Trang chủ Lớp 7 Văn Giải SBT Văn 7 Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành (Phần 3: Nói và nghe) có đáp án

Giải SBT Văn 7 Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành (Phần 3: Nói và nghe) có đáp án

Giải SBT Văn 7 Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành (Phần 3: Nói và nghe) có đáp án

  • 55 lượt thi

  • 2 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Trong văn bản Bản đồ dẫn đường, tác giả Đa-ni-en Gốt-li-ép cho rằng cuộc sống là chốn bình yên và an toàn. Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm đó.

Xem đáp án

- Đọc lại hướng dẫn việc thực hiện bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống ở phần Nói và nghe của bài 8 trong SGK (tr. 71 - 73) để nắm vững các thao tác.

- Suy nghĩ kĩ về đề tài.

- Trình bày bài nói với các ý chính: Thế nào là "bình yên" và "an toàn"? Cuộc sống có phải là nơi thật sự bình yên và an toàn không? Điều gì đảm bảo cho cuộc sống được bình yên và an toàn? Điều gì khiến cho cuộc sống không còn bình yên và an toàn? Nhận thức đó có tác dụng gì đối với cuộc sống của bản thân em?

- Sử dụng bằng chứng và các tài liệu cần thiết để bài nói thêm phong phú và có sức thuyết phục.

- Tập luyện cách trình bày từng phần, từng ý (mở đầu hấp dẫn, triển khai nội dung rõ ràng, mạch lạc, kết thúc gây được ấn tượng,...).

* Bài nói mẫu tham khảo:

Cuộc sống luôn có những bộn bề, khó khăn khiến bản thân ta phiền lòng. Mỗi chúng ta hãy cố gắng biết cách cân bằng cuộc sống để có được bình yên nơi tâm hồn. Bình yên là cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, thoái mái trong lòng mà không vướng bận hay suy nghĩ về bất cứ điều gì trong cuộc sống. Bình yên vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống nói chung và cá nhân mỗi người nói riêng. Bên cạnh đó, bình yên làm cho tâm hồn con người trở nên thanh cao, tốt đẹp, làm cho mỗi cá nhân tốt lên, vô hình chung làm cho cả xã hội tích cực hơn. Giữa cuộc sống bộn bề áp lực lo toan, những khoảng lặng như vậy đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó đem cho tâm ta sự tĩnh lặng, thoải mái, giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực đang nén đè não bộ, theo đó mà học tập hay làm việc cũng sẽ hiệu quả hơn. Bình yên cũng tiếp cho bạn sức mạnh để vượt qua những nỗi đau trong cuộc sống bất ổn này. Khi biết cần bằng cuộc sống và sống trong sự bình yên, bạn sẽ hiểu rằng có những thứ không ai có thể dạy bạn được mà chính bản thân bạn phải cảm nhận tự nắm bắt lấy. Những người có cách sống bình yên là những người không tham lam, tranh giành, đấu đá những thứ không thuộc về mình. Biết thế nào là đủ trong cuộc sống của mình. Họ cũng là những người sống yêu thương, chan hòa với mọi người, biết giúp đỡ, sẻ chia với người khác; suy nghĩ tích cực, sống lạc quan. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay vẫn còn nhiều người sống với những tính toán thiệt hơn, với những tham vọng hoặc quá bi quan mà không thể vứt bỏ những đau khổ, luôn tự dằn vặt bản thân mình;… những người này cần thay đổi cách nghĩ, cách sống của bản thân nếu muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. Những lúc khó khăn, mệt mỏi, hãy dừng lại một chút, để tâm hồn được gột sạch những bề bộn bon chen, tìm lấy sự bình yên cho mình để có thêm sức mạnh bước tiếp đoạn đường khó khăn phía trước. Khi có được bình yên, bạn sẽ có được hạnh phúc và có được hạnh phúc thì cuộc đời sẽ có ý nghĩa hơn.


Câu 2:

23/07/2024

Từ bài viết đã hoàn thành ở bài tập 1 phần Viết (nêu ý kiến của em về quan niệm: “Cha mẹ là người quyết định sự thành công trong việc học tập của con cái.”), em hãy lập dàn ý cho bài nói và tiến hành luyện tập cách trình bày.

Xem đáp án

- Đọc lại bài viết em đã hoàn thành ở bài tập 1 phần Viết, dựa vào từng phần để tóm tắt thành dàn ý bài nói (chú ý cách mở đầu, cách triển khai, cách kết thúc bài nói có những yêu cầu khác với viết).

- Trong từng ý của bài nói, cần đưa ra lí lé kèm theo bằng chứng cụ thể.

- Xác định thái độ phản đối ý kiến để chuẩn bị một số từ ngữ then chốt có thể sử dụng trong quá trình nói, chẳng hạn: nói như vậy có nghĩa là, có đúng như vậy không, thực tế cho thấy, làm sao có thể khẳng định được, từ một góc nhìn khác có thể thấy,...

- Dựa vào dàn ý để tập luyện cách trình bày, áp dụng cách tập luyện như đã từng tiến hành ở phần Nói và nghe trong các bài. Tổ chức tập luyện theo nhóm để phát huy sự tương tác.

 

* Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào thầy cô vào các bạn!

Các bạn thân mến. Thành công của một học sinh không những là do tài năng bẩm sinh mà còn là nỗ lực của chính họ với cả sự giúp đỡ của cha mẹ. Trong việc học tập cha mẹ có thể giúp đỡ con cái như nhắc nhở con học bài, hướng dẫn con làm những bài tập khó,… Sự giúp đỡ này của cha mẹ sẽ giúp con cái giải quyết những khó khăn trong học tập một cách nhanh chóng nhưng việc này lại không phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Bản thân mỗi người phải có ý thức tự chủ, vì bất cứ ai, kể cả bố mẹ, đều không thể đóng vai trò quyết định trong sự thành công trên đường đời của mỗi con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những học sinh có tư duy tích cực, thường đặt câu hỏi và tự mình thực hành những gì được học sẽ có kết quả học tập tốt hơn những người lười tư duy, thụ động trong học tập. Không thể phủ nhận một điều rằng, tất cả ông bố, bà mẹ đều đặt niềm tin và kỳ vọng vào những đứa con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quản lý giáo dục, một đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào giá trị của tình yêu thương, sự đồng hành và hình mẫu mà chúng nhận được từ sự giáo dục của cha mẹ. Bởi, không ai khác, chính cha mẹ là những “nhà giáo dục” đầu tiên và suốt đời của con cái. Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh việc đồng hành cùng con trong quá trình học tập, cha mẹ cũng nên dành thời gian để giáo dục đạo đức, lối sống, trang bị kỹ năng. Sự đồng hành, quan tâm, chia sẻ, động viên luôn có hiệu quả hơn sự ép buộc và đây chính là chiếc chìa khóa để cả cha mẹ và con cái đạt được mục tiêu trong giáo dục.

Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.


Bắt đầu thi ngay