Trang chủ Lớp 4 Lịch Sử & Địa Lí Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 17: Cố Đô Huế

Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 17: Cố Đô Huế

Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 17: Cố Đô Huế

  • 77 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Hãy chia sẻ những điều em biết về Cố đô Huế.

Xem đáp án

- Chia sẻ hiểu biết về Quần thể di tích Cố đô Huế:

+ Cố đô Huế từng là Kinh đô của Việt Nam dưới thời Nguyễn.

+ Hiện nay, quần thể di tích Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một số vùng phụ cận của tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Cố đô Huế có nhiều công trình kiến trúc cổ kính như: chùa Thiên Mụ, lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, đặc biệt là Kinh thành Huế.


Câu 2:

22/07/2024

Quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Quần thể di tích Cố đô Huế.

Quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Quần thể di tích Cố đô Huế.  (ảnh 1)
Xem đáp án

- Vị trí địa lí: Cố đô Huế hiện nay nay thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.


Câu 3:

17/07/2024

Quan sát các hình từ 2 đến 5 và đọc thông tin, em hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế qua các danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu.

Quan sát các hình từ 2 đến 5 và đọc thông tin, em hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế qua các danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Sông Hương, núi Ngự: là hai thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô.

+ Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,...

+ Núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.

- Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Trong đó:

+ Hoàng thành là nơi vua và các triều thần điều hành việc nước.

+ Tử Cấm Thành là chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình.

- Chùa Thiên Mụ

+ Còn gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601.

+ Chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng.

+ Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế.

- Các lăng của vua Nguyễn

+ Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn.

+ Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.


Câu 4:

23/07/2024

Đọc thông tin, em hãy chọn và kể lại một câu chuyện lịch sử liên quan đến Cố đô Huế.

Xem đáp án

- Kể lại câu chuyện: Vua Bảo Đại thoái vị

+ Ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân nơi đây, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại chiếc ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.


Câu 5:

17/07/2024

Quan sát các hình 6, 7 và đọc thông tin, em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế.

Quan sát các hình 6, 7 và đọc thông tin, em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế:

+ Không làm hư hại các di sản văn hoá.

+ Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp.

+ Giữ gìn sạch đẹp môi trường di tích, danh lam thắng cảnh.

+ Giới thiệu những nét đẹp của Cố đô Huế.


Câu 6:

17/07/2024

Em hãy chọn và mô tả một danh lam thắng cảnh hoặc một công trình kiến trúc tiêu biểu của Cố đô Huế và cho biết tại sao em chọn công trình này.

Xem đáp án

(*) Tham khảo: Mô tả Chùa Thiên Mụ

- Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5 km.

- Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng.

+ Tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, 21m, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn;

+ Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài bức tượng Phật bằng đồng trong điện còn có vô số tượng và một khánh đồng đúc năm 1677; một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.

- Từ ngày xây dựng cho đến nay ngôi chùa đã được trùng tu 8 lần. Qua những lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, huy hoàng, tráng lệ.

- Năm 1996, Bộ Văn hóa và Thông tin đã công nhận Chùa Thiên Mụ là di tích cấp quốc gia.


Bắt đầu thi ngay