Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Giải SGK KTPL 11 Cánh Diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Giải SGK KTPL 11 Cánh Diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Giải SGK KTPL 11 Cánh Diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

  • 47 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Em hãy chia sẻ một số hoạt động mà nhân dân tham gia đóng góp xây dựng và phát triển địa phương. Theo em, trong các hoạt động đó, hoạt động nào là tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Xem đáp án

- Một số hoạt động mà nhân dân tham gia đóng góp xây dựng và phát triển địa phương:

+ Đóng góp ý kiến về kế hoạch và việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.

+ Đóng góp ý kiến về việc xây dựng các công trình văn hóa, giao thông công cộng tại địa phương.

+ …

- Các hoạt động đó đều là hoạt động tham gia quản lí nhà nước và xã hội


Câu 2:

18/07/2024

a) Từ các thông tin trên, em hãy xác định một số nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

b) Căn cứ vào các thông tin trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp 1, 2, 3.

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a)

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân trong tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, thảo luận các công việc chung của đất nước, của địa phương, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đất nước.

- Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua tổ chức tự quản cộng đồng để quản lý những công việc của cộng đồng dân cư, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương.

♦ Yêu cầu b) Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở 3 trường hợp:

- Trường hợp 1: Anh M đã tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp được quy định trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện ở việc trực tiếp đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

- Trường hợp 2: Chị B đã tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ gián tiếp bằng cách gửi các ý kiến đóng góp (có thể thông qua hòm thư góp ý hoặc qua các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã).

- Trường hợp 3: Chị gái của K đã thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp thông qua việc tích cực bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.


Câu 3:

20/07/2024

a) Theo em, trong trường hợp 1, việc ông T Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã có vi phạm nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Hậu quả của việc làm đó là gì?

b) Em hãy nhận xét hành vi của anh H và M trong trường hợp 2.

c) Hãy chia sẻ hậu quả hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội mà em biết.

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Việc ông T Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã vi phạm nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hành vi của ông T sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

♦ Yêu cầu b) Anh H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội thể hiện ở việc tham gia cuộc họp do thôn tổ chức. Anh M không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội vì từ chối không tham gia họp nên không biết, không hiểu thông tin về dự án xây dựng nhà văn hoá mới.

♦ Yêu cầu c) Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội:

- Về phía cơ quan nhà nước:

+ Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

- Về phía công dân:

+ Không thực hiện được đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.


Câu 6:

22/07/2024

Theo em, hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở những trường hợp dưới đây là gì?

A. Chị M không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.

B. Chính quyền xã N không triển khai đầy đủ các quyết định của cấp trên đến nhân dân. C. Anh D từ chối không tham gia góp ý cho bản hương ước xây dựng nông thôn mới của thôn.

D. Ông T là Chủ tịch xã X đã quyết định mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương dù vẫn còn có ý kiến không nhất trí của nhân dân. 

Xem đáp án

- Trường hợp a. Hành vi của chị M không tố giác tham ô, tham nhũng ở địa phương có thể dẫn tới thất thoát tài sản, làm mất niềm tin của nhân dân.

- Trường hợp b. Hành vi của chính quyền xã N sẽ dẫn tới hậu quả nhân dân không biết, không góp ý và không thực hiện được các chính sách của chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh và trung ương. Từ đó, làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền.

- Trường hợp c. Việc anh D từ chối không tham gia góp ý cho bản hương ước xây dựng nông thôn mới của thôn khiến cho anh D không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được vai trò của bản thân, ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.

- Trường hợp d. Hành vi của ông T vi phạm quyền dân chủ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội có thể dẫn tới gây mất ổn định chính trị, mất niềm tin của nhân dân vào sự quản lí của nhà nước.


