Giải SGK Công nghệ 11 Cánh diều Bài 8. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Giải SGK Công nghệ 11 Cánh diều Bài 8. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
-
98 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
24/11/2024Hãy nêu các chất dinh dưỡng cần thiết đối với vật nuôi mà em biết.
* Trả lời:
Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với vật nuôi bao gồm:
- Protein
- Carbohydrate
- Lipid
- Vitamin và khoáng chất
- Nước
* Mở rộng:
Thức ăn chăn nuôi
1. Khái niệm và vai trò của thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn chăn nuôi bao gồm các sản phẩm vật nuôi ăn, uống tươi, sống hoặc đã qua chế biến.
- Thức ăn chăn nuôi chia thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn chăn nuôi chia thành nước và chất khô.
- Chất khô bao gồm nhóm hữu cơ (protein, lipid, carbohydrate, vitamin) và vô cơ (chất khoáng).
II - Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là lượng chất cần thiết để duy trì sự sống và sản xuất.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào loài, giống, giai đoạn phát triển và khả năng sản xuất của vật nuôi.
- Nhu cầu dinh dưỡng quan trọng để xác định tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi.
- Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm duy trì và sản xuất.
III - Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
- Tiêu chuẩn ăn là lượng ăn cung cấp cho vật nuôi trong một ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
- Tiêu chuẩn ăn dựa trên các chỉ số dinh dưỡng.
- Cần thực hiện thí nghiệm đối với từng loài, độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lí và khả năng sản xuất để xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi.
2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn
a) Năng lượng
- Carbohydrate, lipid, protein là các chất cung cấp năng lượng cho vật nuôi.
- Carbohydrate là nguồn chính cung cấp năng lượng cho vật nuôi.
- Năng lượng trong thức ăn được tính bằng Kcal hoặc Joule (J).
b) Protein
- Protein trong thức ăn cung cấp cho vật nuôi để tổng hợp hoạt chất sinh học, tạo mô và sản phẩm chăn nuôi.
- Chỉ số protein được tính dựa trên % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hoặc số gram protein tiêu hoá/1 kg thức ăn.
c) Chất khoáng
- Khoảng đa lượng: các nguyên tố Ca, P, Mg, Na, Cl,... cấu tạo cơ thể, tham gia hoạt động sinh lý. Tính bằng g/con/ngày.
- Khoảng vi lượng: các nguyên tố Fe, Cu, Co, Mn, Zn,... cấu trúc enzyme, phản ứng sinh hoá. Tính bằng mg/con/ngày.
d) Vitamin
- Vitamin có tác dụng điều hoà quá trình trao đổi chất trong vật nuôi. Nhu cầu vitamin tính bằng mg/kg hoặc ug/kg thức ăn.
- Cần quan tâm đến hàm lượng chất xơ và amino acid thiết yếu khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Giải Công nghệ 11 Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Câu 2:
10/07/2024Nhu cầu dinh dưỡng là gì?
Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong một ngày đêm.
Câu 3:
19/07/2024Hãy phân biệt nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất của vật nuôi
Phân biệt nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất của vật nuôi:
Nhu cầu duy trì |
Nhu cầu sản xuất |
Là nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho mọi hoạt động của vật nuôi ở mức tối thiểu (ăn uống, đi lại bình thường) |
Là nhu cầu dinh dưỡng cần cho vật nuôi tăng khối lượng cơ thể, nuôi thai và tạo ra các sản phẩm như thịt, trứng, sữa,... |
Câu 4:
17/07/2024Nhu cầu năng lượng của vật nuôi là gì?
Nhu cầu năng lượng biểu thị bằng Kcal của năng lượng tiêu hóa (DE) hoặc năng lượng trao đổi (ME), hoặc năng lượng thuần (NE) tính trong một ngày đêm hay tính cho 1kg thức ăn.
Câu 5:
17/07/2024Nhu cầu năng lượng của vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nhu cầu năng lượng của vật nuôi phụ thuộc vào:
- Từng loài
- Từng giống
- Từng giai đoạn sinh trưởng
- Sức sản xuất.
Câu 6:
10/07/2024Các loại thức ăn cung cấp năng lượng trong Hình 8.1 được sử dụng cho loại vật nuôi nào?
