Giải SGK Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Giải SGK Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
-
50 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Lời giải:
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.
+ Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…)
+ Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.
+ Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác (Điều 11 Luật Báo chí năm 2016)
Câu 2:
18/07/20241/ Các chủ thể trong trường hợp 4, 5 và 6 đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như thế nào?
2/ Theo em, công dân có những quyền gì về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin? Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền này trong cuộc sống.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Trường hợp 4, ông T đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng việc viết bài bày tỏ sự ủng hộ và đưa ra những phân tích, đánh giá tích cực về vai trò, nội dung của Hiến pháp, góp phần tuyên truyền, phổ biến những quy định của Hiến pháp đến với mọi công dân.
- Trường hợp 5, các nhà báo đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng việc đến Trường Trung học phổ thông A phỏng vấn các thầy cô và HS để đưa tin, viết bài bày tỏ sự ngưỡng mộ và khen ngợi đối với ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học này.
- Trường hợp 6, P đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng việc chủ động tìm kiếm tài liệu ôn tập và liên hệ trực tiếp với cán bộ của Trường Đại học K để được cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục liên quan nhằm đảm bảo việc tham gia kì thi sẽ diễn ra thuận lợi, có kết quả tốt.
♦ Yêu cầu số 2:
- Công dân có các quyền về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như:
+ Được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;
+ Được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hồi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí;
+ Được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống;
+ Được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;...
- Ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong cuộc sống:
+ Học sinh chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho học tập trên mạng internet;
+ Học sinh viết bài chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ tốt đăng lên mạng xã hội;
+ Học sinh viết bài, quay các clip quảng bá du lịch, ẩm thực địa phương đăng lên mạng...Câu 3:
18/07/20241/ Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như thế nào?
2/ Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt các nghĩa vụ về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Trường hợp 3, anh D đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc luôn tuân thủ đạo đức của người làm báo, thực hiện đúng các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật có liên quan, thu thập, xác minh thông tin chính xác để cung cấp cho độc giả những nội dung bổ ích, phản ánh trung thực, khách quan tình hình đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong quá trình làm việc.
- Trường hợp 4, lớp trưởng V đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc tìm hiểu, xác minh các thông tin có căn cứ rõ ràng để đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi chia sẻ lại cho các bạn học trong lớp.
♦ Yêu cầu số 2: Ví dụ về việc thực hiện tốt các nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:
+ Công dân không viết bài có nội dung tiêu cực, chống phá chính quyền đăng tải trên các trang mạng xã hội;
+ Công dân không thực hiện các hành vi xâm nhập trái phép để thu thập thông tin mật của các cơ quan nhà nước; không tiếp cận những thông tin có nội dung tiêu cực, phản động, chống phá Nhà nước; không tiếp cận trái phép những thông tin riêng tư của người khác...Câu 4:
18/07/20241/ Em hãy cho biết, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
2/ Theo em, ngoài những hậu quả đã được đề cập trong trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Thông tin 1 đề cập đến hậu quả pháp lí (xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù, cấm đảm nhiệm chức vụ) và hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Trường hợp 2 đề cập đến hậu quả khiến mọi người hiểu nhầm, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và có thể khiến người vi phạm bị xử phạt theo quy định pháp luật về hành vi đăng tải thông tin có nội dung sai lệch lên mạng xã hội.
- Trường hợp 3 đề cập đến hậu quả gây chậm trễ công việc và gây thiệt hại kinh tế cho người khác của hành vi cung cấp sai thông tin.
♦ Yêu cầu số 2:
- Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin còn gây ra những hậu quả tiêu cực khác như:
+ Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân; ảnh hưởng trật tự quản lí hành chính nhà nước;
+ Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước;
+ Có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, danh dự, uy tín của công dân;...
- Ví dụ:
+ Hành vi ngăn cản người khác tiếp cận các thông tin về y tế có thể khiến công dân chậm trễ trong việc chữa bệnh, không biết cách chăm sóc sức khoẻ;
+ Hành vi lan truyền thông tin vu khống người khác có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người đó,...
Câu 5:
18/07/20241/ Các học sinh trong trường hợp 2 và 3 đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
2/ Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Trường hợp 2, các HS là đại biểu của Đoàn Thanh niên thành phố đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc tích cực phát biểu bày tỏ quan điểm của bản thân và đóng góp nhiều ý kiến tích cực khi tham dự hội nghị “Giải pháp quản lí rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường bền vững” do Uỷ ban nhân dân thành phố H đã phối hợp với một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn tổ chức.
- Trường hợp 3, C đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc tìm cơ hội bày tỏ mong muốn được theo dõi chương trình thời sự của mình với bố mẹ, giải thích cho bố mẹ hiểu mình chỉ xem một số chương trình trên ti vi để có thêm kiến thức về các lĩnh vực của cuộc sống, phục vụ cho việc học tập.
♦ Yêu cầu số 2: Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:
+ Tích cực học tập, tìm hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;
+ Tích cực, chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những việc làm phù hợp với năng lực, lứa tuổi;
+ Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;
+ Tham gia tuyên truyền, vận động, giáo dục, giúp đỡ những người xung quanh hiểu và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;...
Câu 6:
18/07/2024Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Công dân đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, xã hội là thực hiện quyền tự do về ngôn luận, báo chí.
b. Quyền được tiếp cận thông tin là quyền con người có thể tự do đọc, xem, nghe, kể bất cứ thông tin nào nếu muốn.
c. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên tất cả những suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.
d. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin bắt buộc mọi công dân đều phải tuân theo những nghĩa vụ mà pháp luật quy định về các vấn đề đó.
