Trang chủ Lớp 11 Toán Giải SBT Toán 11 KNTT Bài 22. Hai đường thẳng vuông góc

Giải SBT Toán 11 KNTT Bài 22. Hai đường thẳng vuông góc

Giải SBT Toán 11 KNTT Bài 22. Hai đường thẳng vuông góc

  • 45 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

12/07/2024

Cho tứ diện ABCD, gọi M là N lần lượt là trung điểm của AC và BD. Biết MN=a3; AB=22a và CD = 2a. Chứng minh rằng đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD.

Xem đáp án

Lấy K là trung điểm của BC.

Cho tứ diện ABCD, gọi M là N lần lượt là trung điểm của AC và BD. (ảnh 1)

Xét tam giác BCD có N là trung điểm BD, K là trung điểm BC nên NK là đường trung bình. Do đó NK // CD và NK=DC2=a.

Xét tam giác ABC có M là trung điểm AC, K là trung điểm BC nên MK là đường trung bình. Do đó MK // AB và MK=AB2=2a.

Có MN2 = 3a2 ; NK2 + MK2 = a2+2a2=3a2.

Do đó MN2 = NK2 + MK2 nên tam giác MNK là tam giác vuông tại K hay NK ^ MK.

Lại có MK // AB, NK // CD nên (AB, CD) = (MK, NK) = 90° hay AB ^ CD.


Câu 4:

15/07/2024

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O và tất cả các cạnh của hình chóp đều bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của cạnh SA, AB.

a) Tính góc giữa các cặp đường thẳng sau: MN và SD; MO và SB.

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O và tất cả các cạnh của hình chóp đều bằng a. (ảnh 1)

a) Hình chóp S.ABCD có tất cả các cạnh bằng a và đáy ABCD là hình vuông nên

SA = SB = SC = SD = AB = BC = CD = DA = a.

Xét tam giác ADB vuông tại A, có BD2 = AD2 + AB2 = a2 + a2 = 2a2.

Mà SB2 + SD2 = a2 + a2 = 2a2. Do đó SB2 + SD2 = BD2 nên tam giác SBD vuông tại S.

Vì M, N lần lượt là trung điểm của cạnh SA, AB nên MN là đường trung bình của tam giác SAB, do đó MN // SB.

Khi đó (MN, SD) = (SB, SD) = 90°.

Vì O là giao điểm của AC và BD, ABCD là hình vuông nên O là trung điểm AC, BD.

Xét tam giác SAC có M là trung điểm SA, O là trung điểm AC nên MO là đường trung bình, suy ra MO // SC.

Khi đó (MO, SB) = (SC, SB) = BSC^=60° (do tam giác SBC là tam giác đều).


Câu 5:

13/07/2024

b) Tính tang của góc giữa hai đường thẳng SN và BC.

Xem đáp án

b) Xét tam giác ABC có O là trung điểm AC, N là trung điểm AB nên ON là đường trung bình, suy ra ON // BC.

Vì ON // BC nên (SN, BC) = (SN, ON) = SNO^.

Vì tam giác SAC có SA = SC = a nên tam giác SAC cân tại S mà SO là trung tuyến nên SO là đường cao.

Vì BD2 = 2a2 ABCD là hình vuông nên AC=BD=a2AO=OC=a22.

Xét tam giác SOC vuông tại O, có:

SC2 = SO2 + OC2 a2=SO2+a222SO=a22.

Vì ON là đường trung bình của tam giác ABC nên ON=BC2=a2.

Xét tam giác đều SAB có SN là trung tuyến đồng thời là đường cao hay SN ^ AB.

Xét tam giác vuông SNB vuông tại N, ta có:

SN+ NB2 = SB2 SN2+a22=a2SN2=3a24

Lại có SO2+ON2=a222+a22=3a24. Do đó tam giác SON vuông tại O.

Xét tam giác vuông SON vuông tại O có tanSNO^=SOON=2.

Vậy tang của góc giữa hai đường thẳng SN và BC là 2.


Câu 6:

13/07/2024

Một chiếc thang có dạng hình thang cân cao 6 m, hai chân thang cách nhau 80 cm, hai ngọn thang cách nhau 60 cm. Thang được dựa vào bờ tường như hình bên. Tính góc tạo giữa đường thẳng chân tường và cạnh cột thang (tính gần đúng theo đơn vị độ, làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

Một chiếc thang có dạng hình thang cân cao 6 m, hai chân thang cách nhau 80 cm, hai ngọn thang (ảnh 1)
Xem đáp án
Một chiếc thang có dạng hình thang cân cao 6 m, hai chân thang cách nhau 80 cm, hai ngọn thang (ảnh 2)

Gọi A, B là hai điểm tại hai vị trí chân thang và C, D là hai điểm tại hai vị trí ngọn thang, EF là đường chân tường.

Ta có EF // AB nên (EF, AC) = (AB, AC) = BAC^.

Kẻ CH ^ AB tại H, DK ^ AB tại K.

Ta có CDKH là hình chữ nhật nên CH = DK, CD = HK.

Xét DCHA và DDKB có

CA = DB, CHA^=DKB^=90°, CH = DK nên DCHA = DDKB (c – g – c).

Suy ra AH = KB.

Khi đó AH=ABCD2=10 (cm) = 0,1 (m).

Vì tam giác ACH vuông tại H nên cosCAH^=AHAC=0,16=160CAH^89,05°.

Do đó, BAC^89,05°.

Vậy góc tạo giữa đường thẳng chân tường và cạnh cột thang khoảng 89,05°.


Bắt đầu thi ngay