, cành cây.

- Tiến hành: Trồng 2 cây mướp vào 2 thùng xốp, với các điều kiện như nhau. Cắm 1 cành cây cách khoảng 1 gang tay vào 1 trong hai thùng. Tiếp tục chăm sóc và quan sát sự phát triển của 2 cây mướp sau 15 ngày.

- Kết quả và giải thích kết quả: Cây ở thùng được cắm cành cây sẽ quấn lên cành cây, do cây có hướng tiếp xúc.


Câu 8:

13/07/2024
Các loại cây trồng cần có giàn ở gia đình hoặc địa phương em:…………………………………………………………
Xem đáp án

Các loại cây trồng cần có giàn ở gia đình hoặc địa phương em: cây mướp, cây su su, cây bầu, cây đậu đũa, cây dưa chuột,…


Câu 9:

17/07/2024
Một số ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn: ………………………………………………………………
Xem đáp án

Một số ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn: Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn khi trồng cây thân leo, ứng dụng tính hướng sáng để trồng các loài cây ưa sáng mạnh ở nơi quang đãng và các loài cây ưa bóng trồng dưới tán cây khác.


Câu 10:

17/07/2024

Ví dụ một số loại cây trồng thường được chăm sóc bằng một trong những biện pháp sau để có năng suất cao:

Biện pháp

Ví dụ

Vun gốc

 

Làm giàn

 

Bón phân ở gốc

 

Làm rãnh tưới nước

 

Tỉa thưa

 

Xem đáp án

Biện pháp

Ví dụ

Vun gốc

Cây ngô, cây ớt, cây dứa, cây dưa chuột,…

Làm giàn

Cây bầu, cây nho, cây mướp đắng,…

Bón phân ở gốc

Cây ngô, cây cam, cây bưởi,…

Làm rãnh tưới nước

Cây dưa hấu, cây bí xanh, cây mía,…

Tỉa thưa

Cây rau cải, cây keo lai, cây thông,…


Câu 11:

23/07/2024
Một số biện pháp tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về các hình thức cảm ứng ở thực vật: ………………………………………………………………………………………….
Xem đáp án

Một số biện pháp tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về các hình thức cảm ứng ở thực vật: Ứng dụng tính hướng sáng để trồng đan xen giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng nhằm tận dụng diện tích đất trồng và thu được hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn cho cây bí xanh giúp sinh trưởng nhanh, cho nhiều quả.


Câu 13:

17/07/2024

Những cây nào dưới đây cần làm giàn khi trồng?

A. Cây rau muống, cây mướp đắng, cây bí xanh.

B. Cây bí ngô, cây rau ngót, cây hoa hồng.

C. Cây dưa chuột, cây mướp đắng, cây nho.

D. Cây mít, cây xoài, cây nho.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Những cây cần làm giàn khi trồng thường là những cây thân leo, có tính hướng tiếp xúc như: cây dưa chuột, cây mướp đắng, cây nho.


Câu 14:

17/07/2024

Ý nào là vận dụng hiểu biết về tính hướng sáng của thực vật?

A. Trồng cây ngô xen với cây đỗ đen.

B. Làm giàn cho cây hoa thiên lí.

C. Đào hố bón phân cho cây.

D. Làm luống trồng cây khoai lang.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vận dụng hiểu biết về tính hướng sáng của thực vật để trồng cây ngô xen với cây đỗ đen.

B – Làm giàn cho cây hoa thiên lí là vận dụng tính hướng tiếp xúc của thực vật.

C – Đào hố bón phân cho cây là vận dụng tính hướng hóa của thực vật.

D – Làm luống trồng cây khoai lang là vận dụng hiểu biết về tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ.


Câu 15:

20/07/2024

Ý nào là vận dụng hiểu biết về tính hướng hóa của thực vật?

A. Bón phân đúng giai đoạn cho cây.

B. Bón phân vừa đủ cho cây.

C. Bón phân sát bề mặt đất hoặc đào hố sâu dưới đất để bón phân.

D. Bón đúng loại phân cho cây.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Vận dụng hiểu biết về tính hướng hóa của thực vật là: Một số loài cây cần bón phân sát bề mặt đất, còn một số loài cây khác khi bón phân cần đào hố ở sâu dưới đất.

- Bón phân đúng giai đoạn cho cây, bón phân vừa đủ cho cây, bón đúng loại phân cho cây là nguyên tắc bón phân hợp lí dựa trên nhu cầu của cây trồng.  

Bắt đầu thi ngay