Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 6. Các đặc trưng vật lí của sóng
Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 6. Các đặc trưng vật lí của sóng
-
50 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn ở mặt nước hoặc dưới mặt nước sẽ sinh ra những đợt sóng lớn và đột ngột. Đó là hiện tượng sóng thần (Hình 6.1). Sóng thần có thể gây ra những thiệt hại đáng kể về người và vật chất. Để thực hiện những mô phỏng, dự báo chính xác nhất về sóng thần, ta cần có những kiến thức vật lí nào liên quan đến hiện tượng sóng?
Để thực hiện những mô phỏng, dự báo chính xác nhất về sóng thần, ta cần có những kiến thức vật lí liên quan đến hiện tượng sóng như: chu kì, tần số, tốc độ truyền sóng, năng lượng, cường độ sóng.
Câu 2:
21/07/2024Quan sát Hình 6.2, thực hiện các yêu cầu sau:
a) Cho biết sóng truyền trên dây là sóng dọc hay sóng ngang.
b) Mô tả chuyển động của từng điểm trên dây.
a) Sóng trên sợi dây là sóng ngang.
b) Khi có sóng truyền qua, các điểm trên dây dao động lên xuống quanh một vị trí cân bằng xác định. Xuất hiện những điểm dao động cực đại, gọi là đỉnh sóng.
Câu 3:
17/07/2024Quan sát Hình 6.3, hãy:
a) Chỉ ra những điểm trên dây đang có trạng thái dao động giống nhau tại thời điểm đang xét.
b) So sánh trạng thái dao động của điểm D với trạng thái dao động của nguồn O khi t ≥ T.
a) Tại thời điểm t < T thì không có điểm nào dao động cùng trạng thái
Tại thời điểm t = T thì O và D có cùng trạng thái dao động
Tại thời điểm , ngoài O và D thì có có thêm cặp A và E cùng trạng thái dao động
Tại thời điểm , có thêm cặp B và G.
Tại thời điểm , có thêm cặp C và H.
Tại thời điểm t = 2T, có thêm cặp D và K.
Tóm lại những điểm cách nhau một khoảng bằng 1 bước sóng thì dao động cùng pha.
b) Trạng thái dao động của điểm D với trạng thái dao động của nguồn O khi t ≥ T luôn luôn cùng pha.
Câu 4:
22/07/2024Tốc độ truyền sóng trong môi trường nhanh hay chậm có phụ thuộc tốc độ dao động tại chỗ của các phần tử môi trường không?
- Tốc độ truyền sóng trong môi trường nhanh hay chậm không phụ thuộc tốc độ dao động tại chỗ của các phần tử môi trường.
- Tốc độ truyền sóng trong môi trường xác định thường là hằng số:
Tốc độ dao động của phần tử môi trường là đại lượng biến thiên điều hoà theo thời gian:
Câu 5:
20/07/2024Từ ví dụ về tốc độ truyền sóng âm trong các môi trường rắn, lỏng và khí, hãy rút ra nhận xét và giải thích sự khác nhau này.
- Tốc độ truyền sóng trong các môi trường tăng dần từ không khí, lỏng, rắn.
- Giải thích: sóng là sự lan truyền dao động trong không gian, môi trường có nhiều phần tử vật chất hơn, khoảng cách giữa các phần tử gần nhau hơn thì sẽ lan truyền dao động nhanh hơn. Môi trường không khí có các phần tử cách xa nhau hơn so với môi trường chất lỏng, môi trường chất lỏng có các phân tử cách nhau xa hơn so với các phân tử trong môi trường chất rắn.
Câu 6:
20/07/2024Một bạn học sinh đang câu cá trên hồ nước. Khi có sóng đi qua, bạn quan sát thấy phao câu cá nhô lên cao 6 lần trong 4 s. Biết tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s. Tính khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp.
Phao câu cá nhô lên 6 lần tương ứng với 5 chu kì.
Chu kì
Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp tương ứng với 1 bước sóng:
Câu 7:
19/07/2024Biết cường độ ánh sáng của Mặt Trời đo được tại Trái Đất là 1,37.103 W/m2 và khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 1,50.1011 m. Hãy tính công suất bức xạ sóng ánh sáng của Mặt Trời.
Công suất bức xạ sóng ánh sáng của Mặt Trời:
Câu 8:
17/07/2024Từ phương trình (6.6), xác định khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha (theo bước sóng).
Phương trình (6.6):
Gọi M và N là hai điểm gần nhau nhất cách nguồn sóng khoảng cách lần lượt là xM và xN.
