Giải SGK Tin học 8 CTST Bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề
Giải SGK Tin học 8 CTST Bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề
-
128 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
14/07/2024Hãy cùng bạn thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Lựa chọn một vấn đề được quan tâm, tranh luận trên Internet, ví dụ: tình huống thể thao, giao thông có nhiều ý kiến khác nhau; vấn đề giáo dục, văn hóa đang được tranh luận; …
b) Tìm kiếm thông tin về vấn đề được chọn và sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tổng hợp thông tin như Bảng 1.
Bảng 1. Bảng tổng hợp thông tin
STT |
Nội dung chính |
Địa chỉ trang web |
Đơn vị, tác giả |
Mục đích của bài viết |
Thời gian |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
c) Thực hiện đánh giá độ tin cậy, lợi ích của thông tin tìm kiếm được trong việc giải quyết vấn đề tranh luận (xem gợi ý ở phần Hướng dẫn).
d) Trên cơ sở thông tin đã tổng hợp, hãy tạo bài trình chiếu và trình bày, trao đổi với các bạn trong lớp. Trong bài trình chiếu cần có các nội dung chính sau:
- Vấn đề tranh luận.
- Tóm tắt một số thông tin, ý kiến khác nhau và độ tin cậy của những thông tin, ý kiến đó (kèm theo căn cứ được sử dụng để đánh giá độ tin cậy).
- Những thông tin, ý kiến mang lại lợi ích, không mang lại lợi ích trong giải quyết, làm rõ vấn đề.
Hướng dẫn
Gợi ý đánh giá độ tin cậy, lợi ích của thông tin tìm được.
- Tương tự như ở Bài 2, để đánh giá độ tin cậy của thông tin, em cần căn cứ vào các yếu tố như: tác giả, địa chỉ trang web, mục đích, các trích dẫn, tính cập nhật của bài viết và kinh nghiệm, hiểu biết, suy luận của em.
- Lợi ích của thông tin trong việc giải quyết vấn đề được xác định dựa trên độ tin cậy và mức độ phù hợp hay liên quan của thông tin với vấn đề, câu hỏi đặt ra. Nói cách khác, thông tin tìm được có giúp em giải quyết vấn đề hay trả lời câu hỏi đặt ra hay không.
Trả lời:
Em và bạn hãy cùng nhau thực hiện yêu cầu của bài thực hành.
Gợi ý:
a) Các em chọn ra một vấn đề mà các em quan tâm. Ví dụ: Phương pháp học tiếng anh hiệu quả, phòng chống đuối nước, văn hóa học đường, vấn nạn bạo lực học đường, …
b) Các em gõ vấn đề các em quan tâm vào ô tìm kiếm của trình duyệt web (Google Chrome hoặc Cốc Cốc, …) rồi nhấn Enter.
Các em nháy chuột vào các link để xem bài viết, sau đó hoàn thành Bảng 1.
c) Để đánh giá độ tin cậy của thông tin, em dựa vào các yếu tố như: địa chỉ trang web, tác giả, các trích dẫn, kinh nghiệm và hiểu biết của em, …
Để đánh giá lợi ích của thông tin, các em xem thông tin tìm được có giúp em giải quyết vấn đề hay trả lời câu hỏi đặt ra hay không.
d) Các em tự tạo bài trình chiếu và trình bày trước lớp.
Câu 2:
23/07/2024Lựa chọn các phương án sai.
Để đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề đặt ra, ta cần căn cứ vào:
A. Nguồn thông tin, tác giả của bài viết.
B. Mục đích của bài viết.
C. Tính cập nhật của bài viết.
D. Số lượt chia sẻ, bình luận, thích (like) bài viết.
E. Trích dẫn nguồn thông tin trong bài viết.
G. Mức độ phù hợp, liên quan của bài viết với vấn đề, câu hỏi đặt ra.
H. Kinh nghiệm, hiểu biết, suy luận của bản thân.
Đáp án: B, E.
Câu 3:
17/07/2024Có ý kiến cho rằng chỉ cần tìm được thông tin giúp trả lời được câu hỏi đặt ra, không cần quan tâm đến độ tin cậy của thông tin. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?
Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì không phải 100% thông tin trên mạng đều chính xác.
Câu 4:
17/07/2024Hãy nêu ví dụ thông tin tìm được giúp em giải quyết vấn đề hay trả lời câu hỏi đặt ra.
Trả lời:
Học sinh tham khảo gợi ý sau:
- Tình huống: Em cần tìm lời giải cho bài toán mà giáo viên giao.
- Giải quyết: Em gõ nội dung bài toán vào ô tìm kiếm của trình duyệt web và nhấn Enter. Sau đó, em chọn các trang uy tín có lời giải để tham khảo cách giải.
Câu 5:
23/07/2024Trong quá trình thực hành, em đã sử dụng công cụ, phần mềm nào để tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin?
Trong quá trình thực hành, em đã sử dụng trình duyệt web Google Chrome để tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin.
Câu 6:
17/07/2024Hãy trao đổi với các bạn trong lớp để tìm hiểu về những chủ đề mà các bạn quan tâm (ví dụ như phương pháp tự học tiếng Anh, chức năng tìm kiếm nâng cao của máy tìm kiếm, phòng chống đuối nước, tác hại của nghiện Internet và cách phòng chống, ...). Phân công mỗi nhóm thực hành tìm kiếm thông tin và trình bày về một chủ đề theo các yêu cầu sau:
a) Thực hiện tìm kiếm, tổng hợp và tạo bài trình chiếu về chủ đề được phân công. Bài trình chiếu cần có các nội dung chính sau:
- Tên chủ đề.
- Tóm tắt thông tin đã tìm được và độ tin cậy của những thông tin đó (kèm theo căn cứ được sử dụng để đánh giá độ tin cậy).
- Những thông tin tìm được phù hợp với chủ đề.
b) Trình bày, trao đổi với các bạn trong lớp và cho biết bài trình bày của em có mang lại lợi ích cho các bạn hay không. Tại sao?
Các em tham khảo gợi ý sau:
- Chọn chủ đề: Phòng chống đuối nước
a) Học sinh gõ cụm từ “phòng chống đuối nước” vào ô tìm kiếm của trình duyệt web, sau đó nhấn Enter.
Học sinh vào các link, đọc và lọc ý chính.
Chú ý đánh độ tin cậy của thông tin và sự phù hợp với chủ đề.
Học sinh tự hoàn thiện bài trình chiếu.
b) Học sinh tự trình bày, trao đổi với các bạn trong lớp và cho biết bài trình bày của em có mang lại lợi ích cho các bạn không?
Gợi ý:
- Các bạn sẽ nắm được các nguy cơ tiềm ẩn đuối nước với trẻ em.
- Các bạn sẽ nắm được các biện pháp phòng chống đối nước với trẻ em.