Trang chủ Lớp 7 Văn Giải SBT Văn 7 Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành (Phần 1: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt) có đáp án

Giải SBT Văn 7 Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành (Phần 1: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt) có đáp án

Giải SBT Văn 7 Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành (Phần 1: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt) có đáp án

  • 101 lượt thi

  • 46 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Đọc từ câu “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người." đến câu “Nó cũng mang ý nghĩa quuết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.” trong văn bản Bản đồ dẫn đường của Đo-ni-en Gốt-li-ép, SGK (tr. 56 - 57) và trả lời các câu hỏi:

Nêu nội dung của các đoạn văn ở phần trích trên.

Xem đáp án

Đoạn trích gồm 4 đoạn văn. Mỗi đoạn văn đều có câu chủ đề. Dựa vào câu chủ đề, ta có thể xác định được nội dung của từng đoạn.

- Đoạn 1 giải thích khía cạnh thứ nhất của hình ảnh “tấm bản đồ”: cách nhìn của ta về cuộc đời.

- Đoạn 2 khẳng định: những tấm bản đồ khác nhau sẽ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau.

- Đoạn 3 giải thích khía cạnh thứ hai của hình ảnh “tấm bản đồ”: tấm bản đồ còn bao gồm cả cách nhìn nhận của con người về bản thân.

- Đoạn 4 nêu ý nghĩa của “tấm bản đố” đối với cuộc sống của mỗi người.


Câu 2:

17/07/2024

Ở đoạn trích, những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm mục đích gì? Câu nào trong đoạn trích giúp em nhận biết điều đó?

Xem đáp án

Ở đoạn trích, những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm khẳng định rằng: Những tấm bản đồ được xác định bởi những con người khác nhau sẽ không hề giống nhau. Điều này được thể hiện rõ ở câu: “Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau như thế nào.”


Câu 3:

19/07/2024

Ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” đã được tác giả giải thích ở hai câu văn. Đó là những câu nào? Nêu sự khác nhau về ý nghĩa “tấm bản đồ" ở hai câu văn đó.

Xem đáp án

Ở đoạn thứ nhất, ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” được xác định qua câu: “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.” Ở đoạn thứ ba, việc xác định ý nghĩa của “tấm bản đồ” ở trong câu: “Sam à, tấm bản đồ này còn bao hàm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.” Hai ý nghĩa vừa nêu khác nhau ở chỗ: một bên thể hiện cái nhìn ra ngoài (cuộc đời và con người); một bên thể hiện cái nhìn vào chính bản thân.


Câu 4:

17/07/2024

Trong cuộc sống của con người, tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở đoạn trích) có vai trò gì?

Xem đáp án

Tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở đoạn trích) có vai trò rất quan trọng. Nó quyết định những thành bại của con người trong cuộc sống.


Câu 7:

19/07/2024

Cách nhìn nhận về cuộc đời của “mẹ ông” đã làm cho “ông”

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 8:

17/07/2024

Câu chuyện của “ông” và “mẹ ông” được nêu trong đoạn trích nhằm thể hiện:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 12:

22/07/2024

Em có đồng tình với cách hiểu của tác giả về ý nghĩa của câu “Hãy cầm lấy và đọc” không? Vì sao?

Xem đáp án

Em có thể tỏ thái độ đồng tình hay phản đối cách hiểu của tác giả về ý nghĩa của câu “Hãy cầm lấy và đọc”. Điều quan trọng là, đồng tình hay phản đối đều phải dựa trên những lí lẽ có sức thuyết phục. Chẳng hạn, nếu tán thành cách giải thích của tác giả, em có thể lập luận: chỉ khi tự mình đọc một cuốn sách mới có được những cảm xúc, suy nghĩ, thu hoạch của riêng mình. Nghe người khác giới thiệu, thuyết minh về một cuốn sách, ta có thể nắm được một số thông tin, nhưng chắc chắn sẽ không có những thú vị, bất ngờ như khi chính ta được tự do đi vào thể giới hấp dẫn của cuốn sách đó.


Câu 13:

17/07/2024

Tác giả đã dùng biện pháp gì để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người? Em có tán thành với quan điểm của tác giả thể hiện ở biện pháp ấy không? Vì sao?