Câu 7:

18/07/2024

Là học sinh lớp 11 nhưng T rất quan tâm đến các chính sách của Uỷ ban nhân dân xã X đối với thanh thiếu niên. T thường tham gia các buổi họp thôn do Uỷ ban nhân tổ chức và đã đóng góp ý kiến cho các chính sách xây dựng thư viện, khu vui chơi cho trẻ em. Tuy nhiên, P là bạn của T lại cho rằng những hành động của T là không cần thiết vì đó là nhiệm vụ mà Uỷ ban nhân dân xã phải làm.

a) Em hãy nhận xét hành vi của T và ý kiến của P.

b) Nếu là T, em sẽ làm gì để giúp P hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a)

- Việc quan tâm đến các chính sách của Uỷ ban nhân dân xã X đối với thanh thiếu niên và thường tham gia các buổi họp thôn do Uỷ ban nhân tổ chức, đóng góp ý kiến cho các chính sách xây dựng thư viện, khu vui chơi cho trẻ em của T chính là việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Ý kiến của P là không đúng vì tham gia quản lý nhà nước và xã hội không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân.

♦ Yêu cầu b) Nếu là T, em sẽ giải thích cho D hiểu về quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Em cũng có thể sẽ thuyết phục D tham gia một cuộc họp ở địa phương do chính quyền tổ chức để D thấy được trách nhiệm công dân của mình.


Câu 8:

18/07/2024

Xã A thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng làm đường liên xã ở thôn của anh Q. Tuy nhiên, khi tiến hành họp thôn, lãnh đạo xã A chỉ thông qua kế hoạch mà không tiếp nhận ý kiến đóng góp của anh Q và nhân dân trong thôn dù mọi người rất tích cực thảo luận và đưa ra giải pháp. Do đó, anh Q đã không đồng tình với kế hoạch giải phóng mặt bằng của xã và gửi đơn tố cáo lên các cơ quan cấp trên.

a) Em hãy nhận xét hành vi của lãnh đạo xã A, anh Q và mọi người trong thôn.

b) Theo em, xã của anh Q nên làm gì để mọi người trong thôn thực hiện được quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a)

- Hành vi của lãnh đạo xã A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hành vi này có thể dẫn đến một số hậu quả như phản đối, tố cáo, mất niềm tin của nhân dân.

- Việc tích cực đóng góp ý kiến của anh Q và nhân dân trong thôn thể hiện việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

♦ Yêu cầu b) Xã của anh Q nên tiếp thu những ý kiến đóng góp tích cực của nhân dân trong thôn, lựa chọn những ý kiến phù hợp với chính sách của Nhà nước để gửi lên cơ quan chính quyền cấp cao hơn.


Câu 10:

22/07/2024
Em hãy viết một bài tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội và chia sẻ với mọi người.
Xem đáp án

Bài viết tham khảo:

1. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân có nghĩa là gì?

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một quyền cơ bản nhất của công dân trên lĩnh vực chính trị, được ghi nhận trong luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho công dân có quyền được tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân ta đã góp phần lập ra nhà nước, bầu ra đại biểu ưu tú, đại diện mình tham gia vào bộ máy và các cơ quan nhà nước để quản lý nhà nước, quản lí xã hội.

Đây là quyền của công dân nhằm phát huy tính tích cực và làm chủ của công dân Việt Nam dưới chế độ XHCN, Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ của công dân dựa trên nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tạo điều kiện tốt nhất để công dân tham gia quản lý nhà nước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện trong văn bản nào? 

Quyền tham gia quản lý nhà nước - xã hội của công dân được thể hiện theo quy định tại Điều 28 - Hiến pháp năm 2013 như sau: Công dân có quyền được tham gia quản lý Nhà nước - xã hội, tham gia vào thảo luận và kiến nghị với cơ quan của Nhà nước về các vấn đề của cơ sở ở địa phương và trên cả nước.

Hiến pháp 2013 quy định, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền được bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền được ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện những quyền này do pháp luật định. Pháp luật quy định mọi công dân có quốc tịch Việt Nam đều có quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước-xã hội.

Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền được tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân tính đến ngày bầu cử được công bố, trừ các trường hợp không được ghi tên hoặc bị xóa tên trong danh sách cử tri. Tất cả quyền lực của nhà nước đều thuộc về công dân.

