Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
-
34 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Em hãy sắp xếp các chữ cái dưới đây thành một từ chỉ một hoạt động kinh tế và trả lời câu hỏi dưới đây:
- Hoạt động kinh tế đó tên là gì?
- Hoạt động kinh tế đó tiêu biểu ở khu vực địa hình nào? Vì sao?
- Hoạt động kinh tế đó tên là: THỦY ĐIỆN
- Hoạt động Thủy Điện tiêu biểu ở khu vực vùng núi có độ dốc cao và có những con sông lớn
Câu 2:
17/07/2024Quan sát các hình 1, 2, 3 và đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Xác định trên lược đồ những khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km2, trên 200 người/km2.
- Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Một số dân tộc sinh sống tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,...
- Xác định:
+ Khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km² là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
+ Khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km²: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Nhận xét: Dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đều:
+ Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc;
+ Ở các vùng núi cao dân cư thưa thớt.
Câu 3:
17/07/2024Quan sát các hình 4, 5, 6 và đọc thông tin, em hãy kể tên một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Làm ruộng bậc thang;
+ Xây dựng các công trình thuỷ điện;
+ Khai thác khoáng sản.
Câu 4:
17/07/2024Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều nhà máy thuỷ điện lớn?
- Giải thích: Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình cao, bị cắt xẻ mạnh cùng với nhiều sông lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,…), đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình thủy điện.
Câu 5:
17/07/2024Em hãy chọn thông tin ở cột A cho phù hợp với thông tin ở cột B về mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
- Lựa chọn: 1 + b); 2 + a); 3 + c)
Câu 6:
17/07/2024Tìm hiểu và giới thiệu về một dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
(*) Tham khảo: Giới thiệu về dân tộc Mông
- Đồng bào Mông có tên tự gọi là: Mông, Na Miẻo.
- Dân tộc Mông còn có tên gọi khác là: Mẹo, Mèo, Miêu Hạ, Mán Trắng.
- Ở Việt Nam có 5 nhóm/ngành Mông gồm: Mông Hoa (Mông Lềnh), Mông Trắng (Mông Đơư), Mông Đen (Mông Đu), Mông Đỏ (Mông Si) và Mông Xanh (Mông Sua). Tuy phân biệt thành 5 ngành Mông khác nhau, nhưng giữa các ngành cơ bản giống nhau về văn hóa, phong tục, tập quán.
- Đồng bào dân tộc Mông cư trú chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Một số nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mông:
+ Trang phục của người Mông rất sặc sỡ, đa dạng.
+ Người Mông cư trú chủ yếu trong các ngôi nhà sàn được dựng từ: gỗ, tre, nứa,…
+ Thắng cố là một trong những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Mông.