Giải SGK KHTN 8 CTST Ôn tập chủ đề 1
Giải SGK KHTN 8 CTST Ôn tập chủ đề 1
-
47 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Hình dưới đây là sơ đồ minh hoạ phản ứng giữa các phân tử hydrogen (H2) và oxygen (O2) tạo ra nước (H2O).
a) Trong quá trình phản ứng, các liên kết trong phân tử các chất tham gia thay đổi như thế nào?
b) Phân tử nào được sinh ra sau phản ứng?
c) Nhận xét số lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng.
a) Trước phản ứng O liên kết với O; H liên kết với H. Sau phản ứng O liên kết với H.
b) Phân tử được sinh ra sau phản ứng là nước (H2O).
c) Số lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng là không thay đổi.
Câu 2:
13/07/2024Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
Chuẩn bị: 1 quả trứng gà (hay trứng vịt), 1 cốc thuỷ tinh, lọ giấm ăn (dung dịch acetic acid 2 – 5%).
Tiến hành thí nghiệm: Cho quả trứng vào cốc, rót từ từ giấm vào cốc cho đến khi ngập hẳn quả trứng, thấy sủi bọt khí trên bề mặt lớp vỏ trứng. Biết rằng acetic acid đã tác dụng với calcium carbonate (thành phần của vỏ trứng) tạo ra calcium acetate, nước và khí carbon dioxide.
a) Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra.
b) Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành của thí nghiệm trên.
a) Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra: sủi bọt khí trên bề mặt lớp vỏ trứng.
b) Chất tham gia: acetic acid; calcium carbonate (thành phần của vỏ trứng).
Sản phẩm tạo thành: calcium acetate, nước và khí carbon dioxide.
Câu 3:
22/07/2024Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm sau:
Cho đinh sắt (Fe) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) trong ống nghiệm. Sau khi phản ứng kết thúc, bạn đem cân ống nghiệm chứa đinh sắt và dung dịch thì thấy khối lượng nhỏ hơn tổng khối lượng của đinh sắt và dung dịch trước khi phản ứng. Theo em, điều này có phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng hay không. Vì sao?
Theo em điều này có phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng.
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mchất tham gia = mchất sản phẩm
Hay m đinh sắt + mdd trước = mđinh sắt + mdd sau + mkhí hydrogen
Þ mđinh sắt + mdd sau = m đinh sắt + mdd trước - mkhí hydrogen
Hay (mđinh sắt + mdd sau) < (m đinh sắt + mdd trước).
Câu 4:
13/07/2024Isoamyl acetate (C7H14O2) là hợp chất tạo mùi thơm của quả chuối chín. Điều thú vị là ong có thể tiết ra khoảng 1 μg (bằng 1 × 10-6 gam) hợp chất này khi chúng đốt các sinh vật. Mùi hương sẽ thu hút những con ong khác tham gia cuộc tấn công. Hãy xác định trong vết ong đốt:
a) có bao nhiêu phân tử isoamyl acetate được giải phóng?
b) có bao nhiêu nguyên tử carbon?
Số mol isoamyl acetate (C7H14O2) có trong 1 μg (bằng 1 × 10-6 gam) là:
Trong một vết ong đốt:
a) Số phân tử isoamyl acetate được giải phóng là:
7,69 × 10-9 × 6,022 × 1023 = 4,63 × 1015 (phân tử).
b) Số nguyên tử carbon là: 7 × 4,63 × 1015 = 3,241 × 1016 (nguyên tử).
Câu 5:
22/07/2024Để điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm, người ta nung 4,9 gam potassium chlorate (KClO3) có xúc tác MnO2, thu được 2,5 gam potassium chloride (KCl) và một lượng khí oxygen.
a) Lập phương trình hoá học xảy ra của thí nghiệm trên.
b) Phản ứng trên có xảy ra hoàn toàn không? Tính hiệu suất phản ứng.
a) Lập phương trình hoá học:
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng:
KClO3 KCl + O2
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:
+ Ta làm chẵn số nguyên tử O ở vế trái bằng cách thêm hệ số 2 trước KClO3:
2KClO3 KCl + O2
+ Để số nguyên tử O vế phải bằng với vế trái ta thêm hệ số 3 trước O2:
2KClO3 KCl + 3O2
+ Để số nguyên tử K và số nguyên tử Cl ở 2 vế bằng nhau ta thêm hệ số 2 trước KCl:
2KClO3 2KCl + 3O2
Bước 3: Phương trình hoá học hoàn chỉnh:
2KClO3 2KCl + 3O2
b) Phương trình hoá học: 2KClO3 2KCl + 3O2
Tỉ lệ các chất: 2 : 2 : 3
Số mol KClO3 đem nung là:
Theo tỉ lệ trong phương trình hoá học ta có:
nKCl lý thuyết =
Þ mKCl lý thuyết = 0,04 × 74,5 = 2,98 (gam).
Có khối lượng KCl lý thuyết lớn hơn khối lượng KCl thu được thực tế nên phản ứng xảy ra không hoàn toàn.
Hiệu suất của phản ứng là:
Câu 6:
13/07/2024Cho 2 gam hạt kẽm vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ tác động vào một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? Giải thích.
a) Thay 2 gam hạt kẽm bằng 2 gam bột kẽm.
b) Thay dung dịch H2SO4 2,0 M bằng dung dịch H2SO4 1,0 M.
c) Thực hiện phản ứng ở 60 oC.
d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 2,0 M lên gấp đôi ban đầu.
a) Thay 2 gam hạt kẽm bằng 2 gam bột kẽm tốc độ phản ứng tăng do tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất tham gia.
b) Thay dung dịch H2SO4 2,0 M bằng dung dịch H2SO4 1,0 M tốc độ phản ứng giảm do giảm nồng độ của chất tham gia.
c) Thực hiện phản ứng ở 60 oC tốc độ phản ứng tăng do tăng nhiệt độ.
d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 2,0 M lên gấp đôi ban đầu tốc độ phản ứng không thay đổi.