Xem đáp án

Để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người, tác giả đã dùng biện pháp so sánh, liên tưởng: Nếu lương thực, thực phẩm là thức ăn cần thiết để nuôi sống cơ thể, thì sách chính là “thức ăn” nuôi dưỡng tinh thần. Người không ăn thì chết về thể xác, người không đọc sách sẽ chết về tinh thần. Chỉ khác một điểm: Cái chết tinh thần không diễn ra ngay lập tức như cái chết thể xác, mà là một quá trình từ từ, êm ái, không dễ nhận biết.

Em có thể tán thành hay phản đối quan điểm của tác giả thể hiện qua cách liên tưởng, so sánh như trên. Tán thành hay phản đối đều phải có cơ sở. Chẳng hạn, nếu tán thành, ta có thể giải thích thêm: Khi không được nuôi dưỡng về tinh thần, con người sẽ cạn kiệt cảm xúc, cằn cỗi tình cảm, trí tuệ, không còn khả năng hiểu biết về cuộc sống con người, thế giới xung quanh. Rơi vào tình trạng đó, tâm hồn con người trở nên trống rỗng, như không tồn tại, chẳng khác gì đã chết.


Câu 16:

21/07/2024

"Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.”

Điều được tác giả khẳng định ở câu trên là:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 17:

18/07/2024

Từ “chữ” liên tục được lặp lại ở các câu trong đoạn trích có tác dụng:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 18:

17/07/2024

Đọc sách là đọc tha nhân và đọc chính bản thân ta. Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình."

Quan hệ giữa hai câu trên là:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 20:

22/07/2024

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Chúng ta cần gì trong cuộc đời này? Hạnh phúc và sự an toàn - đúng thế. Nhưng cảm giác an toàn mà chúng ta khao khát không do cái chúng ta kiếm được quyết định. Nếu chúng ta có thể mua một căn nhà to hay những chiếc xe hơi đắt tiền, chúng ta có thể có được cảm giác về sự an toàn - nhưng thật ra, đó chỉ là ảo tưởng mà thôi. Nếu chúng ta học giỏi ở trường, hay được trọng vọng ở nơi làm việc, chúng ta có thể cảm thấy mình giỏi giang. Nhưng hạnh phúc không phải chỉ chứa đựng trong những thứ đơn giản như vậy.

Cảm giác an toàn thật sự chỉ đến khi ta hài lòng với chính bản thân mình. Nó chính là “sản phẩm phụ” của một cách sống năng động, lạc quan, tràn đầy sức sống.

Tất cả những suy nghĩ trên xuất hiện trong đầu ông ngay trong buổi lễ tốt nghiệp. Ông nhìn sang những người cha, người mẹ đã đến tham dự ngày lễ trọng

đại của con mình và bảo rằng họ đã hoàn thành rất tốt trách nhiệm của bản thân. Phần thưởng của họ chính là những khuôn mặt sáng láng đang ngồi trước mặt họ.

(Đa-ni-en Gốt-li-ép, Những bức thư gửi cháu Sam, Thông điệp cuộc sống, Minh Trâm - Hoa Phượng - Ngọc Hân dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, tr. 136 - 137)

Vấn đề gì được tác giả nêu lên để bàn luận trong đoạn trích?

Xem đáp án

Hạnh phúc và an toàn - điều ai cũng muốn có được trong cuộc sống, đó chính là vấn đề được tác giả nêu lên để bàn luận trong đoạn trích.


Câu 21:

22/07/2024

Tác giả cho rằng, “hạnh phúc thật sự” của con người không phải ở việc mua được căn nhà to hay xe hơi đắt tiền; không phải ở sự giỏi giang hay được trọng vọng nơi làm việc. Vậy, theo tác giả, hạnh phúc thật sự mà con người đạt được là gì?

Xem đáp án

Tác giả cho rằng, “hạnh phúc thật sự “của con người không phải ở việc mua được căn nhà to hay xe hơi đắt tiền; không phải ở sự giỏi giang hay được trọng vọng nơi làm việc. Điều con người mong muốn đạt được trong cuộc sống là sự hài lòng về bản thân để có cảm giác an toàn và hạnh phúc.


Câu 22:

23/07/2024

"Nếu chúng ta học giỏi ở trường, hay được trọng vọng ở nơi làm việc, chúng ta có thể cảm thấy mình giỏi giang. Nhưng hạnh phúc không phải chỉ chứa đựng trong những thứ đơn giản như vậy."

Ở hai câu trên, người viết sử dụng lí lẽ hay bằng chứng? Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Xem đáp án

Ở hai câu này, người viết sử dụng lí lẽ để trình bày ý kiến, quan điểm của mình. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi, ở nội dung hai câu đó, người viết chỉ đưa ra những lời diễn giải có lí chứ không hề nêu một sự việc nào từng diễn ra trong thực tế.


Câu 23:

17/07/2024

Trong đoạn trích, người viết đã sử dụng những bằng chứng nào? Các bằng chứng đó được dùng để làm sáng tỏ điều gì?

Xem đáp án

Trong đoạn trích, người viết kể về việc những người cha, người mẹ đã đến tham dự ngày lễ tốt nghiệp của con mình và bảo rằng các bậc cha mẹ đó đã hoàn thành rất tốt trách nhiệm của bản thân. Bằng chứng ấy cho thấy những người cha, người mẹ đó rất hài lòng về con cái của mình. Họ cảm thấy thực sự hạnh phúc vì điều đó.


Câu 25:

17/07/2024

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Trong cuộc đời, chúng ta luôn gặp những hoàn cảnh, tình huống bắt buộc phải đưa ra những phán đoán, quyết định. Trong công việc cũng như trong đời sống gia đình, chúng ta phải lựa chọn và quyết đoán hết việc này đến việc khác trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Có thể nói cuộc sống chính là quá trình tích tụ những suy nghĩ, phán đoán. Thực tiễn là một chuỗi liên hoàn các quyết định của con người.

Nói cách khác, cuộc đời hiện tại của chúng ta chính là kết quả của các quyết

định mà chúng ta lựa chọn. Tương lai là do sự lựa chọn của chúng ta từ bây giờ. Vấn đề là chúng ta có hay không có những nguyên lí, nguyên tắc làm nền tảng cho những quyết định và sự lựa chọn đó. Chính nguyên lí, nguyên tắc sẽ làm thay đổi hẳn cách thức sống và hành động của chúng ta.

Lựa chọn mà thiếu kim chỉ nam chẳng khác nào người đi biển không có hải đồ, hành động không dựa vào nền tảng triết lí chẳng khác nào dò dẫm trên con đường tối tăm không có ánh sáng. Nếu bạn cảm thấy triết lí hay triết học là khó hiểu thì có thể thay đổi cách gọi. Ví dụ như nhân sinh quan, quan điểm đạo đức hoặc lối sống, cách nào cũng được. Tất cả chỉ là nên tảng tinh thần có tác dụng đưa bạn trở lại điểm xuất phát khi lạc lối lầm đường.

(I-na-mô-ri Ca-giu-ô (Inamori Kazuo), Cách sống, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Lao động, Hà Nội, 2020, tr. 85 - 86)

Những từ nào quan trọng nhất đối với việc thể hiện chủ đề của đoạn trích?

Xem đáp án

Quyết định, lựa chọn - đó là các từ quan trọng thể hiện chủ đề đoạn trích.


Câu 26:

17/07/2024

Hãy viết một câu tóm lược nội dung đoạn trích.

Xem đáp án

Có thể tóm lược nội dung đoạn trích bằng câu: “Tầm quan trọng của hành động lựa chọn trong cuộc sống của mỗi người”


Câu 27:

17/07/2024

“Tương lai là do sự lựa chọn của chúng ta từ bây giờ.” - câu này có nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

“Tương lai là do sự lựa chọn của chúng ta từ bây giờ.” - câu này có nghĩa: Hành động lựa chọn của chúng ta trong thời điểm hiện tại sẽ quyết định cuộc sống tương lai. Nói cách khác, trong tương lai, chúng ta trở thành một người như thế nào, làm được những điều gì, có thành công trong cuộc sống hay không,... tất cả đều phụ thuộc vào sự lựa chọn từ bây giờ.


Câu 28:

17/07/2024

Theo tác giả, có thể thay từ triết lí, triết học trong đoạn trích bằng những từ ngữ nào? Câu nào gợi ý cho người đọc về ý nghĩa chung của tất cả các từ ngữ đó?

Xem đáp án

Theo tác giả, từ triết lí, triết học có thể thay bằng các từ ngữ: nhân sinh quan, quan điểm đạo đức, lối sống cho dễ hiểu hơn. Ý nghĩa chung của các từ ngữ đó được thể hiện trong câu: “Tất cả chỉ là nền tảng tinh thần có tác dụng đưa bạn trở lại điểm xuất phát khi lạc lối lầm đường.”


Câu 29:

17/07/2024

Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân từ việc đọc đoạn trích?

Xem đáp án

Bản thân em nhận ra được tầm quan trọng của hành động lựa chọn trong cuộc sống của mỗi người: Lựa chọn môn học yêu thích để sau này hướng đến ngành nghề yêu thích, …..


Câu 30:

23/07/2024

Đọc đoạn trích sau đây và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Giá trị sống chính là những quy tắc hoặc phẩm chất mà ta xem trọng. Chúng

đại diện cho những gì ta ưu tiên hàng đầu và là niềm tin vững chắc ta mang theo - những điều thật sự quan trọng đối với ta. Giá trị sống giống như chiếc “la bàn đạo đức”. Cũng giống như mọi chiếc la bàn khác, nó giúp chúng ta xác định phương hướng trong cuộc sống. Và quan trọng nhất, các giá trị đưa ra những quy tắc, lề lối cư xử mà ta thể hiện, đồng thời nó cũng là động lực thúc đẩy đằng sau mọi hành động, hành vi và quyết định ta thực hiện.

Ai cũng mang những giá trị của riêng mình, dù ta có ý thức được điều đó hay

không. Chúng ta cóp nhặt những giá trị đó từ cha mẹ, thầy cô, những người đi trước, niềm tin tôn giáo và những đối tượng khác trong cuộc sống có sức ảnh hưởng đến ta. Ngoài ra, những giá trị ấy còn đến từ môi trường sống - những quyển sách ta đọc, các chương trình truyền hình ta xem, và cách ta tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng.

Các giá trị ta mang theo bên người còn được định hình từ những trải nghiệm

của chính bản thân ta. Mỗi một trải nghiệm, dù tích cực hay tiêu cực, đều mang đến cơ hội học hỏi và trưởng thành. Dần dà qua thời gian, những trải nghiệm đó cũng góp phần tạo nên các giá trị sống của ta.

(Brai-ơn E. Ba-tét-xơ (Brian E. Bartes), Bài học cuộc sống, Uông Xuân Vy - Vĩ Thảo Nguyên địch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2014, tr. 36 - 37)

Từ ngữ nào quan trọng nhất, giúp em hiểu được nội dung của đoạn trích?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 31:

17/07/2024

Câu nào sau đây không thuộc ý nghĩa hình ảnh “chiếc la bàn đạo đức” được người viết sử dụng trong đoạn trích?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 32:

19/07/2024

Giá trị sống mà con người có được không đến từ nguồn nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 33:

21/07/2024

“Ai cũng mang những giá trị của riêng mình, dù ta có ý thức được điều đó hay không.”

Câu trên khẳng định giá trị sống gắn với đối tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 34:

23/07/2024

“Giá trị sống chính là những quy tắc hoặc phẩm chất mà ta xem trọng:'

Nội dung của câu trên là:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 35:

17/07/2024

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:

