Trang chủ Lớp 11 Toán Giải SGK Toán 11 CD Bài 2. Hai đường thẳng song song trong không gian

Giải SGK Toán 11 CD Bài 2. Hai đường thẳng song song trong không gian

Giải SGK Toán 11 CD Bài 2. Hai đường thẳng song song trong không gian

  • 111 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Trong thực tế, ta quan sát thấy nhiều hình ảnh gợi nên những đường thẳng song song với nhau. Chẳng hạn các cột treo cờ của tổ chức các nước thành viên ASEAN (Hình 30).

Media VietJack

Hai đường thẳng song song trong không gian có tính chất gì?

Xem đáp án

Lời giải

Sau bài học này, chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Hai đường thẳng song song trong không gian là hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung.


Câu 2:

21/07/2024

a) Hãy nêu các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng.

b) Quan sát hai đường thẳng a và b trong Hình 31a, 31b và cho biết các đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng không.

Media VietJack

Xem đáp án

Lời giải

a) Trong một mặt phẳng, ta có các vị trí tương đối sau của hai đường thẳng:

– Hai đường thẳng cắt nhau;

– Hai đường thẳng song song với nhau;

– Hai đường thẳng trùng nhau.

b) Hai đường thẳng a và b trong Hình 31a) đang nằm trên cùng một mặt phẳng và cắt nhau.

Hai đường thẳng a và b trong Hình 31b) không cùng nằm trên một mặt phẳng.


Câu 3:

23/07/2024
Quan sát một phần căn phòng (Hình 35), hãy cho biết vị trí tương đối của các cặp đường thẳng a và b; a và c; b và c.
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

– Hai đường thẳng a và b cùng nằm trong một mặt phẳng là tường nhà và hai đường thẳng này song song với nhau.

– Hai đường thẳng a và c không cùng nằm trên một mặt phẳng do đó hai đường thẳng này chéo nhau.

– Hai đường thẳng b và c cùng nằm trên một mặt phẳng trần nhà và hai đường thẳng này cắt nhau.


Câu 5:

20/07/2024

Cho ba mặt phẳng (P), (Q), (R) đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt a, b, c, trong đó a = (P) ∩ (R), b = (Q) ∩ (R), c = (P) ∩ (Q).

– Nếu hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M thì đường thẳng c có đi qua điểm M hay không (Hình 38a)?

– Nếu đường thẳng a song song với đường thẳng b thì đường thẳng a có song song với đường thẳng c hay không (Hình 38b)?

Media VietJack

Xem đáp án

Lời giải

Ta có: a ∩ b = {M}

Mà a (P); b (Q)

Nên M (P) và M (Q)

Do đó M là giao điểm của (P) (Q).

Mà (P) ∩ (Q) = c, suy ra M c.

Vậy đường thằng c đi qua điểm M.

– Giả sử trong mặt phẳng (P) a ∩ c = {N}.

Khi đó N a  mà a (R) nên N (R)

            N c mà c (Q) nên N (Q)

Do đó N là giao điểm của (R) (Q).

(Q) ∩ (R) = b

Suy ra N b.

Vì thế a và b có điểm chung là N (mâu thuẫn với giả thiết a và b song song).

Vậy nếu đường thẳng a song song với đường thẳng b thì đường thẳng a và b song song với đường thẳng c.


Câu 6:

17/07/2024
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Xác định giao tuyến của các cặp mặt phẳng (SAB) và (SCD); (SAD) và (SBC).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: S (SAB) và S (SCD) nên S là giao điểm của (SAB) (SCD).

AB // CD;

      AB (SAB);

      CD (SCD).

Do đó giao tuyến của (SAB) và (SCD) là đường thẳng n đi qua S và song song với AB và CD.

Media VietJack

• Ta có: S (SAD) và S (SBC) nên S là giao điểm của (SAD) (SBC).

AD // BC

      AD (SAD);

      BC (SBC).

Do đó giao tuyến của (SAD) và (SBC) là đường thẳng p đi qua S và song song với AD và BC.

