Trang chủ Lớp 11 Giáo dục quốc phòng - an ninh Giải SGK GDQP 11 KNTT Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Giải SGK GDQP 11 KNTT Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Giải SGK GDQP 11 KNTT Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

  • 66 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024
Khi ném lựu đạn, người ném cần căn cứ vào địa hình để vận dụng các động tác ném (đứng ném, quỳ ném, nằm ném) cho phù hợp. Theo em, người ném sẽ vận dụng những động tác ném lựu đạn nào tương ứng với các vật che đỡ trong hình 10.1.
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải:

- Hình 10.1a - vận dụng động tác ném lự đạn ở tư thế đứng, do địa hình có vật che đỡ cao ngang tầm ngực.

- Hình 10.1b - vận dụng động tác ném lự đạn ở tư thế quỳ, do địa hình có vật che đỡ cao khoảng 60 - 80 cm.

- Hình 10.1c - vận dụng động tác ném lự đạn ở tư thế nằm, do địa hình có vật che đỡ cao không quá 40 cm.


Câu 2:

15/07/2024
Nêu cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam.
Xem đáp án

Lời giải:

♦ Cấu tạo của lựu đạn F-1 Việt Nam

- Thân lựu đạn: làm bằng gang có khía tạo thành các múi, bên trong nhồi thuốc nổ TNT, cổ lựu đạn có ren để liên kết với bộ phận gây nổ.

- Bộ phận gây nổ: để giữ an toàn và gây nỗ lựu đạn. Bộ phận gây nổ gồm:

+ Thân bộ phận gây nổ: để chứa đầu cần bẩy (mỏ vịt), kim hoả, lò xo kim hoả và chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn.

+ Kim hoả và lò xo kim hoả.

+ Hạt lửa, liều giữ chậm và kíp.

+ Chốt an toàn và vòng kéo.

♦ Chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam

- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy giữ đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bị ép lại.

- Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra, đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt liều giữ chậm, liều giữ chậm cháy (từ 3 - 4 giây) phụt lửa vào kíp gây nỗ lựu đạn.


Câu 3:

19/07/2024
Nêu cấu tạo và chuyển động của lựu đạn LĐ-01 Việt Nam.
Xem đáp án

Lời giải:

♦ Cấu tạo của lựu đạn LĐ-01 Việt Nam

- Thân lựu đạn: làm bằng thép có bề dày 2,5 mm gồm hai nửa (trên và dưới), mặt trong khía rãnh để tạo nhiều mảnh nổ. Bên trong thân được nhồi thuốc nổ, miệng lựu đạn có ống ren để lắp ngòi nổ. Lựu đạn được sơn màu xanh quân sự.

- Bộ phận gây nổ:

+ Thân bộ phận gây nổ: để lắp cần bẩy (mỏ vịt), kim hoả, lò xo kim hoả và chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn.

+ Kim hoả và lò xo kim hoả.

+ Hạt lửa, liều giữ chậm và kíp.

+ Chốt an toàn và vòng kéo.

♦ Chuyển động của lựu đạn LĐ-01 Việt Nam

- Lúc bình thường, kim hoả nằm ngửa được mặt trên của cần bẩy ép chặt. Cần bẩy được giữ chặt với thân ngòi bằng chốt an toàn, chốt cài, vòng kéo để giữ an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển.

- Khi rút chốt an toàn, cần bẩy bung ra, kim hoả được giải phóng chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy liều giữ chậm, liều giữ chậm cháy (từ 3,2 - 4,2 giây), lửa phụt vào kíp gây nổ lựu đạn.


Câu 4:

13/07/2024
Quan sát hình 10.5 - 10.7, đọc thông tin và thực hiện động tác đứng ném lựu đạn.
Xem đáp án

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh tự thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên


Câu 5:

23/07/2024
Quan sát hình 10.8 - 10.10, đọc thông tin và thực hiện động tác quỳ ném lựu đạn.
Xem đáp án

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh tự thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên


Câu 7:

20/07/2024
Sắp tới, trường em tổ chức Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh, em được chọn tham gia thi nội dung ném lựu đạn xa, trúng đích. Em vận dụng kiến thức đã học như thế nào để ném lựu đạn trúng mục tiêu?
Xem đáp án

Lời giải:

- Để ném lựu đạn trúng mục tiêu, em cần:

+ Hiểu kĩ kiến thức về trường hợp vận dụng các tư thế ném lựu đạn (đứng, nằm, quỳ).

+ Thực hiện đúng và thường xuyên rèn luyện các động tác ở từng tư thế ném lựu đạn (đứng, nằm, quỳ).


Bắt đầu thi ngay