Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Giải SGK KTPL 11 Cánh Diều Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giải SGK KTPL 11 Cánh Diều Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giải SGK KTPL 11 Cánh Diều Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

  • 51 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Xem đáp án

- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác;

- Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.

- Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.

- Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Câu 2:

20/07/2024

a) Từ thông tin về quy định của Hiến pháp, theo em ở tỉnh huống 1 và 2 hành vi của Liên và K ai đúng ai sai? Vì sao?

b) Thông tin trên nói đến quyền nào của công dân? Em hiểu nội dung quyền đó như thế nào?

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Hành vi của Liên và K ở tình huống 1 và 2:

+ Hành vi của Liên là đúng, vì đã không tự ý đọc nhật kí của Hà, nghĩa là không tự ý kiểm soát thư tín của người khác.

+ Hành vi của K là sai, vì đã tự ý xem tin nhắn của S, thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm thư tín của người khác.

♦ Yêu cầu b) Các thông tin về Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự nói đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Quyền này có nghĩa là, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được tự tiện bóc mở, tiêu huỷ, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.


Câu 3:

18/07/2024

a) Trong hai tình huống trên, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của C và anh A đã bị ai xâm phạm như thế nào? Hậu quả gì có thể xảy ra khi quyền này bị xâm phạm?

b) Hành vi vi phạm của S và chị D dẫn đến hậu quả gì và có thể áp dụng trách nhiệm pháp lí nào?

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Trong hai tình huống, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của C và anh A:

- Đã bị kiểm soát trái pháp luật, bị xâm phạm về bí mật và an toàn thư tín.

- Hậu quả có thể xảy ra là:

+ C và anh A bị xâm phạm về bí mật và an toàn thư tín.

+ Có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật, bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

♦ Yêu cầu b) Hành vi vi phạm của S và chị D dẫn đến hậu quả là cả hai người sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí từ hành vi vi phạm của mình, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật, bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


Câu 4:

18/07/2024

Theo em, hành vi đòi xem tin nhắn của H và việc từ chối của Q là đúng hay sai? Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì?

Xem đáp án

- Hành vi đòi xem tin nhắn của H là sai và việc từ chối của Q là đúng, vì thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được bóc mở, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác nếu không được người đó cho phép.

- Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H không nên đề nghị kiểm soát thư tín của bạn, vì đó là bí mật đời tư của người khác, cần phải được tôn trọng.


Câu 6:

18/07/2024

Vì muốn biết quan hệ giữa bạn mình là L với một bạn trai khác, nên mỗi lần thấy L nói chuyện qua điện thoại, M lại tìm cách tiếp cận để nghe trộm. Biết chuyện, L không hài lòng về hành vi của M.

a) Hành vi của M đã xâm phạm quyền nào của L? Vì sao?

b) Theo em, L cần làm gì để bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm?

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Hành vi của M đã xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại của L.

♦ Yêu cầu b) Để bảo vệ quyền của mình bị xâm phạm, L cần nói thẳng với M về hành vi không được phép và đề nghị M dừng hành vi xâm phạm này.


Câu 7:

18/07/2024

Là bạn thân của nhau, nhưng K thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. K đã tìm cách đăng nhập vào tài khoản trên mạng xã hội của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người. Biết chuyện, T rất buồn và thấy bị tổn thương nên đã hạn chế tiếp xúc với K. K cũng không được vui khi thấy T lạnh nhạt đối với mình.

a) Là bạn thân với nhau, K có quyền truy cập tài khoản trên mạng xã hội để đọc tin nhắn của T không? Vì sao?

b) Hành vi của K đã để lại hậu quả gì cho cả K và T?

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Dù là bạn thân của T, K cũng không có quyền truy cập tài khoản để đọc tin nhắn của T, vì tin nhắn là thư tín của cá nhân, được bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được bóc mở, kiểm soát nếu không được người đó cho phép.

♦ Yêu cầu b) Hành vi của K để lại hậu quả:

+ Đối với K: Có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình.

+ Đối với T: Bí mật, an toàn thư tín đã bị xâm phạm.


Câu 9:

18/07/2024

Tự liên hệ bản thân, em đã tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác hay chưa? Biểu hiện cụ thể như thế nào?

Xem đáp án

(*) Tham khảo: Bản thân em đã thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: 

+ Không tự ý xem điện thoại, thư của người khác; 

+ Từ chối khi được người khác rủ xem điện thoại, thư của người khác; 

+ Yêu cầu người khác chấm dứt hành vi tự ý xem điện thoại, xem thư của mình...


Câu 10:

18/07/2024

Em hãy viết một thông điệp về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Xem đáp án

(*) Tham khảo: quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân cần được tôn trọng và bảo vệ


Bắt đầu thi ngay