Trang chủ Lớp 4 Khoa học Giải SGK Khoa học 4 CTST Bài 10. Âm thanh

Giải SGK Khoa học 4 CTST Bài 10. Âm thanh

Giải SGK Khoa học 4 CTST Bài 10. Âm thanh

  • 54 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024
Vì sao bạn đang bịt mắt nhưng có thể đoán được ai vừa gọi tên mình?
Media VietJack
Xem đáp án

Trả lời:

+ Dù bịt mt nhưng bạn có thể đoán được ai vừa gọi tên mình bởi bạn có thể lắng nghe âm thanh bằng tai để phân biệt.


Câu 3:

19/07/2024

+ Tạo âm thanh bằng cách gõ thì vào thành của khay bằng kim loại có chứa một số mẩu giấy nhỏ vo tròn (hình 4). Những mẩu giấy này di chuyển chứng tỏ điều gì?

Media VietJack

+ Khi ta nói, âm thanh được phát ra từ hai dây thanh trong thanh quản ở cổ (hình 5). Hai dây thanh trong thanh quản này có rung động khi ta nói không? Làm cách nào để biết điều này?

Media VietJack

+ Nếu gọi vật phát ra âm thanh là nguồn âm thì trong hai ví dụ trên, nguồn âm là vật nào?

Xem đáp án

Trả lời:

+ Những mẩu giấy này di chuyển chứng tỏ khay kim loại rung động.

+ Khi ta nói, hai dây thanh quản ở cổ có rung động. Để cảm nhận được điều này, ta có thể sờ tay vào cổ để cảm nhận được dây thanh quản đang rung khi ta nói.

+ Nếu gọi vật phát ra âm thanh là nguồn âm thì trong hai ví dụ trên, nguồn âm là khay kim loại và dây thanh quản.


Câu 5:

19/07/2024

Thí nghiệm:

Chuẩn bị: Một chậu nước, hai chiếc thìa kim loại, một bàn gỗ.

a. Thí nghiệm 1:

Thực hiện: Áp tai xuống mặt bàn, một tay bịt tai còn lại, một tay đặt trên mặt bàn. Một bạn gõ tay lên mặt bàn (hình 7).

Media VietJack

 

Thảo luận:

+ Em có nghe tiếng gõ của tay không? Lúc đó, mặt bàn có rung động không?

+ Từ thí nghiệm trên, em kết luận được gì về sự lan truyền của âm thanh qua gỗ?

b. Thí nghiệm 2:

Thực hiện: Gõ hai chiếc thìa kim loại vào nhau trong nước (hình 8).

Media VietJack

Thảo luận:

+ Em có nghe tiếng hai chiếc thìa trong nước chạm nhau hay không?

+ Điều đó chứng tỏ âm thanh truyền được trong những môi trường nào?

Xem đáp án

Trả lời:

a. Thí nghiệm 1:

+ Em có nghe thấy tiếng gõ tay. Lúc đó, em thấy mặt bàn có rung động.

+ Từ thí nghiệm 1, em rút ra được kết luận về sự lan truyền của âm thanh: Âm thanh truyền được trong gỗ.

b. Thí nghiệm 2:

+ Em có nghe thấy tiếng hai chiếc thìa trong nước chạm nhau.

+ Từ thí nghiệm 2, em rút ra được kết luận về sự lan truyền của âm thanh: Âm thanh có thể truyền được trong nước.

Þ Qua hai thí nghiệm, em rút ra được kết luận: Âm thanh truyền được qua chất lỏng và chất rắn.


Câu 6:

17/07/2024

Trong các trường hợp sau, âm thanh có thể truyền được trong môi trường nào?

+ Nghe tiếng thầy cô giảng bài trong lớp.

+ Nghe được tiếng nói của nhau qua điện thoại tự làm bằng dây và hộp (hình 9).

Media VietJack

Xem đáp án

Trả lời:

+ Trường hợp: Nghe tiếng thầy cô giảng bài trong lớp cho thấy âm thanh được truyền qua môi trường chất khí.

+ Trường hợp: Nghe được tiếng nói của nhau qua điện thoại tự làm bằng dây và hộp cho thấy âm thanh được truyền qua môi trường chất rắn.


Câu 7:

17/07/2024

+ Khi bạn Hùng nói chuyện, bạn An hay bạn Hoa nghe rõ hơn (hình 10)? Vì sao?

Media VietJack

+ Em kết luận được gì về độ to của âm thanh khi người nghe ở gần nguồn âm hơn?

Xem đáp án

Trả lời:

+ Khi bạn Hùng nói chuyện, bạn An nghe rõ hơn bạn Hoa bởi bạn An đứng gần bạn Hùng hơn bạn Hoa.

+ Từ đó, em rút ra được kết luận về độ to của âm thanh: Khi âm thanh lan truyền càng xa thì độ to càng giảm.


Bắt đầu thi ngay