Giải SGK Kinh tế pháp luật 11 CTST Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Giải SGK Kinh tế pháp luật 11 CTST Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
-
88 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Lời giải:
- Trường hợp: Sáng thứ Bảy, H đến nhà K chơi. Sau khi H ra về, ông C là bố của K tìm điện thoại nhưng không thấy. Ông C cho rằng H đã lấy điện thoại đó, nên đã quyết định sang nhà H để khám xét. Gia đình H không đồng ý cho ông C vào nhà, nhưng ông C cứ xông thẳng vào nhà lục lọi đồ đạc để tìm chiếc điện thoại của mình.
Câu 2:
18/07/2024- Theo em, việc làm của A có phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không? Vì sao?
- Em biết quy định nào khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Việc làm của A không phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vì A đã có hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý/ cho phép của người đó.
♦ Yêu cầu số 2: Một số quy định khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Ngoài các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021); các quy định có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở còn được ghi nhận ở Luật Cư trú năm 2020 (khoản 1 Điều 2), Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 hay Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 3:
19/07/2024- Em hãy cho biết hành vi nào của anh B, anh C vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
- Theo em, anh B và anh C có bị pháp luật xử lí không? Vì sao?
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Nhận xét hành vi của các nhân vật trong trường hợp:
+ Trường hợp 1: Anh B, anh N đã dùng vũ lực đe doạ, ở lại nhà bà A khi không có sự đồng ý của bà là hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở,
+ Trường hợp 2: Hành vi đuổi công nhân ra khỏi khu tập thể, đồng thời vứt bỏ đồ đạc của họ của ông C là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
♦ Yêu cầu số 2: Theo quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi của anh B, anh N và ông C có thể bị pháp luật xử lí.
Câu 4:
18/07/2024Lời giải:
- Trường hợp 1: Hành vi của ông T gây ra các hậu quả sau: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông K bị xâm phạm; hậu quả pháp lí đối với chính ông T: bị phạt cải tạo không giam giữ một năm về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác.
- Trường hợp 2: Hành vi của bà V xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, gây thiệt hại về tài sản cho chị H.
Câu 5:
18/07/2024- Hãy cho biết ý kiến của em về việc làm của A và H.
- Em hãy cho biết những việc làm thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Việc làm của A thể hiện sự chủ động trong việc tôn trọng và thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; việc làm của H thể hiện sự không tôn trọng và có thể dẫn tới hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
♦ Yêu cầu số 2: Những việc làm thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
+ Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
+ Lên án các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
+ Phát hiện, ngăn chặn hoặc báo cho các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
+ Học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
+ Tự giác thực hiện quy định về quyền này, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chính quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ởCâu 6:
18/07/2024Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Chiếm giữ chỗ ở của người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Bất kì chỗ ở nào mà công dân dùng vào mục đích cư trú thì đều được pháp luật bảo vệ.
c. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép, trừ trường hợp luật có quy định.
d. Cơ quan công an có thể khám xét chỗ ở của công dân khi có dấu hiệu nghi vấn tại đó có công cụ, phương tiện phạm tội.
Lời giải:
- Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi chiếm, giữ chỗ ở của người khác bằng thủ đoạn trái pháp luật mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020, chỉ có chỗ ở hợp pháp mới được pháp luật bảo vệ.
- Nhận định c. Đồng tình với nhận định c vì quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là chỉ khi một người cho phép mới được vào chỗ ở của người đó. Tuy nhiên, luật có quy định những trường hợp khi có căn cứ và thực hiện đúng trình tự pháp luật thì có thể vào chỗ ở người khác mà không cần sự đồng ý của họ.
- Nhận định d. Không đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), để cơ quan công an có thể khám xét thì cần phải có căn cứ theo quy định pháp luật cụ thể.
Câu 7:
18/07/2024Em hãy đưa ra đánh giá của mình về các hành vi sau:
a. Anh A tích cực tham gia tuyên truyền quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
b. Bạn T xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới được vào nhà họ để khảo sát ý kiến.
c. Cơ quan điều tra tiến hành khám xét nhà của anh A khi chưa có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát đối với lệnh khám xét.
d. Bà D cho thuê nhà nhưng khi chưa hết hạn hợp đồng thuê, bà đã yêu cầu người thuê ra khỏi nhà.
Lời giải:
- Trường hợp a. Hành vi của anh A tích cực tham gia tuyên truyền quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Trường hợp b. Hành vi của bạn T xin phép và khi được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ để khảo sát ý kiến là hành vi tuân thủ quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vì chỉ vào chỗ ở của người khác khi được sự đồng ý của họ.
- Trường hợp c. Hành vi của Cơ quan điều tra tiến hành khám xét nhà của anh A khi chưa có sự phê
chuẩn của Viện kiểm sát đối với lệnh khám xét là hành vi chưa phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vì vi phạm trình tự, thủ tục khám xét.
