Trang chủ Lớp 11 Giáo dục quốc phòng - an ninh Giải SGK GDQP 11 Cánh diều Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Giải SGK GDQP 11 Cánh diều Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Giải SGK GDQP 11 Cánh diều Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

  • 46 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

18/07/2024

Thế nào là vật che khuất, vật che đỡ, địa hình trống trải?

Xem đáp án

- Vật che khuất là những vật có thể che giấu được hành động, nhưng không thể chống đỡ đạn bắn thăng, mảnh văng (bom, pháo, cối, lựu đạn) như: bụi cây, bụi cỏ rậm, mảnh, rèm,…

- Vật che đỡ là những vật có sức chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng (bom, pháo, cối, đạn), đồng thời có tác dụng che kín hành động tương tự vật che khuất như: mô đất, cây, bờ ruộng, các vật kiến trúc kiên cố....

- Địa hình trống trải là những nơi không có vật che khuất hoặc che đỡ như: bãi phẳng, đồi trọc, sân vận động, ruộng cạn, bãi cát, mặt đường,...


Câu 3:

20/07/2024

Điểm giống nhau và khác nhau giữa vật che khuất và vật che đỡ là gì?

Xem đáp án

- Điểm giống nhau: có tác dụng che kín hành động.

- Điểm khác nhau:

+ Vật che khuất: không thể chống đỡ đạn bắn thăng, mảnh văng

+ Vật che đỡ: có thể chống đỡ đạn bắn thăng, mảnh văng


Câu 4:

18/07/2024

Lợi dụng địa hình, địa vật để làm gì? Cần đáp ứng các yêu cầu nào?

Xem đáp án

- Ý nghĩa: Lợi dụng địa hình, địa vật để che giấu hành động chiến đấu, dùng vũ khí tiêu diệt địch thuận lợi và bảo vệ mình.

- Yêu cầu:

+ Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta;

+ Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta;

+ Hành động phải bí mật, khéo léo, thận trọng;

+ Ngụy trang phải phù hợp với màu sắc địa hình, địa vật xung quanh;

+ Không làm thay đổi hình dáng, màu sắc và rung động vật lợi dụng, tránh lợi dụng địa vật đột xuất.


Bắt đầu thi ngay