Người xưa dạy: Hãy tự biết mình. Nhưng liệu mỗi người có tự biết về mình một cách đầy đủ không? Dân gian có câu: “Cọc đèn tối chân; có nghĩa, tự ta không biết hết những hay dở của bản thân. Bởi vậy, rất cần soi mình trong mắt người khác. Làm sao biết được người khác nhìn nhận như thế nào về ta? Kinh nghiệm cho hay, người khác chưa hẳn chú ý ưu điểm của ta để khen ngợi, biểu dương, mà thường soi kĩ những thiếu sót, nhược điểm của ta để góp ý (nếu chân tình) hoặc giễu cợt (nếu thiếu thiện cảm). Khi hình dung rằng, trong mắt người khác, hình ảnh ta chưa tốt đẹp thì cần dũng cảm mà nhận rằng, đó có thể là sự thật. Trong cuộc sống, ai cũng có ưu điểm, khuyết điểm. Ưu điểm thường được phô ra, khuyết điểm hay bị che đậy. Có những cái xấu của ta, người ngoài thấy rõ hơn bản thân ta. Hiểu được như vậy, ta sẽ không phớt lờ sự nhìn nhận của người ngoài, ngược lại, nhờ đó tìm cách khắc phục những điểm yếu của mình để ngày càng hoàn thiện mình hơn.

(Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học

phổ thông quốc gia - phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 87)

Vấn đề gì được bàn bạc trong đoạn văn? Những từ ngữ nào được sử dụng tập trung nhằm thể hiện rõ điều đó?
Xem đáp án

Cần có cách ứng xử phù hợp khi biết được người khác nhìn nhận như thế nào về bản thân ta - đó là vấn đề được bàn luận trong đoạn văn này. Để thể hiện rõ vấn đề, người viết đã sử dụng các từ ngữ: rất cần soi mình trong mắt người khác, người khác nhìn nhận như thế nào về ta, người khác... thường soi kĩ những thiếu sót, nhược điểm của ta, sự nhìn nhận của người ngoài,...


Câu 36:

17/07/2024

Rất cần soi mình trong mắt người khác - em hiểu câu này như thế nào?

Xem đáp án

Rất cần soi mình trong mắt người khác có nghĩa là phải cố gắng để biết người khác nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá như thế nào về bản thân ta.


Câu 37:

19/07/2024

Theo tác giả, người khác thường chú ý mặt nào khi nhìn nhận về ta? Sự chú ý đó thường nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Theo tác giả, người khác ít chú ý ưu điểm, mà thường soi kĩ những nhược điểm, thiếu sót của ta. Sự chú ý này có hai mục đích khác nhau. Người chân tình thì soi để góp ý về những thiếu sót của ta; người thiếu thiện cảm thì soi nhằm giễu cợt những nhược điểm của ta.


Câu 38:

17/07/2024

Cần có thái độ như thế nào khi hình dung rằng trong mắt người khác, hình ảnh của ta chưa tốt đẹp? Vì sao cần có thái độ như vậy?

Xem đáp án

Biết được trong mắt người khác, hình ảnh mình chưa tốt đẹp, bản thân ta cần có thái độ cầu thị. Phải chân thành, dũng cảm mà nhận rằng những điểm yếu của ta là có thật, vì thực tế, nhiều lúc ta không thể tự biết mình, mà nhờ có cái nhìn của người ngoài, ta mới biết được sự thiếu hoàn thiện, thậm chí là những cái xấu của bản thân.


Câu 39:

17/07/2024

Ở đoạn văn này, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề? Dựa vào đâu em khẳng định điều ấy?

Xem đáp án

Ở đoạn văn này, người viết chủ yếu dùng lí lẽ để bàn luận về vấn đề. Điều này thể hiện ở chỗ: người viết tập trung diễn giải rõ ràng từng khía cạnh của vấn đề bằng cách đặt ra câu hỏi để tự trả lời chứ không dẫn ra các nhân vật, sự kiện có thật từ đời sống làm bằng chứng.


Câu 40:

21/07/2024

Hãy chỉ ra hai câu liên kết với nhau bằng phép nối ở đoạn văn.

Xem đáp án

Phép nối (với phương tiện liên kết là từ nối) đã được người viết sử dụng ở một số chỗ trong đoạn văn. Chẳng hạn nhưng là từ nối được dùng để liên kết hai câu: “Người xưa dạy: Hãy tự biết mình. Nhưng liệu mỗi người có tự biết về mình một cách đầy đủ không?” Hoặc từ nối bởi vậy dùng để liên kết hai câu: “Dân gian có câu: “Cọc đèn tối chân? có nghĩa, tự ta không biết hết những hay dở của bản thân. Bởi vậy, rất cần soi mình trong mắt người khác.”


