Giải SGK GDQP 11 KNTT Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật
Giải SGK GDQP 11 KNTT Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật
-
50 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Lời giải:
- Chiến sĩ trong hình 8.1 lợi dụng bụi cây, ụ đất để che dấu hành động.
Câu 2:
04/07/2024Lời giải:
- Điểm giống nhau: có tác dụng che kín hành động.
- Điểm khác nhau:
+ Địa hình, địa vật che khuất: không thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn,…
+ Địa hình, địa vật che đỡ: có thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn,…
Câu 3:
27/06/2024Lời giải:
- Khi lợi dụng địa hình, địa vật hành động phải khéo léo, bí mật và tránh lợi dụng địa vật đột xuất nhằm mục đích: không gây sự chú ý của địch, tránh bị địch phát hiện
Câu 4:
11/07/2024Lời giải:
- Không nên lợi dụng vật che khuất không thật sự kín đáo khi ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch, vì khi đó, vị trí và hành động của ta dễ bị địch phát hiện.
Câu 5:
06/07/2024Lời giải:
♦ Giống nhau: Phải tuỳ theo độ kín đáo và màu sắc của vật lợi dụng, thời tiết ánh sáng,... mà có thể lợi dụng phía sau, bên cạnh hoặc phía trước, sát gần hoặc xa vật lợi dụng.
♦ Khác nhau:
- Vị trí lợi dụng vật che khuất:
+ Đối với vật che khuất kín đáo, dù điều kiện thời tiết ánh sáng, màu sắc như thế nào đều có thể lợi dụng phía sau vật. Ban đêm, nếu vật lợi dụng có màu sắc tương đồng với trang phục của người thì có thể lợi dụng cả bên cạnh hoặc phía trước.
+ Đối với vật che khuất không thật sự kín đáo, chủ yếu là lợi dụng phía sau. Nếu phía địch có ánh sáng nhiều hơn phía ta, có thể lợi dụng sát gần vật; nếu ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch thì không nên lợi dụng. Nếu phía ta và địch có ánh sáng đều nhau, phải lợi dụng xa vật một khoảng cách thích hợp.
- Vị trí lợi dụng vật che đỡ:
+ Khi lợi dụng để che giấu hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp: vị trí lợi dụng cơ bản giống như lợi dụng vật che khuất kín đáo.
+ Khi lợi dụng để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, bố trí vật cản: vị trí lợi dụng chủ yếu ở phía sau hoặc phía sau bên phải vật.
Câu 6:
23/07/2024Lời giải:
- Khi vượt qua địa hình trống trải cần chú ý:
+ Người không nhấp nhô và không làm rung động nguỵ trang.
+ Hành động phải hết sức khôn khéo, thận trọng, không làm thay đổi hình dáng, tư thế một cách đột ngột
Câu 7:
19/07/2024Luyện tập hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải.
- Luyện tập cá nhân: Từng người tự nghiên cứu, thực hiện động tác, xác định vị trí, cách lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải.
- Luyện tập theo nhóm: Luân phiên ở cương vị trưởng nhóm chỉ huy nhóm luyện tập theo các bước:
+ Bước 1: Tập chậm
Luyện tập chậm cho đến nhanh dần hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).
+ Bước 2: Tập tổng hợp
Luyện tập nhanh, sát thực tế chiến đấu hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).
Lời giải:
(*) Lưu ý: Học sinh tự thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
Câu 8:
16/07/2024Lời giải:
- Một số vật che khuất trong khuôn viên trường em: bụi cây, bụi cỏ rậm rạp; rèm che cửa,…
- Một số vật che đỡ trong khuôn viên trường em: bờ tường, gốc cây, công trình kiến trúc kiên cố,…