Các loại thức ăn cung cấp năng lượng trong Hình 8.1 được sử dụng cho loại vật nuôi là:
Hình |
Vật nuôi |
a |
Gà, vịt, ngan, chim |
b |
Lợn, gà, vịt, ngan |
c |
Lợn, gà, vịt, chim |
d |
Ong |
Câu 7:
13/07/2024Nêu các loại thức ăn cung cấp năng lượng cho gà, lợn và trâu, bò ở địa phương em.
Các loại thức ăn cung cấp năng lượng cho gà, lợn và trâu, bò ở địa phương em:
- Gạo, cám gạo
- Bắp, ngô
- Các loại đậu
- Các loại thức ăn chế biến từ cám
- Rau cỏ
- Thức ăn hỗn hợp
Câu 8:
22/07/2024Nhu cầu protein và amino acid của vật nuôi được xác định như thế nào?
Nhu cầu protein và amino acid của vật nuôi được xác định tùy thuộc vào giống, giai đoạn sinh trưởng và sức sản xuất.
Câu 9:
10/07/2024Những nguyên liệu thức ăn nào được sử dụng để cung cấp protein cho vật nuôi?
Trả lời
Những nguyên liệu thức ăn được sử dụng để cung cấp protein cho vật nuôi:
Bột cá, bột thịt, đậu tương, khô đầu đậu tương, khô dầu lạc,...
Câu 10:
22/07/2024Tại sao khi xây dựng khẩu phần ăn người ta thường kết hợp nhiều loại thức ăn giàu protein với nhau?
Khi xây dựng khẩu phần ăn người ta thường kết hợp nhiều loại thức ăn giàu protein với nhau để:
Đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin (amino acid) cần thiết cho vật nuôi. Mỗi loại thức ăn đều chứa một lượng nhất định các axit amin, và không phải loại thức ăn nào cũng chứa đầy đủ các axit amin cần thiết. Do đó, việc kết hợp nhiều loại thức ăn giàu protein với nhau giúp bổ sung đầy đủ các axit amin thiết yếu mà một loại thức ăn có thể thiếu.
Ngoài ra, việc kết hợp các loại thức ăn giàu protein khác nhau còn giúp tăng khả năng hấp thu protein của vật nuôi, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí và tăng tính đa dạng trong khẩu phần ăn của vật nuôi.
Câu 11:
18/07/2024Hãy nêu vai trò của khoáng đối với vật nuôi. Nhu cầu khoáng của vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Vai trò của khoáng đối với vật nuôi: Khoáng tham gia cấu tạo tế bào và các mô của cơ thể, tham gia cấu tạo enzyme, cân bằng áp suất thẩm thấu, hệ thống đệm và tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
- Nhu cầu khoáng của vật nuôi phụ thuộc vào: giống, đặc điểm sinh lí, giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm sản xuất.
Câu 12:
10/07/2024Hãy nêu các biểu hiện bệnh của vật nuôi do thiếu khoáng trong Hình 8.2. Phòng các bệnh này cho vật nuôi bằng cách nào?
* Các biểu hiện bệnh của vật nuôi do thiếu khoáng trong hình 8.2:
a. Khi gà thiếu canxi, biểu hiện thường là vỏ trứng mỏng và yếu, có thể dễ dàng bị vỡ hoặc không phát triển tốt.
b. Khi lợn con thiếu sắt (Fe), biểu hiện thường bao gồm:
- Lợn con có thể trở nên yếu, chậm lớn và thấp còi so với các lợn cùng tuổi khác.
- Bị suy dinh dưỡng, thường xuyên bị bệnh và mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Lợn con có thể bị thiếu hụt oxy trong cơ thể do thiếu sắt, gây ra hô hấp nhanh, mệt mỏi và suy nhược.
- Lông lợn con có thể không đủ bóng và sáng.
- Các cơ thể của lợn con có thể trở nên mềm và dễ bị tổn thương.
* Phòng các bệnh này cho vật nuôi bằng cách: bổ sung chế độ ăn giàu Ca và Fe cho vật nuôi.
Câu 13:
23/07/2024Vitamin có vai trò gì với vật nuôi? Thiếu vitamin vật nuôi sẽ như thế nào?
