Trang chủ Lớp 11 Toán Giải SGK Toán 11 KNTT Bài tập cuối Chương IX

Giải SGK Toán 11 KNTT Bài tập cuối Chương IX

Giải SGK Toán 11 KNTT Bài tập cuối Chương IX

  • 49 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Với u, v là các hàm số hợp theo biến x, quy tắc tính đạo hàm nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có quy tắc đạo hàm:

(u + v)' = u' + v'

(uv)' = u'v + uv'

1v'=v'v2

uv'=u'vv'uv2

Vậy đáp án B đúng.


Câu 2:

22/07/2024

Cho hàm số f(x) = x2 + sin3x. Khi đó  f'π2 bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: f'(x) = 2x + 3sin2xcosx

f'π2=2.π2+2.sin2π2.cosπ2=π.


Câu 3:

23/07/2024

Cho hàm số f(x) = 13x3x23x+1  . Tập nghiệm của bất phương trình f'(x) ≤ 0 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có f'(x) = x2 – 2x – 3.

Khi đó f'(x) ≤ 0 x2 – 2x – 3 ≤ 0 –1 ≤ x ≤ 3.


Câu 4:

22/07/2024

Cho hàm số f(x)=4+3u(x)  với u(1) = 7, u'(1) = 10. Khi đó f'(1) bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có f'(x)=3u'(x)24+3u(x) .

Nên f'(1)=3u'(1)24+3u(1)=3.1024+3.7=3  .


Câu 5:

22/07/2024

Cho hàm số f(x) = x2e–2x. Tập nghiệm của phương trình f'(x) = 0 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có f'(x) = (x2)' . e– 2x + x2 . (e– 2x)' = 2xe–2x – 2x2e–2x.

Để f'(x) = 0 2xe–2x – 2x2e–2x = 0

2xe–2x(1 – x) = 0

x=0x=1.


Câu 6:

17/07/2024

Chuyển động của một vật có phương trình s(t) = sin0,8πt+π3  , ở đó s tính bằng centimét và thời gian t tính bằng giây. Tại các thời điểm vận tốc bằng 0, giá trị tuyệt đối của gia tốc của vật gần với giá trị nào sau đây nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: v(t) = s'(t) = 0,8π cos0,8πt+π3;

a(t) = s''(t) = –0,8π.0,8π sin0,8πt+π3  = –0,64πsin0,8πt+π3.

Ta có v(t) = 0

0,8πcos0,8πt+π3=0

0,8πt+π3=π2+kπ   k

0,8πt=π2π3+kπ   k

t=524+5k4    k

Thời điểm vận tốc bằng 0 giá trị tuyệt đối của gia tốc của vật là:

a524+5k4=0,64π2sin0,8π524+5k4+π3

=0,64π2sinπ2+kπ=0,64π26,32.


Câu 7:

22/07/2024

Cho hàm số y = x3 – 3x2 + 4x – 1 có đồ thị là (C). Hệ số góc nhỏ nhất của tiếp tuyến tại một điểm M trên đồ thị (C) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hệ số góc của tiếp tuyến tại một điểm M trên đồ thị (C) là

k = y' = 3x2 – 6x + 4 = 3(x2 – 2x + 1) + 1 = 3(x – 1)2 + 1 ≥ 1 với mọi x.

Vậy hệ số góc nhỏ nhất của tiếp tuyến tại một điểm M trên đồ thị (C) là 1.


Câu 8:

23/07/2024

Tính đạo hàm của các hàm số sau:

a) y=2x1x+25 ;

Xem đáp án

a) Với x ≠ – 2, ta có

y'=52x1x+24.2x1x+2'=52x1x+24.2x+22x1x+22

=52x1x+24.5x+22=252x14x+26.


Câu 9:

23/07/2024

Tính đạo hàm của các hàm số sau:

b) y=2xx2+1 ;

Xem đáp án

b) Ta có y'=2x'.x2+12xx2+1'x2+12=2x2+24x2x2+12=2x2+2x2+12


Câu 10:

23/07/2024

Tính đạo hàm của các hàm số sau:

c) y = exsin2x;

Xem đáp án

c) Ta có

y' = (ex)' . sin2x + ex(sin2x)' = exsin2x + ex.2sinx.cosx = exsin2x + exsin2x.


