Trang chủ Lớp 8 Công nghệ Giải SGK Công nghệ 8 KNTT Bài 9. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Giải SGK Công nghệ 8 KNTT Bài 9. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Giải SGK Công nghệ 8 KNTT Bài 9. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

  • 196 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Quan sát Hình 9. 1 và cho biết: Người công nhân đang làm công việc gì trong nghề cơ khí? Em có nhận xét gì về đặc điểm của nghề đó?

Quan sát Hình 9. 1 và cho biết: Người công nhân đang làm công việc gì trong nghề cơ khí? Em có nhận xét gì về đặc điểm của nghề đó?   (ảnh 1)
Xem đáp án

Người công nhân đang làm công việc giám sát máy móc hoạt động và theo dõi các bộ phận máy móc qua máy tính

Đặc điểm của nghề này: cần có kiến thức công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và biết thiết kế, lắp ráp, ... để giám sát giai đoạn sản xuất


Câu 2:

02/10/2024

Hãy cho biết những ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?

Kĩ sư cơ khí

Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí

Thợ luyện kim loại

Kĩ thuật viên máy tự động

Thợ hàn

Kĩ thuật viên nông nghiệp

Kĩ thuật viên máy của tàu thủy

Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc

Thợ lắp đặt máy móc, thiết bị

Kĩ sư luyện kim

Kĩ sư cơ học

Kĩ thuật viên cơ khí hàng không

Xem đáp án

* Trả lời:

Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:

- Kĩ sư cơ khí

- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí

- Kĩ thuật viên máy tự động

- Kĩ thuật viên máy tàu thuỷ

- Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc

- Thợ lắp đặt máy móc

- Kĩ thuật viên cơ khí hàng không

* Mở rộng:

Đặc điểm một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí 

- Ngành nghề cơ khí có mặt ở hầu hết các lĩnh vực từ nhà máy, xí nghiệp, gia công máy móc thiết bị, công trình đang thi công cho đến các hoạt động sản xuất và sửa chữa các loại vật dụng thiết yếu trong gia đình, các phương tiện tham gia giao thông,...

- Ở Việt Nam, lĩnh vực cơ khí có một số nghề nghiệp phổ biến như kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, thợ cơ khí và sửa chữa máy móc,...

2. Một số yêu cầu của người lao động trong lĩnh vực cơ khí

- Để làm việc trong lĩnh vực cơ khí, người lao động phải biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị

- Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ và chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các loại đồ gá, khuôn mẫu, máy móc thiết bị.

- Biết phân tích, giải quyết các vấn đề kĩ thuật chuyên môn

- Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo.

- Môi trường làm việc của công nhân ngành cơ khí nói chung là khắc nghiệt (mỗi trường nóng bức, nhiều tiếng ồn, công việc nặng nhọc,... ). 

- Người lao động cần có sức khoẻ tốt

- Cẩn thận, kiên trì, yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật

- Có tinh thần hợp tác tốt, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao

- Có phản ứng nhanh nhạy để xử li tinh huống trong quá trình lao động

- Tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động

3. Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí 

Dựa vào những sở thích và khả năng của mình, mỗi người có thể tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với những nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Giải Công nghệ 8 Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

 

í

 
 

Câu 3:

22/07/2024

Từ Bảng 9.1, em hãy tóm tắt đặc điểm một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí.

Từ Bảng 9.1, em hãy tóm tắt đặc điểm một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Đặc điểm kĩ sư cơ khí:

+ Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thống công nghiệp, máy bay, tàu thủy.

+ Tư vấn, chỉ đạo vận hành, bảo trì và sửa chữa.

+ Nghiên cứu và tư vấn các khía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình cụ thể.

- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí.

- Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc: lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp và thiết bị cơ khí tương tự.


Câu 4:

23/07/2024

Hãy đọc nội dung trên và tóm tắt các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí.

Xem đáp án

Các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí:

- Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị

- Biết đọc bản vẽ và phân tích kĩ thuật

- Biết giải quyết các vấn đề chuyên môn

- Biết sử dụng phần mềm phục vụ lĩnh vực này

- Có sức khoẻ, đam mê với công việc


Câu 5:

20/07/2024

Với mỗi ngành nghề ở cột biên trái, xác định những yêu cầu của ngành nghề đó ở cột bên phải trong Bảng 9.2.

