Trang chủ Lớp 7 Văn Giải SBT Văn 7 Bài 9. Hòa điệu với tự nhiên (Phần 4: Đọc mở rộng) có đáp án

Giải SBT Văn 7 Bài 9. Hòa điệu với tự nhiên (Phần 4: Đọc mở rộng) có đáp án

Giải SBT Văn 7 Bài 9. Hòa điệu với tự nhiên (Phần 4: Đọc mở rộng) có đáp án

  • 34 lượt thi

  • 2 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Tìm đọc một số văn bản nghị luận có nội dung tương tự những văn bản mà em đã học ở bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành. Ghi vào nhật kí đọc sách nội dung chính và ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu ra trong văn bản nghị luận. Khi đọc, cần tìm hiểu mối quan hệ giữa mục đích của người viết (thuyết phục người đọc về một vấn đề) và cách sử dụng, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng để đạt mục đích đó. Hãy ghi vào nhật kí đọc sách những điểm đáng chú ý trong cách mà người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.

Xem đáp án

Khi đọc các văn bản nghị luận, trước hết, em cần nắm được: Vấn đề được bàn luận trong văn bản là gì? Ý kiến của người viết về vấn đề đó như thế nào? Thông thường, em có thể tìm thấy câu trả lời cho hai câu hỏi này ngay từ phần mở đầu của văn bản. Để thuyết phục người đọc đồng ý với ý kiến của mình về vấn đề được bàn, trong một văn bản nghị luận, người viết thường sử dụng ít nhất là 2 lí lẽ và mỗi lí lẽ thường có ít nhất 2 bằng chứng để chứng minh. Các lí lẽ thường được trình bày tách bạch trong những đoạn văn riêng biệt. Ngoài việc lựa chọn vấn đề bàn luận và ý kiến của người viết về vấn đề đó thì cách mà người viết sử dụng, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng để đạt mục đích thuyết phục người đọc cũng là những nội dung quan trọng mà em cần chú ý khi đọc một văn bản nghị luận. Để tăng thêm tính thuyết phục của văn bản, đôi khi người viết còn sử dụng các yếu tố tự sự (kể một mẩu chuyện ngắn) hoặc biểu cảm dùng cách nói gây niềm xúc động, đồng cảm,... ở người đọc).

Hãy ghi lại đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc: ……….

Tên văn bản, tác giả: ……….

Vấn đề được bàn trong văn bản: ……….

Ý kiến của người viết về vấn để được bàn: ……….

Lí lẽ 1 và bằng chứng……….

Lí lẽ 2 và bằng chứng……….

Lí lẽ 3 và bằng chứng……….

Nhận xét về cách người viết sử dụng, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng: ……….

Suy nghĩ sau khi đọc: ……….


Câu 2:

17/07/2024

Tìm đọc một số văn bản thông tin có nội dung gần với những văn bản mà em đã học ở bài 9. Hoà điệu với tự nhiên. Ghi vào nhật kí đọc sách nội dung chính và cách triển khai nội dung trong văn bản thông tin (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Khi đọc, em cũng cần chú ý những yếu tố có thể có của văn bản thông tin như sa pô, cước chú, tài liệu tham khảo, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...) và ghi vào nhật kí đọc sách những điểm đáng quan tâm liên quan đến các yếu tố này.

Xem đáp án

Tiếp nối lớp 6, ở lớp 7, em cũng có cơ hội tự tìm đọc một số văn bản thông tin.

Những văn bản này có thể có nội dung gần với những văn bản mà em đã học ở bài 9. Hoà điệu với tự nhiên, chẳng hạn chủ đề bảo vệ môi trường, những thách thức đặt ra đối với Trái Đất của chúng ta, các hoạt động văn hoá có tính nghi thức,...

          Như bài tập yêu cầu và gợi ý, khi đọc em cần nắm được nội dung chính, cách triển khai nội dung trong văn bản thông tin (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng hoặc các đổi tượng được phân loại), những yếu tố có thể có của văn bản thông tin như sa-pô, cước chú, tài liệu tham khảo, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...) và tác dụng của chúng trong việc truyền đạt và tiếp nhận thông tin (chẳng hạn giúp cho người đọc tiếp nhận thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn, thuận lợi hơn, nhớ lâu hơn,...). Cần ghi những thông tin quan trọng vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc: ……………..

Tên văn bản, tác giả: ……………..

Nội dung chính của văn bản: ……………..

Cách triển khai nội dung (theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng,...): ……………..

Một số yếu tố của văn bản thông tin (sa-pô, cước chú, tài liệu tham khảo, phương tiện phi ngôn ngữ....): ……………..

Suy nghĩ sau khi đọc: ……………..


Bắt đầu thi ngay