Câu 42:

17/07/2024

Theo tác giả “đường đời” của mỗi người khác gì với con đường mà mọi người đi lại hằng ngày?

Xem đáp án

Con đường mà mọi người đi lại hằng ngày là con đường được hình thành, tạo nên trên mặt đất, bằng công sức của con người, với các vật liệu của ngành xây dựng giao thông. Đó có thể là đường đất, đường sỏi đá, đường bê tông, đường nhựa, đường sắt,... Những con đường như thế được thiết kế, thi công bởi kĩ sư, công nhân. Ngược lại, “đường đời” của mỗi người không phải là con đường hữu hình có thể thấy được. Nó trải dài theo thời gian, trên từng bước trưởng thành của mỗi cá nhân. Nó phải do cá nhân tự tạo ra, bằng sức lực, trí tuệ, ý chí của bản thân mỗi người.


Câu 43:

17/07/2024

Trải nghiệm có vai trò như thế nào trên đường đời của mỗi người?

Xem đáp án

Trải nghiệm bao giờ cũng gắn với thực tế của mỗi con người. Đó có thể là những gì trong cuộc sống mà người ta nhìn thấy, chứng kiến, hoặc cũng có thể là điều xảy ra với bản thân. Trải nghiệm thường tác động đến tình cảm, nhận thức, đem đến cho con người những bài học quý báu, giúp con người ngày càng trưởng thành hơn trên từng bước đường đời.


Câu 44:

17/07/2024

Vì sao chúng ta không thể trả lời được các câu hỏi: "Sau này mình sẽ là ai? Những gì đang chờ đợi mình phía trước?"

Xem đáp án

“Sau này mình sẽ là ai? Những gì đang chờ đợi mình phía trước?”- đó là những câu hỏi không ai có thể tự trả lời được một cách chắc chắn, bởi câu trả lời bao giờ cũng nằm ở tương lai, thuộc về những điều chưa tới. Trên từng bước đường đến với tương lai ấy, không ai có thể biết trước được những gì sẽ xảy ra, tác động, chi phối những lựa chọn, quyết định, thành công, thất bại của bản thân.


Câu 45:

22/07/2024

Em hiểu thế nào về câu: “Mỗi người phải tự “thi công” đường đời của chính mình, “vật liệu” là sức lực, trí tuệ và ý chí của bản thân.”? Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ ý nghĩa của câu đó?

Xem đáp án

Câu “Mỗi người phải tự “thi công” đường đời của chính mình, “vật liệu” là sức lực, trí tuệ và ý chí của bản thân." nhắc nhở ta rằng, đường đời của mỗi người là do

chính người đó tự làm nên. Những yếu tố bên ngoài có thể có tác động, nhưng không đóng vai trò quyết định.

Đường đời của mỗi người được tạo nên bởi những gì thuộc về bản thân người đó. Ấy là sức lực (học tập, lao động); là trí tuệ (khả năng suy nghĩ để giải quyết các tình huống xảy ra với bản thân, nhận biết những yêu cầu của cuộc sống để đáp ứng); là ý chí (sự kiên trì, bền bỉ thực hiện những dự định được vạch ra).


Câu 46:

17/07/2024

Câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” của nhà văn Nguyễn Bá Học được tác giả dẫn ra ở đoạn trích nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông." là một câu nói nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Bá Học được tác giả dẫn ra ở đoạn trích. Câu này có ý nghĩa: Trên đường đời, con người có thể gặp hai loại khó khăn. Một loại khó khăn đến từ phía khách quan, ngoài bản thân mình. Một loại khó khăn thuộc về chủ quan, nằm chính trong bản thân mình. Trong hai loại khó khăn đó, loại thứ hai là đáng sợ nhất, bởi một khi con người còn e ngại, nhụt chí thì không thể tiến lên được. Dẫn ra câu văn này của Nguyễn Bá Học, tác giả nhắc nhở rằng: Muốn thành công trên đường đời, trước hết mỗi người hãy vượt qua tâm lí e ngại khó khăn thường trỗi dậy trong lòng mỗi khi đối mặt với thực tế cuộc sống.


Bắt đầu thi ngay