Câu 11:

21/07/2024

Tính đạo hàm của các hàm số sau:

d) y=logx+x  .

Xem đáp án

d) Với x > 0, ta có:

y'=x+x'x+xln10=1+12xx+xln10=2x+12xx+xln10.


Câu 12:

21/07/2024

Xét hàm số lũy thừa y = xα với α là số thực.

a) Tìm tập xác định của hàm số đã cho.

Xem đáp án

a)

Hàm số lũy thừa y = xα với α là số thực có tập xác định khác nhau, phụ thuộc vào α:

+ Nếu α nguyên dương thì tập xác định là ℝ.

+ Nếu α nguyên âm hoặc α = 0 thì tập xác định là ℝ\{0}.

+ Nếu α không nguyên thì tập xác định là (0; +∞).


Câu 13:

21/07/2024

b) Bằng cách viết y = xα = eαlnx, tính đạo hàm của hàm số đã cho.

Xem đáp án

b) Ta có

y' = (xα)' = (eαlnx)' = (α.lnx)' eαlnxαxeαlnx=αx.xα = αxα–1.


Câu 14:

21/07/2024

Cho hàm số f(x) = 3x+1  . Đặt g(x) = f(1) + 4(x2 – 1).f'(1). Tính g(2).

Xem đáp án

Với x>13 , ta có: f'(x)=3x+1'23x+1=323x+1  .

Do đó, f(1) = 3.1+1   = 2, f'(1) = 323.1+1  = 34 .

Vậy g(2) = f(1) + 4(22 – 1).f'(1) = 2 + 12. 34  = 11.


Câu 15:

22/07/2024

Cho hàm số f(x) thỏa mãn f(1) = 2 và f'(x) = x2f(x) với mọi x. Tính f''(1).

Xem đáp án

Ta có f''(x) = (x2)' . f(x) + x2 . f'(x) = 2xf(x) + x2f'(x).

Vì f(1) = 2 nên f'(1) = 12 . f(1) = 1 . 2 = 2.

Suy ra f''(1) = 2 . 1 . f(1) + 12 . f'(1) = 2 . 2 + 2 = 6.


Câu 16:

22/07/2024

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = x3 + 3x2 – 1 tại điểm có hoành độ bằng 1.

Xem đáp án

Ta có: y' = 3x2 + 6x y'(1) = 3 . 12 + 6 . 1 = 9.

Ngoài ra, f(1) = 13 + 3 . 12 – 1 = 3 nên phương trình tiếp tuyến cần tìm là:

y – 3 = 9(x – 1) hay y = 9x – 6.


Câu 17:

21/07/2024

Đồ thị của hàm số y=ax  (a là hằng số dương) là một đường hypebol. Chứng minh rằng tiếp tuyến tại một điểm bất kì của đường hypebol đó tạo với các trục tọa độ một tam giác có diện tích không đổi.

Xem đáp án

Ta có: .

Phương trình tiếp tuyến của hypebol tại điểm có hoành độ x0 (x0 ≠ 0) là

yax0=ax02xx0   hay  y=ax02x+2ax0.

Giả sử phương trình tiếp tuyến này cắt hai trục tọa độ lần lượt tại A, B.

Khi đó, A0;2ax0,  B2x0;0  .

Do đó diện tích tam giác OAB bằng: 12OA.OB=122ax0.2x0=2a   không đổi (do a là hằng số dương).

Vậy tiếp tuyến tại một điểm bất kì của đường hypebol đó tạo với các trục toạ độ một tam giác có diện tích không đổi.


Câu 18:

16/07/2024

Hình 9.10 biểu diễn đồ thị của ba hàm số. Hàm số thứ nhất là hàm vị trí của một chiếc ô tô, hàm số thứ hai biểu thị vận tốc và hàm số thứ ba biểu thị gia tốc của ô tô đó. Hãy xác định đồ thị của mỗi hàm số này và giải thích.