Media VietJack


Câu 7:

06/07/2024
Trong mặt phẳng, hãy nêu vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba.
Xem đáp án

Lời giải

Trong mặt phẳng, hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.


Câu 8:

23/07/2024
Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng SA, SC. Lấy các điểm P, Q lần lượt thuộc các đoạn thẳng AB, BC sao cho \(\frac{{BP}}{{BA}} = \frac{{BQ}}{{BC}} = \frac{1}{3}\). Chứng minh rằng MN song song với PQ.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

+) Xét tam giác SAC, có:

M là trung điểm SA, N là trung điểm của SC

Do đó MN là đường trung bình của tam giác SAC.

Suy ra MN // AC (1)

+) Xét tam giác ABC, có: \(\frac{{BP}}{{BA}} = \frac{{BQ}}{{BC}} = \frac{1}{3}\)

Suy ra PQ // AC (định lí Thalès đảo) (2)

Từ (1) và (2) suy ra MN // PQ.


Câu 9:

23/07/2024
Quan sát phòng học của lớp và nêu lên hình ảnh của hai đường thẳng song song, cắt nhau và chéo nhau.
Xem đáp án

Lời giải

Gợi ý những hình ảnh hai đường thẳng song song: Hai rìa mép thước thẳng, hai đường viền bàn đối nhau, đường viền chân tường và đường viền trần nhà (trong cùng một bức tường), hai đường viền bảng đối nhau, ...

Gợi ý những hình ảnh về hai đường thẳng cắt nhau: Hai rìa mép thước kề nhau, hai đường viền bảng kề nhau, đường góc tường và đường chân tường (trong cùng một bức tường), ...

Gi ý những hình ảnh về hai đường thẳng chéo nhau: Đường chéo của bàn học với đường góc tường, đường chéo của bảng và đường viền chân tường trong bức tường kề với bức tường chứa bảng, ...


Câu 10:

20/07/2024
Quan sát Hình 43 và cho biết vị trí tương đối của hai trong ba cột tuabin gió có trong hình.
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

Vị trí tương đối của hai trong ba cột tuabin có trong hình là hai đường thẳng song song.


Câu 11:

18/07/2024
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh SA, AB, SD. Xác định giao tuyến của mỗi cặp mặt phẳng sau: (SAD) và (SBC); (MNP) và (ABCD).
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

+) Ta có: ABCD là hình bình hành nên AD // BC

Mà AB (SAB);

      BC (SBC);

      S (SAB) và S (SBC).

Vì vậy giao tuyến của hai mặt phẳng là đường thẳng d đi qua S và song song với AD và BC.

Vậy (SAB) ∩ (SBC) = d.

+) Trong tam giác SAD, có: M, P lần lượt là trung điểm của SA, SD

Do đó MP là đường trung bình nên MP // AD.

MP (MNP);

      AD (ABCD);

      N (MNP) và N (ABCD).

Vì vậy giao tuyến của hai mặt phẳng là đường thẳng đi qua N và song song với AD và BC, cắt CD tại Q.

Vậy (MNP) ∩ (ABCD) = NQ.


Câu 12:

21/07/2024
Cho tứ diện ABCD. Gọi G1, G2 lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ABD. Chứng minh rằng đường thẳng G1G2 song song với đường thẳng CD.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

+) Trong mặt phẳng ABC, kẻ đường trung tuyến AM (M BC).

Do G1 là trọng tâm của tam giác ABC nên \(\frac{{A{G_1}}}{{AM}} = \frac{2}{3}\).

+) Trong mặt phẳng ABD, kẻ đường trung tuyến AN (N BD).

Do G2 là trọng tâm của tam giác ABD nen \(\frac{{A{G_2}}}{{AN}} = \frac{2}{3}\).

+) Xét tam giác AMN, có \(\frac{{A{G_1}}}{{AM}} = \frac{{A{G_2}}}{{AN}} = \frac{2}{3}\) nên G1G2 // MN (định lí Thalès đảo).

+) Xét tam giác BCD, có: M, N lần lượt là trung điểm của BC, BD

Do đó MN là đường trung bình của tam giác BCD.

