Giải SGK Khoa học 4 CTST Bài 11. Âm thanh trong đời sống
Giải SGK Khoa học 4 CTST Bài 11. Âm thanh trong đời sống
-
60 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Trả lời:
+ Những âm thanh em thường được nghe mỗi ngày là tiếng phương tiện giao thông chạy ngoài đường, tiếng trống trường, tiếng thầy cô giảng bài, tiếng chim hót, tiếng gà gáy,...
Câu 2:
20/07/2024Trả lời:
Qua quan sát các hình, em thấy được vai trò của âm thanh trong đời sống là để:
+ Nói chuyện và thảo luận với nhau.
+ Giao tiếp, giảng bài cho học sinh.
+ Giao lưu văn nghệ, thưởng thức âm nhạc.
+ Báo hiệu.
Câu 3:
17/07/2024+ Em hãy kể một số tình huống âm thanh được sử dụng trong đời sống.
+ Hãy lấy một số ví dụ động vật cũng sử dụng âm thanh để giao tiếp.
Trả lời:
Một số tình huống âm thanh được sử dụng trong đời sống:
+ Giao lưu văn hóa, văn nghệ.
+ Báo hiệu các tín hiệu: Tiếng trống trường, tiếng còi xe,...
+ Trò chuyện, trao đổi tâm tư tình cảm.
+ Để trao đổi thông tin, giảng bài.
+ ...
Một số ví dụ động vật cũng giao tiếp bằng âm thanh:
+ Loài voi giao tiếp với nhau bằng sóng âm thanh tần số thấp.
+ Loài vượn mắt kính thường giao tiếp với nhau bằng tiếng kêu chói tai để gọi mẹ khi con non gặp nguy hiểm.
+ Gà mẹ dùng tiếng “cục tác” để gọi con.
+ Cá heo gọi đàn bằng âm thanh tần số thấp.
+ ...
Câu 4:
23/07/2024Quan sát các hình dưới đây và cho biết:
+ Tên của mỗi nhạc cụ.
+ Cách làm để các nhạc cụ này phát ra âm thanh.
+ So sánh cách làm phát ra âm thanh của mỗi nhạc cụ.
Trả lời:
Tên của các nhạc cụ trong các hình:
+ Hình 5: Đàn ghi - ta.
+ Hình 6: Kèn ha - mô - ni - ca.
+ Hình 7: Trống.
Cách làm để các nhạc cụ phát ra âm thanh:
+ Hình 5: Gẩy vào dây đàn ghi- ta.
+ Hình 6: Thổi vào các lỗ trên kèn.
+ Hình 7: Lấy dùi gõ vào mặt trống.
So sánh cách làm phát ra âm thanh của mỗi nhạc cụ:
Hình 5 Đàn ghi- ta |
Hình 6 Kèn |
Hình 7 Trống |
Dùng tay đánh trực tiếp vào dây đàn |
Dùng miệng thổi trực tiếp vào kèn |
Dùng tay lấy dùi đánh vào mặt trống |
Câu 5:
18/07/2024+ Tìm tên một số nhạc cụ và thu thập thông tin về các nhạc cụ này theo gợi ý.
+ Chia sẻ với bạn kết quả và so sánh cách làm phát ra âm thanh của các nhạc cụ này.
Trả lời:
+ Học sinh có thể tham khảo bảng thu thập sau:
Tên nhạc cụ |
Các bộ phận chính |
Cách phát ra âm thanh |
Đàn ghi – ta |
Thân đàn, dây đàn. |
Gẩy dây đàn |
Trống |
Mặt trống, thân trống. |
Gõ vào mặt trống |
Kèn ha - mô - ni - ca |
Thân kèn. |
Thổi vào các lỗ trên thân kèn |
Đàn pi - a - nô |
Thân đàn, phím đàn. |
Bấm vào phím đàn |
Câu 6:
21/07/2024“Tự làm đàn”
Chuẩn bị: Một hộp giấy, kéo, bốn dây cao su độ dày khác nhau, hai cây bút chì.
Thực hiện:
+ Dùng kéo khoét một lỗ tròn trên một mặt của hộp giấy.
+ Bao bốn sợi dây cao su vòng quanh hộp. Kê hai cây bút chì dưới các dây để dây không chạm mặt hộp (hình 8).
+ Lấy tay gảy từng dây cao su.
+ Chia sẻ với bạn sản phẩm của em.
Trả lời:
+ Học sinh tự làm theo hướng dẫn trong sách và giáo viên.
+ Chia sẻ với các bạn sản phẩm của mình.
Câu 7:
18/07/2024+ Quan sát các hình dưới dây và cho biết nguyên nhân gây ra tiếng ồn và những tác hại do tiếng ồn gây ra.
+ Kể tên và nêu tác hại của những tiếng ồn khác.
+ Em và gia đình thường phải nghe những tiếng ồn nào?
Trả lời:
Nguyên nhân gây ra tiếng ồn và các tác hại do tiếng ồn gây ra qua các bức tranh là:
Nguyên nhân |
Tác hại |
Hình 9: Do các phương tiện giao thông hoạt động trên đường phố. |
Gây ảnh hưởng đến thính giác, đau đầu, rối loạn giấc ngủ. |
Hình 10: Do tiếng loa đài công suất lớn. |
|
Hình 11: Do tiếng động vật nuôi. |
|
Hình 12: Do tiếng sửa chữa nhà cửa, xây dựng các công trình trong khu dân cư. |
Một số tiếng ồn và tác hại khác của tiếng ồn
+ Một số tiếng ồn khác: Tiếng máy móc nặng trong các công xưởng, tiếng sấm sét, tiếng đập cửa mạnh, tiếng nhạc quá to, tiếng cãi nhau,...
+ Tác hại khác của tiếng ồn: Làm giảm thính lực và độ nhảy cảm của thính giác; làm rối loạn nhịp tim; gây đau đầu, chóng mặt;...
Em và gia đình thường phải nghe những tiếng ồn như:
+ Tiếng còi xe.
+ Tiếng công trường xây dựng.
+ Tiếng chó sủa.
+ Tiếng loa phát thanh.
+ ...
Câu 8:
22/07/2024+ Chia sẻ với bạn về cách giảm ô nhiễm tiếng ồn trong các hình dưới đây.
+ Em còn biết những cách nào khác để làm giảm ô nhiễm tiếng ồn?
+ Ở những nơi nào em không nên gây tiếng ồn? Vì sao? Em sẽ làm gì để tránh gây tiếng ồn ở những nơi này?
Trả lời:
Cách giảm ô nhiễm tiếng ồn trong các hình trên là:
+ Hình 13: Đóng cửa sổ.
+ Hình 14: Đeo tai nghe.
Những cách để giảm ô nhiễm tiếng ồn khác mà em biết là:
+ Hạn chế bấm còi xe khi lưu thông trên đường.
+ Xây dựng hàng rào chắn ồn.
+ Lắp đặt tường cách âm.
+ Sử dụng tai nghe, bịt tai chống ồn.
+ ...
Những nơi không nên gây tiếng ồn là: Bệnh viện, lớp học, trong thư viện, xe bus,... bởi những nơi này là khu vực công cộng, mọi người cần phải giữ gìn trật tự để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Ở những nơi này, em cần nói chuyện, đi lại nhẹ nhàng...
Câu 9:
20/07/2024Trả lời:
Nguyên nhân gây ra tiếng ồn ở địa phương em:
+ Do tiếng đập phá, máy móc ở các công trường xây dựng.
+ Do tiếng động vật trong các trang trại chăn nuôi.
+ Do tiếng các phương tiện giao thông lưu thông trên đường.
+ ...