Hình 9.10 biểu diễn đồ thị của ba hàm số. Hàm số thứ nhất là hàm vị trí của một chiếc ô tô, hàm số thứ hai biểu thị vận tốc và hàm số thứ ba biểu thị gia tốc của ô tô đó. Hãy xác định đồ thị của mỗi hàm số này và giải thích.   (ảnh 1)
Xem đáp án

Từ ý nghĩa cơ học của đạo hàm, ta biết rằng đạo hàm của hàm vị trí là hàm vận tốc, đạo hàm của hàm vận tốc là hàm gia tốc và một hàm số đồng biến (tương ứng nghịch biến) trên một khoảng nào đó nếu đạo hàm của nó dương (tương ứng âm) trên khoảng đó.

Từ hình vẽ ta thấy: Hàm số c luôn đồng biến, tức là đạo hàm của nó phải luôn không âm, do đó hàm số b là đạo hàm của hàm số c; hàm số b đồng biến trên khoảng mà hàm số a dương và nghịch biến trên khoảng mà hàm số a âm, do đó hàm số a là đạo hàm của hàm số b.

Vậy hàm số a là hàm gia tốc, hàm số b là hàm vận tốc và hàm số c là hàm vị trí của ô tô.


Câu 19:

22/07/2024

Vị trí của một vật chuyển động thẳng được cho bởi phương trình: s = f(t) = t3 – 6t2 + 9t, trong đó t tính bằng giây và s tính bằng mét.

a) Tính vận tốc của vật tại các thời điểm t = 2 giây và t = 4 giây.

b) Tại những thời điểm nào vật đứng yên?

Xem đáp án

a) Ta có: v(t) = s'(t) = 3t2 – 12t + 9.

Vận tốc của vật tại thời điểm t = 2 giây là v(2) = 3 . 22 – 12 . 2 + 9 = –3 (m/s).

Vận tốc của vật tại thời điểm t = 4 giây là v(4) = 3 . 42 – 12 . 4 + 9 = 9 (m/s).

b) Khi vật đứng yên ta có: v(t) = 0 3t2 – 12t + 9 = 0 t = 1 hoặc t = 3.

Vậy tại thời điểm 1 giây hoặc 3 giây thì vật đứng yên.


Câu 20:

21/07/2024

c) Tìm gia tốc của vật tại thời điểm t = 4 giây.

d) Tính tổng quãng đường vật đi được trong 5 giây đầu tiên.

e) Trong 5 giây đầu tiên, khi nào vật tăng tốc, khi nào vật giảm tốc?

Xem đáp án

c) Ta có: a(t) = s''(t) = 6t – 12.

Gia tốc của vật tại thời điểm t = 4 giây là a(4) = 6 . 4 – 12 = 12 (m/s2).

d) Ta có khi t = 1 hoặc t = 3 thì vật đứng yên.

Do đó, ta cần tính riêng rẽ quãng đường vật đi được trong từng khoảng thời gian [0; 1], [1; 3], [3; 5].

Ta có: f(0) = 03 – 6 . 02 + 9 . 0 = 0; f(1) = 13 – 6 . 12 + 9 . 1 = 4;

f(3) = 33 – 6 . 32 + 9 . 3 = 0; f(5) = 53 – 6 . 52 + 9 . 5 = 20.

Từ thời điểm t = 0 giây đến thời điểm t = 1 giây, vật đi được quãng đường là:

|f(1) – f(0)| = |4 – 0| = 4 (m).

Từ thời điểm t = 1 giây đến thời điểm t = 3 giây, vật đi được quãng đường là:

|f(3) – f(1)| = |0 – 4| = 4 (m).

Từ thời điểm t = 3 giây đến thời điểm t = 5 giây, vật đi được quãng đường là:

|f(5) – f(3)| = |20 – 0| = 20 (m).

Tổng quãng đường vật đi được trong 5 giây đầu tiên là 4 + 4 + 20 = 28 (m).

e)

Xét a(t) = 0, tức là 6t – 12 = 0 t = 2.

Với t [0; 2) thì gia tốc âm, tức là vật giảm tốc.

Với t (2; 5] thì gia tốc dương, tức là vật tăng tốc.


Bắt đầu thi ngay