Trang chủ Lớp 11 Toán Giải SGK Toán 11 CTST Bài tập cuối chương 9

Giải SGK Toán 11 CTST Bài tập cuối chương 9

Giải SGK Toán 11 CTST Bài tập cuối chương 9

  • 46 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

08/07/2024

Gieo 2 con xúc xắc cân đối và đồng chất. Gọi A là biến cố "Tích số chấm xuất hiện là số lẻ". Biến cố nào sau đây xung khắc với biến cố A?

A. "Xuất hiện hai mặt có cùng số chấm".

B. "Tổng số chấm xuất hiện là số lẻ".

C. "Xuất hiện ít nhất một mặt có số chấm là số lẻ".

D. "Xuất hiện hai mặt có số chấm khác nhau".

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có A = {(1; 1); (1; 3); (1; 5); (3; 1); (3; 3); (3; 5); (5; 1); (5; 3); (5; 5)}.

Gọi biến cố B “Tổng số chấm xuất hiện là số lẻ”.

Suy ra B = {(1; 2); (1; 4); (1; 6); (2; 1); (2; 3); (2; 5); (3; 2); (3; 4); (3; 6); (4; 1); (4; 3); (4; 5); (5; 2); (5; 4); (5; 6); (6; 1); (6; 3); (6; 5)}.

Suy ra, A và B xung khắc.


Câu 2:

20/07/2024

Cho A và B là hai biến cố độc lập. Biết P(A) = 0,4 và P(B) = 0,5. Xác suất của biến cố P(A B) là

A. 0,9.  

B. 0,7.  

C. 0,5.  

D. 0,2.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì A, B độc lập nên P(AB) = P(A)P(B) = 0,4×0,5 = 0,2.

Ta có P(A B) = P(A) + P(B) – P(AB) = 0,4 + 0,5 – 0,2 = 0,7.


Câu 3:

22/07/2024

Gieo 2 con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất của biến cố "Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5"

A. 536. 

B. 16.    

C. 736.  

D. 29.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có W = {(i; j)| 1 ≤ i ≤ 6; 1 ≤ j ≤ 6}, suy ra n(W) = 36.

Gọi A là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”.

Khi đó A = {(1; 4); (2; 3); (3; 2); (4; 1); (4; 6); (5; 5); (6; 4)}, suy ra n(A) = 7.

Do đó PA=nAnΩ=736.


Câu 4:

18/07/2024

Chọn ngẫu nhiên 2 đỉnh của một hình bát giác đều nội tiếp trong đường tròn tâm O bán kính R. Xác suất để khoảng cách giữa hai đỉnh đó bằng R2 

A. 27.    

B. 37.    

C. 47.    

D. 536.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Chọn ngẫu nhiên 2 đỉnh của một hình bát giác đều nội tiếp trong đường tròn tâm O bán kính R (ảnh 1)

Chọn ngẫu nhiên 2 đỉnh trong 8 đỉnh, ta có C82=28 cách. Suy ra n(W) = 28.

Gọi A là biến cố “khoảng cách giữa hai đỉnh đó bằng =R2”.

Để khoảng cách giữa hai đỉnh bằng R2 thì 2 đỉnh cách nhau 1 đỉnh nên có 8 cách.

Suy ra, n(A) = 8.

Do đó P(A)=nAnΩ=828=27.


Câu 6:

22/07/2024

Gieo 2 con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của biến cố "Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 6".

Xem đáp án

Ta có W = {(i; j)| 1 ≤ i ≤ 6; 1 ≤ j ≤ 6}, suy ra n(W) = 36.

Gọi A là biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 6”.

Ta có A = {(1; 6); (2; 3); (2; 6); (3; 2); (3; 4); (3; 6); (4; 3); (4; 6); (5; 6); (6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5); (6; 6)}.

Suy ra n(A) = 15.

Do đó P(A)=nAnΩ=1536=512.

Vậy xác suất để tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 6 là 512.


Câu 9:

22/07/2024

Chọn ngẫu nhiên 3 trong số 24 đỉnh của một đa giác đều 24 cạnh. Tính xác suất của biến cố "3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác cân hoặc một tam giác vuông".

Xem đáp án

Chọn ngẫu nhiên 3 trong số 24 đỉnh của một đa giác đều 24 cạnh có C243=2024 cách chọn.

Gọi biến cố A “3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác cân” và biến cố B “3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác vuông”.

Biến cố AB “3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác vuông cân”.

Biến cố A B “3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác cân hoặc một tam giác vuông”.

Số tam giác đều được tạo thành từ các đỉnh của một đa giác đều 24 đỉnh là 8 tam giác.

Nhận thấy đường chéo qua tâm đi qua đỉnh tam giác cân sẽ đi qua đỉnh đối diện và đường chéo này là trục đối xứng của tam giác cân nên hai đỉnh còn lại sẽ đối xứng qua trục.

Đường chéo này chia đường tròn thành 2 nửa đường tròn, trên mỗi nửa đường tròn có 11 điểm nên sẽ có 11 cặp điểm đối xứng qua đường chéo, do đó sẽ có 11 tam giác cân tại đỉnh đã chọn (trong đó có 1 tam giác đều).

Vậy số tam giác cân không đều là 24×10 = 240 (tam giác).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là 240 + 8 = 248.

Xác suất để 3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác cân là P(A)=2482024=31253.

Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp đa giác đều đó.

Mỗi tam giác vuông có 3 đỉnh là 3 đỉnh của đa giác thì cạnh huyền của tam giác vuông phải là đường kính của (O), do đó có 12 cách chọn đường kính.

Với mỗi cách chọn đường kính có 22 cách chọn đỉnh góc vuông (22 đỉnh còn lại của đa giác).

Vậy số tam giác vuông thỏa mãn là 12×22 = 264 (tam giác).

Xác suất để 3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác vuông là P(B)=2642024=323.

Ứng với mỗi đường kính ta có 2 cách chọn đỉnh sao cho 3 đỉnh tạo thành tam giác vuông cân. Do đó có 12×2 = 24 (tam giác vuông cân).

Xác suất để 3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác vuông cân là P(AB)=242024=3253

Do đó xác suất để 3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác cân hoặc một tam giác vuông là: PAB=31253+3233253=61253.

Vậy xác suất để 3 đỉnh được chọn là 3 đỉnh của một tam giác cân hoặc một tam giác vuông là 61253.


Câu 10:

06/07/2024

Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Lại cho cá F1 giao phối với nhau được một đàn cá con mới. Chọn ra ngẫu nhiên 2 con trong đàn cá con mới. Ước lượng xác suất của biến cố "Có ít nhất 1 con cá mắt đen trong 2 con cá đó".

Xem đáp án

Khi cho lai cá kiếm mắt đen thuần chủng với mắt đỏ thuần chủng, ta được F1 toàn cá kiếm mắt đen, nên tính trạng mắt đen là trội so với tính trạng mắt đỏ.

Ta quy ước A: tính trạng mặt đen, a: tính trạng mắt đỏ.

Ta có sơ đồ lai:

Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được (ảnh 1)

Khi đó ta có xác suất chọn được 2 con đều mắt đỏ là 1414=116.

Do đó xác suất để có ít nhất 1 con cá mắt đen trong 2 con cá đó là 1116=1516.

Vậy xác suất để có ít nhất 1 con cá mắt đen trong 2 con cá đó là 1516.

 


Bắt đầu thi ngay