Suy ra MN // CD.

G1G2 // MN (chứng minh trên) nên G1G2 // CD.


Câu 13:

23/07/2024
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với AB là đáy lớn và AB = 2CD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SA SB. Chứng minh rằng đường thẳng NC song song với đường thẳng MD.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Trong mặt phẳng (SAB), có: M, N lần lượt là trung điểm của SA SB

Do đó MN là đường trung bình của tam giác

Suy ra MN // AB và MN = \(\frac{1}{2}\)AB.

Lại có AB // CD (do ABCD là hình thang) và AB = 2CD hay CD = \(\frac{1}{2}\)AB

Do đó MN // CD và MN = CD.

Suy ra MNCD là hình bình hành.

Vì vậy MD // NC.


Câu 14:

23/07/2024

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA; I, J, K, L lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng SM, SN, SP, SQ.

a) Chứng minh rằng bốn điểm I, J, K, L đồng phẳng và tứ giác IJKL là hình bình hành.

 b) Chứng minh rằng IK // BC.

c) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (IJKL) và (SBC).

Xem đáp án

Lời giải

a)

Media VietJack

Trong tam giác SMN, có: IJ // MN (tính chất đường trung bình) và IJ = \(\frac{1}{2}\)MN.

Trong tam giác SQP, có: LK // QP (tính chất đường trung bình) và LK = \(\frac{1}{2}\)PQ.

Mà QP // AC // MN (tính chất đường trung bình) và PQ = MN = \(\frac{1}{2}\)AC

Do đó IJ // LK  và IJ = LK

Vậy qua hai đường thẳng song song ta xác định được duy nhất một mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song đó hay I, J, K, L đồng phẳng.

Xét tứ giác IJKL có IJ // LK và IJ = LK nên IJKL là hình bình hành.

b)

Media VietJack

Trong tam giác SMP có: IK // MP (tính chất đường trung bình tam giác SMP)

Mà MP // AD // BC (tính chất đường trung bình của hình thang)

Suy ra IK // BC.

c) Ta có: J SN mà SN (SBC) nên J (SBC)

Lại có J (IJKL)

Do đó J là giao điểm của (IJKL) và (SBC).

Mặt khác: IK // BC (chứng minh trên);

                 IK (IJKL);

                 BC (SBC).

Do đó giao tuyến của hai mặt phẳng (IJKL) và (SBC) là đường thẳng đi qua J song song với BC cắt SB, SC lần lượt tại B’ và C’.

Vậy (IJKL) ∩ (SBC) = B’C’.


Câu 15:

23/07/2024
Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CD. Trên cạnh AC lấy điểm K. Gọi M là giao điểm của BK và AI, N là giao điểm của DK và AJ. Chứng minh rằng đường thẳng MN song song với đường thẳng BD.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Ta có: B (BDK) và B (BCD) nên B là giao điểm của (BDK) và (BCD).

             D (BDK) và D (BCD) nên D là giao điểm của (BDK) và (BCD).

Do đó (BDK) ∩ (BCD) = BD.

• Ta có: M BK mà BK (BDK) nên M (BDK);

             M AI mà AI (AIJ) nên M (AIIJ)

Do đó M là giao điểm của (BDK) và (AIJ)

Tương tự ta cũng có N là giao điểm của (BDK) và (AIJ)

Suy ra (BDK) ∩ (AIJ) = MN.

• Ta có: I BC mà BC (BCD) nên I (BCD)

Lại có I (AIJ) nên I là giao điểm của (BCD) và (AIJ)

Tương tự ta cũng có J là giao điểm của (BCD) và (AIJ)

Suy ra (BCD) ∩ (AIJ) = IJ.

• Xét DBCD có I, J lần lượt là trung điểm của BC, CD nên IJ là đường trung bình của tam giác

Do đó IJ // BD.

• Ta có: (BDK) ∩ (BCD) = BD;

             (BDK) ∩ (AIJ) = MN;

             (BCD) ∩ (AIJ) = IJ;

             IJ // BD.

Suy ra MN // BD.


Bắt đầu thi ngay