Xem đáp án

Tên ngành nghề

Yêu cầu

Kĩ sư cơ khí

1, 2, 3, 4, 7, 8

Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí

1, 3, 6, 7

Thợ cơ khí và thợ sửa chữa máy móc

1, 2, 5, 7


Câu 6:

18/07/2024

Dựa vào Bảng 9.3, khi xem xét về sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí cần tìm hiểu những sở thích và khả năng gì?

Xem đáp án

- Sở thích: có niềm đam mê với máy móc và lắp ráp tạo ra sản phẩm, sự quyết tâm theo đuổi nghề

- Khả năng: Có năng lực về những nội dung liên quan đến cơ khí, có khả năng trình bày, sáng tạo/giải quyết vấn đề


Câu 7:

19/07/2024

Dựa vào một số gợi ý trong Bảng 9.4, hãy lập bảng liệt kê những sở thích và khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.

Một số sở thích, khả năng phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Không

Sở thích

Có quan tâm hoặc muốn tìm hiểu về các nghề liên quan đến cơ khí không?

 

 

Có thích và muốn tương lai sẽ làm một nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí không?

 

 

Có thích quan sát, tìm hiểu về cách sử dụng và sửa chữa các đồ dùng cơ khí trong gia đình không?

 

 

Có thấy các hoạt động của máy móc cơ khí là hữu ích hay không?

 

 

Có hứng thú khi tham gia các hoạt động gia công cơ khí không?

 

 

Có thích tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan và những ứng dụng của thiết bị cơ khí không?

 

 

Khả năng

Có dễ dàng hoàn thành công việc sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay (mài, khoan, …) giúp bố mẹ không?

 

 

Có hiểu và dễ dàng trình bày về các nội dung liên quan đến lắp đặt các thiết bị cơ khí đơn giản không?

 

 

Có khả năng sửa chữa một số vật dụng cơ khí thiết yếu trong gia đình không?

 

 

Có khả năng làm việc ở điều kiện môi trường khắc nghiệt không?

 

 

Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp trong hoạt động nhóm không

 

 

Xem đáp án

Những sở thích và khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí:

Một số sở thích, khả năng phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Không

Sở thích

Có quan tâm hoặc muốn tìm hiểu về các nghề liên quan đến cơ khí không?

×

 

Có thích và muốn tương lai sẽ làm một nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí không?

×

 

Có thích quan sát, tìm hiểu về cách sử dụng và sửa chữa các đồ dùng cơ khí trong gia đình không?

×

 

Có thấy các hoạt động của máy móc cơ khí là hữu ích hay không?

×

 

Có hứng thú khi tham gia các hoạt động gia công cơ khí không?

×

 

Có thích tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan và những ứng dụng của thiết bị cơ khí không?

×

 

Khả năng

Có dễ dàng hoàn thành công việc sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay (mài, khoan, …) giúp bố mẹ không?

 

×

Có hiểu và dễ dàng trình bày về các nội dung liên quan đến lắp đặt các thiết bị cơ khí đơn giản không?

×

 

Có khả năng sửa chữa một số vật dụng cơ khí thiết yếu trong gia đình không?

 

×

Có khả năng làm việc ở điều kiện môi trường khắc nghiệt không?

×

 

Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp trong hoạt động nhóm không

×

 


Câu 8:

21/07/2024

Em hãy lựa chọn và tìm hiểu các yêu cầu của một ngành nghề cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí. Sau đó tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đó.

Xem đáp án

* Yêu cầu của nghề kĩ sư cơ khí:

- Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề cơ khí.

- Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị cơ khí.

- Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí

- Có kĩ năng đọc bản vẽ và phân tích yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ cơ khí

- Có kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên nôm liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Có thể trực tiếp gia công sản phẩm cơ khí.

* Đánh giá sự phù hợp của bản thân: Em tự nhận thấy mình có thể đáp ứng được 5 yêu cầu trong tổng số 6 yêu cầu của nghề kĩ sư cơ khí. Do đó, em thấy bản thân mình rất phù hợp với ngành nghề kĩ sư cơ khí.


Bắt đầu thi ngay