- Vitamin có vai trò với vật nuôi là:
+ Là chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất của vật nuôi.
+ Giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển bình thường.
+ Vitamin còn giúp nâng cao sức để kháng với bệnh tật cho vật nuôi.
- Thiếu vitamin vật nuôi sẽ:
+ Suy dinh dưỡng
+ Sức đề kháng kém
+ Chậm phát triển
Câu 14:
21/07/2024Có thể sử dụng vitamin để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho vật nuôi được không? Lợi ích của việc này là gì?
- Có thể sử dụng vitamin để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho vật nuôi.
- Lợi ích của việc sử dụng vitamin để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho vật nuôi: giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh và hóa dược, tạo ra sản phẩm chăn nuôi sạch, an toàn.
Câu 15:
13/07/2024Hãy nêu các biểu hiện bệnh của gà khi thiếu vitamin trong Hình 8.3. Phòng các bệnh này cho gà bằng cách nào?
- Biểu hiện bệnh của gà
+ Khi thiếu vitamin: chảy máu dưới da, suy dinh dưỡng.
+ Khi thiếu folic acid: chậm lớn, mọc lông kém, thiếu máu, viêm xương và mất sắc tố của lông.
- Cách phòng các bệnh này:
+ Cung cấp chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng: Đảm bảo gà được cung cấp đủ vitamin K và folic acid thông qua thức ăn, bao gồm các loại rau xanh, quả và thực phẩm giàu chất đạm.
+ Bổ sung vitamin K và folic acid vào thức ăn của gà: Nếu cần thiết, bạn có thể bổ sung vitamin K và folic acid vào thức ăn của gà thông qua các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng.
+ Tăng cường vệ sinh chuồng trại: Bạn cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại đầy đủ, tránh các bệnh truyền nhiễm và giảm nguy cơ bệnh tật cho gà.
+ Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho gà: Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của gà để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe, tránh các bệnh phát triển nặng hơn.
Câu 16:
22/07/2024Các cơ sở chăn nuôi ở địa phương em cung cấp hoặc bổ sung vitamin cho vật nuôi từ loại thức ăn nào?
Các cơ sở chăn nuôi ở địa phương em cung cấp hoặc bổ sung vitamin cho vật nuôi từ loại thức ăn:
- Thức ăn cố định.
- Thức ăn tự chế.
- Bổ sung vitamin riêng lẻ.
Câu 17:
21/07/2024Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì?
Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
Câu 18:
20/07/2024Hãy cho biết thành phần nào trong khẩu phần ăn ở Bảng 8.1 đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Thành phần trong khẩu phần ăn ở Bảng 8.1 đáp ứng nhu cầu năng lượng là:
- Thành phần nguyên liệu.
- Thành phần dinh dưỡng.
Câu 19:
22/07/2024Hãy nêu các bước xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi
Các bước xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi:
- Bước 1: Xác định đối tượng cần xây dựng khẩu phần ăn.
- Bước 2: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Bước 3: Xác định hàm lượng dinh dưỡng của nguyên liệu
- Bước 4: Chọn nguyên liệu để sử dụng
- Bước 5: Cập nhật giá nguyên liệu
- Bước 6: Tính toán số lượng mỗi loại nguyên liệu cần sử dụng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn ăn.
- Bước 7: Kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn thành phẩm so với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Bước 8: Hiệu chỉnh khẩu phần ăn
Câu 20:
10/07/2024Các cơ sở chăn nuôi ở địa phương em xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi như thế nào?
Các cơ sở chăn nuôi ở địa phương em xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi theo 8 bước:
- Bước 1: Xác định đối tượng cần xây dựng khẩu phần ăn.
- Bước 2: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Bước 3: Xác định hàm lượng dinh dưỡng của nguyên liệu
- Bước 4: Chọn nguyên liệu để sử dụng
- Bước 5: Cập nhật giá nguyên liệu
- Bước 6: Tính toán số lượng mỗi loại nguyên liệu cần sử dụng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn ăn.
- Bước 7: Kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn thành phẩm so với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Bước 8: Hiệu chỉnh khẩu phần ăn