- Trường hợp d. Hành vi của bà D cho thuê nhà nhưng khi chưa hết hạn hợp đồng thuê, bà đã yêu cầu người thuê ra khỏi nhà là hành vi không phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vì buộc người thuê ra khỏi nơi cư trú hợp pháp của họ (khi chưa hết hợp đồng).
Câu 8:
18/07/2024Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
a. Ông A và bà B tranh chấp ngôi nhà mà vợ chồng bà B cùng các con chưa thành niên đang cư trú hợp pháp. Các bên đã khởi kiện vụ việc tranh chấp nhà tại Toà án. Trong khi chờ Toà án giải quyết, lợi dụng lúc gia đình bà B đi vắng, ông A cùng một số người đã phá khoá cửa, di chuyển đồ đạc của bà B ra khỏi nhà và chiếm giữ trái phép nhà của bà B làm cho gia đình bà B không còn chỗ ở.
Hãy phân tích hành vi của ông A, từ đó rút ra bài học cho bản thân.
b. Anh M và chị N kết hôn với nhau đã hơn 10 năm. Tài sản chung của hai vợ chồng là một ngôi nhà hai tầng khá khang trang. Vì nhiều lí do khác nhau, hai vợ chồng anh chị quyết định li hôn. Trong thời gian chờ Toà án giải quyết yêu cầu phân chia tài sản, nhân khi chị N đi vắng, anh M đã thay hệ thống khoá mới và không cho chị N về lại nhà của mình. Không có chỗ ở, chị N phải về nhà cha mẹ đẻ để ngủ nhờ.
- Cho biết đánh giá của em về hành vi của anh M.
- Đưa ra cách ứng xử của em trong trường hợp nếu là chị N.
Lời giải:
- Trường hợp a. Hành vi của ông A xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của bà B vì bà B đang cư trú hợp pháp. Trong trường hợp này, ông A cần kiên nhẫn chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Toà án), không nên sử dụng vũ lực để đuổi người khác ra khỏi nhà và chiếm giữ nhà của họ.
- Trường hợp b.
+ Đánh giá về hành vi của anh M: Hành vi của anh M không phù hợp với quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vì ngôi nhà là tài sản chung của cả hai vợ chồng, do hai vợ chồng cùng tạo lập.
+ Cách ứng xử của em nếu là chị N: Cần nói chuyện với anh M, phân tích để anh M biết được rằng ngôi nhà là tài sản chung, đó là chỗ ở hợp pháp của chị N và chị N có quyền cư trú. Trường hợp anh M vẫn kiên quyết đuổi chị N ra khỏi nhà, chị N cần phải trình báo với cơ quan có thẩm quyền đề xử lí hành vi đuổi người khác ra khỏi nơi cư trú hợp pháp của họ.
Câu 9:
18/07/2024Nhận xét hành vi của các nhân vật trong tình huống sau:
Trên đường đi học về, bạn N thấy có người lạ mặt đang tìm cách mở khoá cổng để vào nhà hàng xóm. N nói:“Có người lạ đang tìm cách vào nhà bác hàng xóm, chúng ta phải tìm cách báo cho bác ấy hoặc báo công an". Nghe vậy, M trả lời: “Họ vào nhà hàng xóm chứ có vào nhà mình đâu mà quan tâm”. N đáp: “Chúng ta phải có trách nhiệm trình báo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Lời giải:
- Hành vi của bạn N phù hợp với các quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thể hiện trách nhiệm trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền này.
- Hành vi của bạn M chưa phù hợp với các quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, chưa thể hiện sự tự giác thực hiện các quy định trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
Câu 10:
21/07/2024Lời giải:
- Hành vi vi phạm: Anh M nợ tiền của ông N và bỏ trốn khỏi địa phương. Một hôm, nhận được tin anh M đang trốn ở nhà chị Q (chị gái của M) ở thôn bên cạnh, ông N đã cùng hai con trai của mình đến nhà chị Q để tìm kiếm. Khi bố con ông N đến nơi, chị Q đã khoá cửa, không cho họ vào nhà và khẳng định M không có ở nhà chị. Bố con ông N không tin nên đã phá cửa nhà chị Q và xông vào nhà tìm kiếm, khám xét đồ đạc để tìm M nhưng không thấy anh M. Sau đó, chị Q đã khởi kiện bố con ông N về hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác. Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, tòa đã tuyên ông N bị phạt cải tạo không giam giữ một năm về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác.
- Hậu quả: Hành vi của ông T gây ra các hậu quả sau:
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của chị Q bị xâm phạm;
+ Hậu quả pháp lí đối với chính ông N: bị phạt cải tạo không giam giữ một năm về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác.
- Bài học: Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 11:
18/07/2024Lời giải:
(*) Tham khảo: Hai người bảo vệ đuổi theo một tên ăn trộm, đến ngã tư thì mất dấu. Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà ông T, hai người bảo vệ đề nghị ông T cho vào nhà để tìm kiếm tên trộm, nhưng ông T không đồng ý vì không thấy ai vào nhà mình cả. Hai người bảo vệ quyết định không vào nhà ông T, mà quay lại chợ làm nhiệm vụ của mình.