Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Giải SGK KHTN 8 CTST Bài 14: Phân bón hoá học

Giải SGK KHTN 8 CTST Bài 14: Phân bón hoá học

Giải SGK KHTN 8 CTST Bài 14: Phân bón hoá học

  • 90 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Con người và động vật đều phải bổ sung dưỡng chất cho cơ thể (thức ăn, thức uống, …). Tương tự, cây trồng cũng cần dinh dưỡng (phân bón) để phát triển. Phân bón cung cấp cho cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng gì? Có những loại phân bón nào?

Con người và động vật đều phải bổ sung dưỡng chất cho cơ thể (thức ăn, thức uống, …) (ảnh 1)
Xem đáp án

- Phân bón cung cấp cho cây trồng 3 loại nguyên tố dinh dưỡng là:

+ Nguyên tố đa lượng: N, P, K.

+ Nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S.

+ Nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Mn, B, Mo …

- Một số loại phân bón: phân đạm, phân lân, phân kali, phân N – P – K…


Câu 2:

15/07/2024

Hãy liệt kê các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng có ở Hình 14.1.

Hãy liệt kê các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng có ở Hình 14.1. (ảnh 1)
Xem đáp án

Từ hình ta có:

+ Nguyên tố đa lượng: P, K.

+ Nguyên tố trung lượng: Ca, S.

+ Nguyên tố vi lượng: Zn, Cu, B, Mn, Si, Mo, Na, Co …


Câu 4:

13/07/2024

Từ các loại phân đạm ta có các muối sau đây: ammoni sulfate; ammoni nitrate; calcium nitrate. Theo em, muối nào trong các muối trên có hàm lượng nitrogen (% nitrogen) cao nhất.

Xem đáp án

Hàm lượng nitrogen trong ammoni sulfate (NH4)2SO4:

 %N=2×14132×100%=21,21%.

Hàm lượng nitrogen trong ammoni nitrate (NH4NO3):

 %N=2×1480×100%=35%.

Hàm lượng nitrogen trong calcium nitrate (Ca(NO3)2):

%N=2×14164×100%=17,07%.

Vậy trong các muối trên ammoni nitrate (NH4NO3) có hàm lượng nitrogen cao nhất.


Câu 6:

22/07/2024

Một loại phân đạm chứa muối (X) là nitrate của kim loại R, có 16,216% khối lượng R; biết khối lượng phân tử của (X) bằng 148 amu.

a) Xác định công thức hoá học của (X).

b) Hãy cho biết công dụng của loại phân bón này thông qua việc tìm hiểu từ internet, sách, báo …

Xem đáp án

a) Đặt công thức tổng quát của muối là: R(NO3)n.

Theo bài ra, khối lượng của R trong muối là: 148×16,216100=24(amu).

Vậy kim loại R là Mg.

Lại có 24 + 62 × n = 148 Þ n = 2.

Vậy công thức hoá học của muối (X) là: Mg(NO3)2.

b) Công dụng của loại phân bón này: Cung cấp Mg và N cho cây, giúp hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thụ nước cho quá trình tổng hợp diệp lục, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng, giúp trái cây có mẫu mã đẹp…


Câu 7:

22/07/2024

Quan sát Hình 14.3, hãy cho biết thành phần chính của 2 loại phân lân này có đặc điểm gì giống nhau.

Quan sát Hình 14.3, hãy cho biết thành phần chính của 2 loại phân lân này có đặc điểm gì giống nhau. (ảnh 1)
Xem đáp án

Thành phần chính của hai loại phân lân này đều chứa phosphorus.

+ Phân lân nung chảy có thành phần chính là: Ca3(PO4)2.

+ Phân superphosphate có thành phần chính là: Ca(H2PO4)2.


Câu 9:

17/07/2024

Hãy viết công thức hoá học các chất ở Hình 14.4 và cho biết điểm giống nhau về thành phần của chúng.

Hãy viết công thức hoá học các chất ở Hình 14.4 và cho biết điểm giống nhau (ảnh 1)
Xem đáp án

Phân kali đỏ chứa KCl.

Phân kali trắng chứa K2SO4 hoặc KNO3.

Như vậy các chất này giống nhau: thành phần đều có chứa K.


Câu 10:

13/07/2024

Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo ra muối có trong một số phân kali từ acid và base tương ứng.

Xem đáp án

Một số phương trình hoá học minh hoạ:

KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

KOH + HCl → KCl + H2O

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O.


Câu 14:

22/07/2024

Em hãy cho biết một số ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất, nước và sức khoẻ con người. Hãy nêu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do phân bón.

Xem đáp án

Một số ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất, nước và sức khoẻ con người:

+ Phân bón tồn lưu trong đất gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí; giảm độ phì nhiêu của đất trồng; gây hại cho cây trồng và các sinh vật sống trong đất, nước …

+ Con người sử dụng thực phẩm tồn dư hoá chất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …) lâu dài sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

- Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ phân bón, ta phải tuân thủ các biện pháp sau:

+ Bón đúng liều: để tránh lãng phí và giảm sự tồn lưu của phân bón trong đất.

+ Bón đúng lúc: đúng giai đoạn cây cần nhu cầu dinh dưỡng để phát triển.

+ Bón đúng loại phân: dựa vào từng giai đoạn phát triển của cây trồng và tuỳ đặc điểm của đất trồng để chọn loại phân bón cho phù hợp.

+ Bón đúng cách: giúp cây hấp thu tối đa lượng phân bón, không gây hại cho cây, không giảm độ phì nhiêu của đất trồng, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường từ phân bón, …


Bắt đầu thi ngay