Một số trường hợp đặc biệt, công dân bị hạn chế quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, cụ thể là:

- Trường hợp công dân không được tham gia bầu cử, ứng cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Công dân vi phạm pháp luật hình sự thuộc các nhóm đối tượng sau:

+ Công dân đang bị tước quyền ứng cử theo bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án; Người đang chấp hành các án phạt tù; Người bị hạn chế hoặc không có hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố; Người đang chấp hành các bản án của Tòa án; Người đã chấp hành xong nhưng chưa được xóa án tích.

+ Công dân đang chấp hành án phạt xử lý hành chính trong các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Trường hợp công dân không được bỏ phiếu biểu quyết trong hoạt động trưng cầu ý dân: Người dân đã bị kết án là tử hình và đang chờ thi hành án; Người chấp hành án phạt tù không được hưởng án treo.

- Trường hợp không được làm việc ở các tổ chức, cơ quan Nhà nước: công dân đã từng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

3. Công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách nào?

Công dân tham gia quản lý nhà nước - xã hội thông qua 2 cách:

- Hình thức gián tiếp:

+ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước thông qua việc thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu của Hội đồng nhân dân. Để đại diện nhân dân, đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu sự giám sát và chất vấn của cử tri về các nhiệm vụ, yêu cầu quản lý Nhà nước.

+ Công dân tham gia quản lý Nhà nước - xã hội thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Chính sách của Nhà nước cho phép mọi người dân thông qua tổ chức mà chính mình là thành viên trong đó, được tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý Nhà nước.

- Hình thức trực tiếp:

+ Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan của Nhà nước thông qua những cơ chế tuyển dụng, tuy theo năng lực và trình độ chuyên môn của từng công dân để có thể được tuyển dụng vào cơ quan của Nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong bộ máy của Nhà nước.

+ Công dân có thể được tham gia vào thảo luận và đóng góp ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề thuộc quốc gia khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của Luật hiện hành.

+ Tham gia đóng góp ý kiến với hoạt động của các cơ quan trong Nhà nước, phát biểu ý kiến về các vấn đề thuộc quản lý Nhà nước, về nội dung của những quyết định quản lý, kiến nghị để hoàn thiện chính sách và pháp luật đối với những vấn đề mà xã hội phát sinh.

+ Tham gia vào quá trình kiểm tra hay giám sát các hoạt động bộ máy Nhà nước, đấu tranh với các quan điểm sai trái, tệ nạn quan liêu, hách dịch, lãng phí hay tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

+ Tham gia góp ý kiến để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Cách thức tham gia là cơ quan, tổ chức chủ trì có trách nhiệm phải tạo điều kiện để mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân được tham gia góp ý về dự thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

+ Tham gia bàn và quyết định trực tiếp đến những vấn đề liên quan đến đời sống như sinh sống, làm việc tại các địa phương. Công dân có thể góp ý với các cơ quan chức năng về những vấn đề vướng mắc, gây ảnh hưởng xấu cho sự ổn định và phát triển để từ đó có thể tìm ra cách để khắc phục và giải quyết vấn đề.

+ Tố cáo, khiếu nại những việc làm trái với pháp luật của các cơ quan, công chức Nhà nước, tìm kiếm sự giải quyết để đảm bảo ổn định và lao động phát triển. Nhà nước ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo là để tạo cơ sở cho công dân thực hiện và được cơ quan Nhà nước tiếp nhận và giải quyết.

4. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội mang lại ý nghĩa gì?

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một quyền cơ bản, khẳng định sự làm chủ của công dân trên mọi lĩnh vực của Nhà nước. Hơn hết, quyền còn khẳng định bản chất của chế độ nước ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, mang bản chất của giai cấp công nhân. Nhằm bảo đảm cho nhân dân được phát triển một cách toàn diện nhất.


Câu 11:

18/07/2024

Em hãy kể về một trường hợp công dân tích cực thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, từ đó liên hệ đến bản thân.

Xem đáp án

- Trường hợp: Ông P và một số cán bộ hưu trí sinh sống tại quận H luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khi có hội nghị lấy ý kiến người dân về dự thảo luật, ông đã tích cực tham gia góp ý kiến.

- Liên hệ bản thân: nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.


Bắt đầu thi ngay