Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Giải SGK KHTN 8 CTST Bài 17. Áp suất trong chất lỏng

Giải SGK KHTN 8 CTST Bài 17. Áp suất trong chất lỏng

Giải SGK KHTN 8 CTST Bài 17. Áp suất trong chất lỏng

  • 47 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Thả một viên đất sét vào chậu nước, viên đất sét chìm. Có cách nào để viên đất sét nổi trên mặt nước hay không?

Xem đáp án

Để viên đất sét nổi trên mặt nước ta nặn viên đất sét đó thành hình dạng bất kì sao cho lực đẩy của nước tác dụng lên viên đất sét lớn hơn trọng lực của nó.


Câu 3:

22/07/2024

a. Khi nhúng trong chất lỏng, đĩa nhựa có rời khỏi đáy ống trụ không? Giải thích vì sao.

b. Khi xoay ống trụ theo nhiều hướng khác nhau, đĩa nhựa có rời khỏi đáy ống trụ không?

c. Nêu kết luận về sự tồn tại áp suất của chất lỏng.

Xem đáp án

a. Khi nhúng trong chất lỏng, đĩa nhựa không rời khỏi đáy ống trụ vì chất lỏng đã tác dụng áp suất lên đáy bình.

b. Khi xoay ống trụ theo nhiều hướng khác nhau, đĩa nhựa không rời khỏi đáy ống trụ.

c. Kết luận về sự tồn tại áp suất của chất lỏng: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó.


Câu 4:

18/07/2024

Nêu kết luận về hướng và độ lớn trong sự truyền áp suất của chất lỏng.

Xem đáp án

Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.


Câu 5:

14/07/2024

Nêu thêm một số ví dụ về sự truyền áp suất của chất lỏng trong thực tế.

Xem đáp án

Ví dụ về sự truyền áp suất của chất lỏng trong thực tế:

- Lấy 1 quả bóng chứa đầy nước và tạo các lỗ khác nhau ở các vị trí khác nhau và nhấn quả bóng, chúng ta có thể thấy rằng nước chảy ra.

- Thang máy thủy lực: có cấu tạo và hoạt động dựa trên hệ thống piston thủy lực mà ở đó, dầu đóng vai trò quan trọng khi vừa là môi chất để truyền lực, vừa là chất bôi trơn bề mặt tiếp xúc.

Nêu thêm một số ví dụ về sự truyền áp suất của chất lỏng trong thực tế. (ảnh 1)

- Kích thủy lực: thiết bị hoạt động dựa vào piston cùng cơ chế áp suất.

Nêu thêm một số ví dụ về sự truyền áp suất của chất lỏng trong thực tế. (ảnh 2)


Câu 6:

13/07/2024

Một máy thủy lực gồm hai pit – tông có các tiết diện s và S. Tính tỉ số Ss để máy thủy lực này có thể nâng một vật có trọng lượng gấp 10 lần lực tác dụng.

Xem đáp án

Khi tác dụng một lực f lên pit – tông nhỏ có diện tích s, lực này gây ra áp suất p=fs lên chất lỏng. Áp suất này được truyền nguyên vẹn tới pit – tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pit – tông này:

F=p.S=f.SsSs=Ff=Pf=10ff=10


Câu 8:

21/07/2024

Mô tả phương và chiều của lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật khi vật được nhúng trong nước.

Xem đáp án

Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật khi vật được nhúng trong nước có đặc điểm:

- Phương: thẳng đứng.

- Chiều: hướng từ dưới lên trên.


Câu 9:

13/07/2024

Từ Bảng 17.1, hãy cho biết độ lớn lực đẩy Archimedes của nước tác dụng lên vật thay đổi như thế nào nếu tăng hoặc giảm thể tích của vật.

Xem đáp án

Giả sử ta có số liệu ở bảng 17.1 như dưới đây:

Từ Bảng 17.1, hãy cho biết độ lớn lực đẩy Archimedes của nước tác dụng lên vật (ảnh 1)

- Khi tăng thể tích vật chìm trong chất lỏng thì độ lớn lực đẩy Archimedes của nước tác dụng lên vật tăng theo.

- Khi giảm thể tích vật chìm trong chất lỏng thì độ lớn lực đẩy Archimedes của nước tác dụng lên vật giảm theo.

Độ lớn lực đẩy Archimedes của nước tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với phần thể tích vật bị nhúng chìm trong chất lỏng.


Câu 10:

14/07/2024

Từ Bảng 17.2, hãy cho biết độ lớn lực đẩy Archimedes của chất lỏng tác dụng lên vật thay đổi như thế nào với các chất lỏng có khối lượng riêng khác nhau.

Xem đáp án

Giả sử ta có số liệu ở bảng 17.2 như dưới đây:

Từ Bảng 17.2, hãy cho biết độ lớn lực đẩy Archimedes của chất lỏng tác dụng lên  (ảnh 1)

Độ lớn lực đẩy Archimedes của chất lỏng tác dụng lên vật khác nhau với chất lỏng có khối lượng riêng khác nhau.

Khối lượng riêng của chất lỏng càng lớn thì độ lớn lực đẩy Archimedes của chất lỏng tác dụng lên vật càng lớn.


Câu 11:

23/07/2024

Từ các Bảng 17.1 và 17.2, nêu kết luận về độ lớn của lực đẩy Archimedes của chất lỏng.

Xem đáp án

Giả sử ta có số liệu ở bảng 17.1, 17.2 như dưới đây:

Từ các Bảng 17.1 và 17.2, nêu kết luận về độ lớn của lực đẩy Archimedes của chất lỏng. (ảnh 1)

Độ lớn của lực đẩy Archimedes của chất lỏng phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất lỏng và phần thể tích vật chìm trong chất lỏng.


Câu 12:

13/07/2024

Một học sinh thực hiện thí nghiệm như Hình 17.5 và thu được các số liệu sau: P1 = 1,7 N; P2 = 0,7 N; P3 = 1,7 N.

Một học sinh thực hiện thí nghiệm như Hình 17.5 và thu được các số liệu sau: P1 = 1,7 N; P2 = 0,7 N; P3 = 1,7 N. (ảnh 1)

a. Tính độ lớn lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật.

b. Nếu thể tích của vật là 84 cm3 thì chất lỏng dùng trong thí nghiệm là nước hay nước muối?

Xem đáp án

a. Độ lớn lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật là

FA = P1 – P2 = 1,7 – 0,7 = 1 (N)

b. Ta có: FA = d. V d=FAV=184.10611905N/m3

Với kết quả trọng lượng riêng thu được, ta thấy tương ứng với trọng lượng riêng của nước muối.


Câu 13:

15/07/2024

a. Khi pha muối vào nước, khối lượng riêng của nước muối thay đổi như thế nào?

b. Giải thích vì sao khi pha thêm muối vào nước thì quả trứng có xu hướng nổi lên.

Xem đáp án

a. Khi pha muối vào nước, khối lượng riêng của nước muối tăng lên.

b. Khi pha thêm muối vào nước thì quả trứng có xu hướng nổi lên vì khối lượng riêng của quả trứng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước muối hay độ lớn lực đẩy Archimedes của nước muối lớn hơn trọng lượng của quả trứng nên đẩy quả trứng chuyển động thẳng lên phía trên mặt nước.


Câu 14:

22/07/2024

Hai quả cầu có thể tích bằng nhau, làm bằng gỗ và nhôm được thả vào nước. Giải thích vì sao quả cầu nhôm thì bị chìm, quả cầu gỗ lại nổi trong nước.

Hai quả cầu có thể tích bằng nhau, làm bằng gỗ và nhôm được thả vào nước. Giải (ảnh 1)

Xem đáp án

- Quả cầu nhôm bị chìm do khối lượng riêng của quả cầu nhôm lớn hơn khối lượng riêng của nước.

- Quả cầu gỗ nổi trong nước do khối lượng riêng của quả cầu gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.


Câu 15:

21/07/2024

Quan sát hình bên, cho biết làm thế nào để tàu ngầm lặn sâu hoặc nổi lên trên mặt biển.

Quan sát hình bên, cho biết làm thế nào để tàu ngầm lặn sâu hoặc nổi lên trên mặt biển. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Để tàu ngầm lặn xuống sâu thì người ta bơm nước vào khoang chứa nước ở trong tàu làm tăng trọng lượng của tàu ngầm cho tới khi lớn hơn lực đẩy của nước và tàu xuống tới độ sâu phù hợp yêu cầu thì dừng bơm nước.

- Để tàu ngầm nổi trên mặt biển, người ta mở van xả nước, dùng không khí nén ở khoang Air tank có áp lực cực lớn giúp đẩy nước trong khoang qua van xả chảy ra ngoài. Khi xả nước, trọng lượng tàu giảm giúp tàu nổi lên khỏi mặt nước.


Câu 16:

13/07/2024

Giải quyết vấn đề đã nêu ở phần Mở đầu bài học.

Xem đáp án

Công thức tính lực đẩy Archimedes: FA=d.V

Cùng là một viên đất sét thì khối lượng riêng của nó không thể thay đổi, để nó có thể nổi hay chìm chúng ta sẽ làm thay đổi phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Để viên đất sét nổi trên mặt nước ta có thể nặn viên đất sét thành các hình dạng khác nhau như: quả chuối, cái thuyền, … giúp thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ tăng lên hay trọng lượng của vật nhỏ hơn độ lớn lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật.


Bắt đầu thi ngay