Lời giải:
- Ý kiến a. Đúng, vì việc đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, của xã hội là do công dân tự thực hiện để nói lên những suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm của bản thân mình, không chịu sự ép buộc, cưỡng chế của bất kì ai.
- Ý kiến b. Sai, vì những thông tin như: thông tin cơ mật của quốc gia, của cơ quan, tổ chức, cá nhân... công dân không được phép tiếp cận.
- Ý kiến c. Sai, vì việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện quyền này, công dân cần có ý thức tôn trọng người khác, tôn trọng những quy tắc ứng xử chung, tôn trọng và bảo vệ Tổ quốc, không phải muốn nói gì cũng được.
- Ý kiến d. Đúng, vì quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Do đó, khi thực hiện quyền của mình, công dân phải tuân theo những nghĩa vụ nhất định để tránh những hành vi vi phạm pháp luật, tránh gây tổn hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, cơ quan và đất nước.
Câu 7:
18/07/2024Em có nhận xét gì về những hành vi sau đây?
a. K luôn chủ động phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường và ở địa phương.
b. X từ chối bày tỏ ý kiến dù luôn được bố mẹ, thầy cô giáo khuyến khích.
c. N chủ động lên mạng tìm kiếm các thông tin cần thiết phục vụ cho học tập.
d. Y liên hệ toà soạn báo B yêu cầu họ đinh chính thông tin sai lệch về minh trên báo.
Lời giải:
- Trường hợp a. Hành vi của K là đúng vì hành vi đó đã phát huy tích cực quyền công dân của bản thân, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm của HS đối với trường lớp và quê hương, đất nước.
- Trường hợp b. Hành vi của X không sai, nhưng không tốt, không thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân dù đã được mọi người tạo điều kiện. Hành vi này khiến mọi người không hiểu được suy nghĩ, mong muốn của X, đồng thời khiến X trở nên thụ động và khép mình hơn, khó khăn trong việc hòa nhập với mọi người xung quanh.
- Trường hợp c. Hành vi của N rất tốt và đáng được noi theo. Hành vi này thể hiện sự chủ động của N trong việc tiếp cận những thông tin có ích, nâng cao hiểu biết cho bản thân và học tập tốt hơn
- Trường hợp d. Hành vi của Y là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, tránh gây hiểu nhầm đáng tiếc.
Câu 8:
18/07/2024Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a. M xảy ra mâu thuẫn với A (bạn học cùng lớp) nên đã viết bài bày tỏ những cảm xúc tiêu cực về A và đăng lên một nhóm kín trên mạng xã hội. Bài viết của M đã nhận được nhiều phản hồi từ các thành viên cùng nhóm, trong đó, phần lớn các bình luận bày tỏ thái độ đồng tinh, ủng hộ M và có những bình luận xúc phạm A.
Theo em, hành vi của các chủ thể trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không? Vì sao?
Tình huống b. Với mục đích trêu đùa, tăng lượng tương tác, Q đã bịa ra một số thông tin giật gân không có thật rồi đăng tải lên mạng xã hội. Bài đăng của Q được một số người chia sẻ lại nên lan truyền nhanh khiến nhiều người hiểu nhầm và nảy sinh tâm lí hoang mang, lo sợ.
Theo em, hành vi của Q có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không? Vì sao?
Lời giải:
- Tình huống a. Hành vi của M và các thành viên trong nhóm đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Hành vi đó đã vi phạm quy định của pháp luật, lan truyền những thông tin tiêu cực, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của A.
- Tình huống b. Hành vi của Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Hành vi bịa đặt thông tin giật gân, sai sự thật đăng tải lên mạng xã hội sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu, vi phạm quy định của pháp luật.
Câu 9:
18/07/2024Em hãy xử lí các tình huống sau:
Tình huống a. Gần đến ngày thành lập Đoàn 26 - 3, lớp của Q tổ chức một cuộc họp để thảo luận các nội dung chuẩn bị tham gia hội trại toàn trường. Trong cuộc họp, hai bạn H và D liên tục phát biểu ý kiến và có nhiều lời lẽ công kích, chê bai lẫn nhau.
Nếu là lớp trưởng, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để H với D hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận?
Tình huống b. N đăng tải và chia sẻ lại thông tin từ các hội, nhóm trên mạng xã hội mà không quan tâm thông tin đó có đúng sự thật hay không.
Nếu là bạn của N, em sẽ khuyên N như thế nào để bạn hiểu được tác hại và không lặp lại hành vi đó nữa?
Lời giải:
- Tình huống a. Em yêu cầu D dừng hành vi của mình, nêu lại mục tiêu cuộc họp và nhắc nhở các bạn thực hiện đúng. Đồng thời giải thích cho D hiểu việc dùng lời lẽ công kích, chê bai lẫn nhau là không đúng, có thể dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, khuyên D không nên thực hiện những hành vi đó nữa.
- Tình huống b. Em giải thích cho Nhiều hành vi của mình có thể dẫn đến vi phạm pháp luật và gây nên những hậu quả tiêu cực khác, khuyên N trước khi đăng tải một thông tin nào đó nên có sự chọn lọc, kiểm tra tính đúng đắn của thông tin và ngừng đăng các thông tin không rõ đúng, sai.Câu 10:
22/07/2024Lời giải:
(*) Sản phẩm tham khảo: tờ gấp tuyên truyền pháp luật về “Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”
- Trang số 1:
- Trang số 2: