Trang chủ Lớp 4 Lịch Sử & Địa Lí Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương

Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương

Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương

  • 34 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Em đang sống ở đâu? Hãy chia sẻ những hiểu biết về địa phương mình cho các bạn trong lớp của em.

Xem đáp án

(*) Tham khảo:

- Em đang sống ở thành phố Hà Nội.

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Hiện nay, thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Hà Nội là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục hàng đầu của cả nước.


Câu 2:

17/07/2024

Quan sát hình 1 (trang 6), bản đồ hoặc lược đồ địa phương, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên ở địa phương theo gợi ý sau:

Quan sát hình 1 (trang 6), bản đồ hoặc lược đồ địa phương, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên  (ảnh 1)
Xem đáp án

(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội

- Vị trí địa lí:

+ Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Tiếp giáp với các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.

- Địa hình:

+ 3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng.

+ 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện:  Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…

- Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

- Sông, hồ:

+ Một số sông ở Hà Nội: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…

+ Một số hồ ở Hà Nội: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…


Câu 3:

17/07/2024

Quan sát bản đồ hoặc lược đồ địa phương em, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về hoạt động kinh tế ở địa phương theo gợi ý sau:

Quan sát bản đồ hoặc lược đồ địa phương em, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về hoạt động kinh tế ở địa phương theo gợi ý sau: (ảnh 1)
Xem đáp án

(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội

- Nông nghiệp:

+ Một số nông sản ở Hà Nội là: lúa gạo, hoa quả (bưởi, cam, chuối, ổi,…); rau xanh,…

+ Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn; Đông Anh; Phú Xuyên; Thạch Thất; Chương Mỹ,…

- Công nghiệp:

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Một số khu công nghiệp ở Hà Nội: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.

+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

- Dịch vụ:

+ Ở Hà Nội có sự hiện diện của tất cả các ngành dịch vụ thuộc các nhóm: dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ sản xuất; dịch vụ công cộng,…

+ Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).


Câu 6:

17/07/2024

Em hãy tìm hiểu về một ngành kinh tế đặc trưng của địa phương em theo gợi ý dưới đây:

- Tên ngành kinh tế.

- Tình hình sản xuất và phân bố hiện nay của ngành.

- Ngành kinh tế hiện nay có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Xem đáp án

(*) Tham khảo:

- Tên ngành kinh tế: công nghiệp.

- Tình hình sản xuất hiện nay:

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Ở Hà Nội có nhiều khu công nghiệp lớn, như: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.

+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

- Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,...

+ Hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế, như: san lấp ao hồ, giảm diện tích cây xanh, công viên,... để phục vụ phát triển hạ tầng.


Bắt đầu thi ngay