Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải VBT KHTN 7 Bài 35: sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật có đáp án

Giải VBT KHTN 7 Bài 35: sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật có đáp án

Giải VBT KHTN 7 Bài 35: sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật có đáp án

  • 120 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì: ………………………………………………………………...

Xem đáp án

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì:

- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả những hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện ở tế bào.


Câu 2:

Ví dụ chứng minh sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật: …………………………………….

Xem đáp án

Ví dụ chứng minh sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật: Trao đổi chất giữa thực vật với môi trường giúp thực vật có nguyên liệu cho quang hợp → tạo chất hữu cơ cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống.


Câu 3:

Hình 35.2 (SGK) thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật: ………………………………

Hình 35.2 (SGK) thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật: ………………………………. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hình 35.2 (SGK) thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật: Các hoạt động sống tác động qua lại, trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng; nhờ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.


Câu 4:

Trao đổi chất và năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến các hoạt động sống khác vì: ……………………………..
Xem đáp án

Trao đổi chất và năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến các hoạt động sống khác vì: Trao đổi chất và năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng cho mọi hoạt động sống trong cơ thể đồng thời giúp cơ thể đào thải các chất không cần thiết ra ngoài.


Câu 5:

Hình 35.3 (SGK) cho biết các hoạt động sống của cây mướp đắng (khổ qua) gồm:

(a): ……………..

(b): ……………..

(c): …………….

(d): ……………..

- Mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó là: ………………..

Hình 35.3 (SGK) cho biết các hoạt động sống của cây mướp đắng (khổ qua) gồm: (ảnh 1)
Xem đáp án

Hình 35.3 (SGK) cho biết các hoạt động sống của cây mướp đắng (khổ qua) gồm:

(a): Sinh trưởng và phát triển

(b): Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

(c): Cảm ứng

(d): Sinh sản

- Mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó là: có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, qua lại với nhau.


Câu 6:

- Ví dụ cho mỗi hoạt động sống ở chó:

Sinh trưởng và phát triển: ………………….

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: ………………….

Cảm ứng: …………………………… 

Sinh sản: ………………………………

- Mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó là: ……………….

Xem đáp án

- Ví dụ cho mỗi hoạt động sống ở chó:

Sinh trưởng và phát triển: chó lớn lên, tăng cân nặng.

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: quá trình thu nhận và tiêu hóa thức ăn.

Cảm ứng: chạy trốn khi bị đánh đuổi.

Sinh sản: mang thai và đẻ con.

- Mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó là: Quá trình thu nhận và tiêu hóa thức ăn cung cấp vật chất và năng lượng để chó lớn lên, thực hiện cảm ứng, sinh sản. Đồng thời, các hoạt động sống này cũng thúc đẩy sự thu nhận và tiêu hóa thức ăn.


Câu 7:

Biểu hiện và vai trò của bốn hoạt động sống đặc trưng cho cơ thể sinh vật.

Các hoạt động sống đặc trưng

Biểu hiện

Vai trò

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

 

 

Cảm ứng

 

 

Sinh trưởng

và phát triển

 

 

Sinh sản

 

 

Xem đáp án

Các hoạt động sống đặc trưng

Biểu hiện

Vai trò

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Trao đổi nước, trao đổi khí, tiêu hóa thức ăn,…

Cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống.

Cảm ứng

Hướng sáng, hướng đất, hướng tiếp xúc,…

Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường.

Sinh trưởng

và phát triển

Tăng lên về kích thước, khối lượng, phát sinh các cơ quan,..

Giúp sinh vật lớn lên, hoàn thiện các chức năng sống.

Sinh sản

Đẻ con, đẻ trứng,…

Giúp sinh vật duy trì nòi giống.


Câu 8:

Ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người: …………..

Xem đáp án

Ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người: Nhu cầu tiêu hóa thức ăn chịu ảnh hưởng của tốc độ sinh trưởng và phát triển, trạng thái hoạt động và sinh lí,… Ngược lại, quá trình tiêu hóa thức ăn giúp cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.


Câu 9:

Từ hình 35.5 (SGK), phân tích và chứng minh mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể:

……………………………………………………………………….

Từ hình 35.5 (SGK), phân tích và chứng minh mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể: (ảnh 1)
Xem đáp án

Từ hình 35.5 (SGK), phân tích và chứng minh mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể: Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường.


Câu 10:

Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở thực vật, động vật: …………………….

Xem đáp án

Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở thực vật và động vật: Lá lấy nguyên liệu từ môi trường để thực hiện quang hợp, tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho các tế bào và cơ thể để thực hiện các hoạt động sống, các chất thải từ thực vật cũng điều tiết các yếu tố môi trường (độ ẩm, nhiệt độ,…).


Câu 11:

Cơ thể là một thể thống nhất vì: ……………….

Xem đáp án

Cơ thể là một thể thống nhất vì: Cơ thể có sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể, có sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường thông qua các hoạt động sống.


Câu 12:

Phát biểu nào thể hiện sự thống nhất trong cấu trúc cơ thể?

A. Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.

B. Cơ thể đơn bào thực hiện được tất cả các hoạt động sống nhờ sự phối hợp hoạt động giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

C. Cơ thể đa bào thực hiện được tất cả các hoạt động sống nhờ sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

D. Cả A, B và C.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Sự thống nhất về cấu trúc trong cơ thể: Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hóa thành các mô, cơ quan khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Cơ thể đơn bào chỉ có một tế bào nhưng cũng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.


Câu 13:

Giữa tế bào với cơ thể và môi trường có mối quan hệ thống nhất thể hiện qua điều nào sau đây?

A. Sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể.

B. Sự thống nhất về cấu trúc trong cơ thể.

C. Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường thông qua các hoạt động sống.

D. Cả A và C.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giữa tế bào với cơ thể và môi trường có mối quan hệ thống nhất với nhau thông qua các hoạt động sống: Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường. Các hoạt động sống ở cấp tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp cơ thể; các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.


Câu 14:

Lấy một ví dụ thể hiện khi hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật bị tác động thì ảnh hưởng đến tất cả hoạt động sống khác.

Xem đáp án

Một ví dụ thể hiện khi hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật bị tác động thì ảnh hưởng đến tất cả hoạt động sống khác: Ở lợn, khi thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như giảm mức tăng trưởng, khối lượng cơ thể giảm quá mức, giảm khả năng động dục, giảm khả năng sản xuất sữa của lợn nái đang cho con bú,.....


Bắt đầu thi ngay