Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 10: Trái đất và bầu trời - Bộ Kết nối tri thức
Bài 53: Mặt Trăng
-
517 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Em hãy mô tả các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm. Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau?
- Các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm:
+ Có hôm Trăng tròn.
+ Có hôm Trăng khuyết/ một nửa hình tròn/ hình lưỡi liềm.
+ Có hôm không nhìn thấy trăng.
- Chúng ta nhìn thấy Trăng có hình dạng khác nhau vì:.
+ Mặt Trăng có hình khối cầu.
+ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phản chiếu lại ánh sáng đó xuống mặt đất.
+ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên vị trí của Mặt Trăng thay đổi sẽ nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu trên bề mặt Mặt Trăng khác nhau.
Vì vậy đứng ở Trái Đất ta sẽ nhìn thấy những hình dạng khác nhau của Mặt Trăng.
Câu 2:
23/07/2024Em có nhận xét gì về Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng?
| Trăng nửa đầu tháng | Trăng nửa cuối tháng |
Giống nhau | Đều là Trăng khuyết | |
Khác nhau | Hình ảnh Trăng tròn dần khi tới giữa tháng | Hình ảnh Trăng khuyết dần khi tới cuối tháng |
Câu 3:
23/07/2024Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần, vì:
- Chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là hai tuần
- Chuyển từ Trăng tròn đến không Trăng là hai tuần.
Tổng lại ta sẽ có từ không Trăng đến không Trăng tiếp theo là 4 tuần và ngược lại từ Trăng tròn đến Trăng tròn tiếp theo là 4 tuần.
Câu 4:
17/07/2024Vẽ một sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt
Sơ đồ vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.
Câu 5:
17/07/2024Dựa vào hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để đoán ngày Âm lịch trong tháng?
- Nhìn thấy hình dạng Trăng tròn: ta đoán là ngày rằm (giữa tháng).
- Nhìn thấy hình dạng không Trăng ta đoán là ngày mồng 1 (đầu tháng).
- Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng tròn dần là ngày đầu nửa tháng
- Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng khuyết dần nữa là ngày đầu cuối tháng
Bài thi liên quan
-
Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể
-
8 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 54: Hệ Mặt Trời
-
10 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 55: Ngân hà
-
4 câu hỏi
-
30 phút
-