Giải SGK Khoa học 4 CTST Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
Giải SGK Khoa học 4 CTST Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
-
98 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Trả lời:
+ Cả hai chuỗi thức ăn trên đều bắt đầu từ cỏ. Nếu như không có cỏ thì các sinh vật phía sau không có thức ăn để duy trì sự sống. Từ đó chuỗi thức ăn sẽ bị phá vỡ.
Câu 2:
20/07/2024Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi:
+ Con người sử dụng các bộ phận nào của thực vật để làm thức ăn?
+ Ngoài việc cung cấp thức ăn, thực vật còn có vai trò gì đối với con người?
Trả lời:
+ Con người sử dụng các bộ phận của thực vật để làm thức ăn như: Lá, củ, thân, hạt, quả,....
+ Ngoài việc cung cấp thức ăn cho con người, thực vật còn là nguồn thức ăn cho các loài động vật.
Câu 3:
20/07/2024Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi:
+ Các chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào?
+ Nếu không có thực vật, các sinh vật khác trong chuỗi thức ăn này có tồn tại không? Vì sao?
Trả lời:
+ Các chuỗi thức ăn đều bắt nguồn từ thực vật.
+ Nếu không có thực vật thì các sinh vật phía sau chuỗi thức ăn không thể tồn tại bởi thực vật là thức ăn của cả con người và động vật.
Câu 4:
17/07/2024Trả lời:
+ Nếu không có thực vật trên Trái Đất thì cả động vật và con người đều không có thức ăn để sinh sôi và phát triển. Từ đó Trái Đất sẽ trở thành hành tinh chết.
Câu 5:
17/07/2024+ Quan sát hai hình vẽ mô phỏng số lượng các sinh vật trong ruộng lúa trước và sau khi phun thuốc trừ sâu sinh học.
+ Hoàn thành phiếu quan sát theo gợi ý sau:
+ Khi số lượng bọ xít bị giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của ếch như thế nào? Sau một thời gian thiếu bọ xít, ếch có bị giảm số lượng không? Vì sao?
+ Giải thích vì sao số lượng côn trùng giảm đột ngột đã làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong ruộng lúa.
Trả lời:
+ Học sinh có thể tham khảo phiếu học tập sau:
Sinh vật trong chuỗi thức ăn |
Trước khi phun thuốc trừ sâu |
Sau khi phun thuốc trừ sâu |
Lúa |
Không giảm số lượng |
Không giảm số lượng |
Bọ xít |
Không giảm số lượng |
Có giảm số lượng Giảm 3 lần so với ban đầu |
Ếch |
Không giảm số lượng |
Không giảm số lượng |
+ Khi số lượng bọ xít bị giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của ếch. Hiện tại, số ếch chưa bị suy giảm nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến số lượng ếch suy giảm do bọ xít là thức ăn của ếch, số lượng bọ xít giảm khiến lượng thức ăn của ếch bị khan hiếm.
+ Số lượng côn trùng giảm đột ngột làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong ruộng lúa bởi khi lượng thức ăn suy giảm, ếch không có thức ăn để duy trì sự sống và sinh sôi, từ đó dẫn đến suy giảm lượng ếch và thậm chí dẫn đến chết nếu không đủ thức ăn.
Câu 6:
18/07/2024Trả lời:
Khi rừng bị cháy hoặc bị chặt phá, số lượng cây xanh giảm mạnh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các loài động vật sống trong rừng bởi khi rừng bị chặt phá, số lượng cây xanh trong rừng sẽ ít đi khiến lượng thức ăn cũng ít dần. Không những vậy, khi rừng bị chặt phá thì nơi ở của các loài động vật trong rừng cũng bị thu hẹp.
Câu 7:
17/07/2024+ Quan sát các hình vẽ dưới đây và cho biết việc làm nào có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn, việc làm nào có thể làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Vì sao?
+ Kể tên một số việc làm của em hoặc người thân có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn.
Trả lời:
+ Hình 7 và hình 10 là những việc làm có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn.
+ Hình 8 và hình 9 là những việc làm làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên bởi những việc làm này có thể làm chết các sinh vật và làm mất môi trường sống của sinh vật khiến chuỗi thức ăn bị đứt đoạn.
Những việc làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn là:
+ Trông cây xanh.
+ Không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
+ Không khai thác quá mức các loài sinh vật.
+ Không săn bắn động vật hoang dã và động vật quý hiếm.
+ ...
Câu 8:
17/07/2024Xử lí tình huống
Nếu em là người chứng kiến các trường hợp sau, em sẽ có ý kiến gì để bảo vệ và giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên?
Trả lời:
+ Hình 11: Nếu là em trong trường hợp này em sẽ khuyên bạn không nên bắn chim mà hãy để cho nó sinh sống bởi nếu săn bắt quá nhiều sẽ khiến loài chim này ngày càng hiếm và có thể bị tuyệt chủng.
+ Hình 12: Nếu là em trong trường hợp này em sẽ khuyên các bác ngư dân hãy thả lại những con cá nhỏ xuống biển để chúng tiếp tục sống và sinh sôi.
Câu 9:
18/07/2024Trò chơi: “Sắp xếp chuỗi thức ăn dưới nước và trên cạn”
Thực hiện
+ Sắp xếp các thẻ hình sinh vật dưới đây và vẽ thêm mũi tên để tạo thành sơ đồ các chuỗi thức ăn hoàn chỉnh trên cạn và dưới nước với ba hoặc bốn mắt xích.
Thảo luận
+ Trong hai chuỗi thức ăn dưới nước và trên cạn đã được sắp xếp, hãy quan sát và trả lời các câu hỏi:
● Sinh vật nào là sinh vật có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng bằng cách sử dụng nước và khí các – bô – níc dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời?
● Sinh vật nào là động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt?
+ Nếu mặt hồ bị che ánh sáng, tảo nhỏ bị chết dần do thiếu ánh sáng thì chuỗi thức ăn trong hồ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời:
+ Chuỗi thức ăn trên cạn:
Rau xà lách → Sâu → Chim sâu → Diều hâu.
+ Chuỗi thức ăn dưới nước:
Tảo nhỏ → Động vật phù du → Tôm → Cá trê.
+ Sinh vật có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng bằng cách sử dụng nước và khí các – bô – níc dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời là rau xà lách và tảo nhỏ.
+ Động vật ăn thực vật là: Sâu, động vật phù du.
+ Động vật ăn động vật là: Chim sâu, diều hâu, tôm, cá trê.
+ Nếu mặt hồ bị che ánh sáng, tảo nhỏ bị chết dần do thiếu ánh sáng thì chuỗi thức ăn trong hồ sẽ bị phá vỡ bởi thức ăn trong hồ không còn nữa, các sinh vật không có thức ăn để duy trì sự sống.
Câu 10:
19/07/2024Em tập làm tuyên truyền viên
+ Vẽ hoặc sưu tầm các tranh ảnh về những việc làm bảo vệ môi trường và giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Chia sẻ với các bạn.
+ Vận động gia đình cùng thực hiện các việc làm giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Trả lời:
Học sinh có thể tham khảo một số bức tranh sau: