Trang chủ Lớp 7 Địa lý Giải VBT Địa Lý 7 Bài 17. Đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ có đáp án

Giải VBT Địa Lý 7 Bài 17. Đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ có đáp án

Giải VBT Địa Lý 7 Bài 17. Đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ có đáp án

  • 182 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

23/07/2024

Hãy viết tên các khu vực (phía đông, ở giữa, phía tây) vào bảng sau sao cho phù hợp với sự phân hóa theo chiều đông - tây của thiên nhiên lục địa Nam Mỹ.

Khu vực

Sự phân hóa đông - tây

 

- Địa hình cao, đồ sộ nhất châu Mỹ. Có sự xen kẽ của các vùng cao nguyên và thung lũng giữa các dãy núi.

- Thiên nhiên thay đổi từ đông sang tây và thay đổi theo chiều cao.

 

- Khu vực các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng.

- Rừng phát triển mạnh.

 

- Khu vực đồng bằng, có diện tích rộng.

- Trải rộng trên nhiều đới khí hậu.

- Thiên nhiên phong phú và đa dạng.

Xem đáp án

Khu vực

Sự phân hóa đông - tây

Phía Tây

- Địa hình cao, đồ sộ nhất châu Mỹ. Có sự xen kẽ của các vùng cao nguyên và thung lũng giữa các dãy núi.

- Thiên nhiên thay đổi từ đông sang tây và thay đổi theo chiều cao.

Phía Đông

- Khu vực các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng.

- Rừng phát triển mạnh.

Ở giữa

- Khu vực đồng bằng, có diện tích rộng.

- Trải rộng trên nhiều đới khí hậu.

- Thiên nhiên phong phú và đa dạng.


Câu 4:

17/07/2024

Hãy hoàn thành bảng sau:

Bảng 17.1. Sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ

Khu vực

Sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều bắc - nam

Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti

 

Lục địa Nam Mỹ

Khu vực phía Bắc

 

Đồng bằng duyên hải phía Tây

 

Phần còn lại của lục địa

 

Xem đáp án

Khu vực

Sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều bắc - nam

Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti

- Nằm chủ yếu ở đới khí hậu xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, rừng phát triển rậm rạp.

Lục địa Nam Mỹ

Khu vực phía Bắc

- Nằm trong đới khí hậu xích đạo (nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển) và đới khí hậu cận xích đạo (một năm có 2 mùa mưa – khô rõ rệt; thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới).

Đồng bằng duyên hải phía Tây

- Khí hậu nhiệt đới khô; mưa ít

- Thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi

Phần còn lại của lục địa

- Nằm trong đới ôn hòa

- Đồng bằng Pam-pa có khí hậu cận nhiệt đới lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển.

- Cao nguyên Pa-ta-gô-ni chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới, có lượng mưa ít, bán hoang mạc phát triển.


Câu 5:

22/07/2024

Quan sát hình sau:

Quan sát hình sau:  a) Hãy hoàn thành bảng sau:  Bảng 17.2. Sự phân hóa theo độ cao  (ảnh 1)

a) Hãy hoàn thành bảng sau:

Bảng 17.2. Sự phân hóa theo độ cao của thảm thực vật ở

sườn tây và sườn đông dãy núi An-đét

Sườn tây

Sườn đông

Độ cao (m)

Thảm thực vật

Độ cao (m)

Thảm thực vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Yêu cầu a)

Sườn tây

Sườn đông

Độ cao (m)

Thảm thực vật

Độ cao (m)

Thảm thực vật

0 – 1000

Thực vật nửa hoang mạc

0 – 1000

Rừng nhiệt đới

1000 – 2000

Cây bụi xương rồng

1000 - 1300

Rừng lá rộng

2000 - 3000

Đồng cỏ cây bụi

1300 - 2000

Rừng lá kim

3000 - 4000

Đồng cỏ núi cao

2000 - 3000

Rừng lá kim

4000 - 5000

Đồng cỏ núi cao

3000 - 4000

Đồng cỏ

5000 - 6500

Băng tuyết

4000 - 5000

Đồng cỏ núi cao

 

 

5000 - 6500

Băng tuyết


Câu 6:

23/07/2024

b) Từ bảng trên, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của thảm thực vật theo chiều cao.

Xem đáp án

Yêu cầu b)

- Nhận xét: Thiên nhiên miền núi An-đet thay đổi theo độ cao khá rõ rệt

- Giải thích: càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi nên thiên nhiên cũng thay đổi theo

Câu 7:

21/07/2024

c) Tại sao có sự khác biệt về thảm thực vật theo độ cao ở sườn tây và sườn đông của dãy núi An-đét?

Xem đáp án

Yêu cầu c) Sự khác biệt về thảm thực vật theo độ cao ở sườn tây và sườn đông của dãy núi An-đét là do:

+ Sườn đông mưa nhiều vì chịu sự ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh.

+ Sườn tây có mưa ít là do chịu sự tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở lên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc.


Câu 9:

13/07/2024

b) Tìm kiếm thông tin và giới thiệu về rừng A-ma-dôn.

Xem đáp án

Yêu cầu b) Giới thiệu rừng A-ma-dôn

- Rừng A-ma-dôn ở lục địa Nam Mỹ là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 5.5 triệu km2 và trải rộng trên nhiều quốc gia.

- Rừng A-ma-dôn được coi là “lá phổi xanh” của thế giới; nơi đây cũng có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới.


Câu 10:

13/07/2024

c) Tại sao sự suy giảm rừng A-ma-dôn lại ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu?

Xem đáp án

Yêu cầu c) Sự suy giảm rừng A-ma-dôn lại ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu, vì:

+ Rừng A-ma-dôn cung cấp tới 20% lượng khí ô-xi và hấp thụ 10% lượng khí các-bô-nic cho toàn cầu.

+ Sự suy giảm diện tích rừng cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động, thực vật làm cho các loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.


Bắt đầu thi ngay