- Trường hợp M và N dao động cùng pha:
Tức là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất dao động cùng pha bằng một số nguyên lần bước sóng.
- Trường hợp M và N dao động ngược pha:
Tức là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất dao động ngược pha bằng một số bán nguyên lần bước sóng.
Câu 9:
17/07/2024Quan sát Hình 6.3, xác định độ lệch pha của hai điểm A và B trên cùng phương truyền sóng vào thời điểm
Ở thời điểm thì điểm A đang ở VTCB, điểm B đang ở biên dương. Nghĩa là sau khoảng thời gian ngắn nhất thì hai điểm có trạng thái giống nhau, nên hai điểm A và B dao động lệch pha nhau góc .
Câu 10:
20/07/2024Giải thích vì sao ở Hình 6.6a, đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang sau vị trí có toạ độ x1 và ở Hình 6.6b, đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang trước thời điểm t1.
Ở đồ thị a có đường nằm ngang sau vị trí có toạ độ x1 là vì tại sau điểm đó chưa có sóng truyền tới.
Ở đồ thị b có đường nằm ngang trước thời điểm t1 là vì thời điểm trước đó sóng chưa truyền tới điểm M.
Câu 11:
20/07/2024Đề xuất phương án thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm đơn giản để tạo ra sóng truyền trên một sợi dây và xác định các đại lượng đặc trưng của sóng như chu kì, tần số.
- Dụng cụ: Máy phát âm tần, bộ rung, dây đàn hồi, khớp nối, lò xo, lực kế 5 N, ròng rọc, đế ba chân, trụ thép, dây nối.
- Thực hiện thí nghiệm như link video dưới đây:
https://www.youtube.com/watch?v=0aYR4GG2Htg
- Dựa vào thông số trên máy phát âm tần ta xác định được tần số, chu kì, đếm số bụng sóng trên dây ta xác định được bước sóng, vận tốc sóng.
Câu 12:
17/07/2024Khi đi biển, các thuỷ thủ trên thuyền có thể sử dụng kĩ thuật sonar (một kĩ thuật phát ra sóng siêu âm) dùng để định vị hay điều hướng thuyền nhằm tránh các tảng đá ngầm hoặc phát hiện đàn cá (Hình 6P.1). Trong tự nhiên, nhiều loài động vật như dơi, cá heo cũng có thể phát ra sóng siêu âm để di chuyển và định vị con mồi. Kĩ thuật sonar sử dụng tính chất nào của sóng? Theo em, sóng siêu âm do các tàu thuyền phát ra có ảnh hưởng như thế nào đối với loài cá heo và cá voi?
- Kĩ thuật sonar sử dụng tính chất phản xạ của sóng âm. Khi sóng tới gặp vật cản (hoặc con mồi) thì hình thành sóng phản xạ, máy thu sẽ thu được tín hiệu của sóng phản xạ và từ đó phân tích định vị được vị trí của đá ngầm hoặc đàn cá.
- Theo em, sóng siêu âm do các tàu thuyền phát ra có ảnh hưởng nhất định đối với loài cá heo và cá voi, về cơ bản các loài cá này cũng phát ra sóng siêu âm để di chuyển, tìm kiếm con mồi, nếu bị ảnh hưởng bởi sóng siêu âm do các tàu thuyền phát ra thì chúng có thể bị mất phương hướng di chuyển, khó tìm được con mồi.
Câu 13:
23/07/2024Hai điểm gần nhất trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau một góc cách nhau 60 cm. Biết tốc độ truyền sóng là 330 m/s. Tìm độ lệch pha:
a) giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng, cách nhau 360 cm tại cùng một thời điểm.
b) tại cùng một điểm trên phương truyền sóng sau một khoảng thời gian là 0,1 s.
Độ lệch pha giữa hai điểm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng d là:
Thay số:
Chu kì
a) Độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng, cách nhau 360 cm tại cùng một thời điểm: . Hai điểm này dao động ngược pha.
b) Độ lệch pha tại cùng một điểm trên phương truyền sóng sau một khoảng thời gian là 0,1 s là: , cùng một điểm nhưng ở hai thời điểm khác nhau nó dao động vuông pha.
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Vật lí 11 CTST Bài 9. sóng dừng (247 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 CTST Bài 7. Sóng điện từ (219 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 CTST Bài 8. Giao thoa sóng (195 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 CTST Bài 5. Sóng và sự truyền sóng (156 lượt thi)