Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Giải SBT Sử 11 KNTT Bài 11. Cuộc cải cách của minh mạng (nửa đầu thế kỉ xix)

Giải SBT Sử 11 KNTT Bài 11. Cuộc cải cách của minh mạng (nửa đầu thế kỉ xix)

Giải SBT Sử 11 KNTT Bài 11. Cuộc cải cách của minh mạng (nửa đầu thế kỉ xix)

  • 91 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Mục đích cuộc cải cách của Minh Mạng là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Mục đích cuộc cải cách của Minh Mạng là khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất.

D đúng

- A sai vì chính sách của ông tập trung vào việc gia tăng sự kiểm soát và trị vì của triều đình, thường bao gồm các biện pháp khắt khe để duy trì sự ổn định chính trị và bảo vệ chính quyền, chứ không phải giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp.

- B sai vì chính sách của ông tập trung vào việc củng cố quyền lực triều đình và kiểm soát nội bộ, hơn là mở rộng biên giới và thống nhất lãnh thổ. Minh Mạng hướng đến việc duy trì sự ổn định nội bộ và ổn định chính trị hơn là mở rộng vùng đất.

- C sai vì ông tập trung vào việc củng cố quyền lực và kiểm soát của triều đình, thường qua các biện pháp như thăng cấp, kỉ luật quan lại để duy trì ổn định chính trị và giữ vững chính quyền, hơn là cải thiện hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý hay nhân sự quan lại.

*) Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

- Kết quả:

+ Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội.

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.

+ Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

- Ý nghĩa: hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính; làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.

- Bài học kinh nghiệm: Cuộc cải cách Minh Mạng để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Giải Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX


Câu 2:

21/07/2024

Cơ Minh Mạng là


Câu 3:

21/07/2024

Cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề quân sự quan trọng là


Câu 4:

19/07/2024

Các cơ quan giám sát trong bộ máy nhà nước thời Minh Mạng là


Câu 6:

16/07/2024

Thời Minh Mạng, bộ máy chính quyền địa phương trong cả nước gồm


Câu 7:

13/07/2024

Nội dung của chế độ hồi tỵ là gì?


Câu 12:

20/07/2024

Liên hệ với thực tiễn và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, cho biết những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án

Một số bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay:

- Nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước (chế độ liên tỉnh, đặt Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh; hồi tỵ,...).

- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương:

+ Đô sát viện được thành lập năm 1832 là cơ quan giám sát các cơ quan hành chính từ trung ương tới địa phương. Đô sát viện, Đại lý tự và Bộ Hình là ba cơ quan tạo thành hệ thống tư pháp thời Nguyễn.

+ Để giám sát hoạt động của Lục Bộ, nhà vua cho lập Lục Khoa với nhiều quyền đối trọng với Lục Bộ. Cơ chế giám sát, kiểm tra như vậy đã góp phần vào củng cố quyền lực và vị thế của nhà vua, hạn chế phần nào tiêu cực trong bộ máy hành chính, trong đội ngũ quan lại Triều Nguyễn.

- Hạn chế được tình trạng cục bộ, bè phái, quan lại câu kết với nhau trong những vấn đề nhạy cảm của nền hành chính như: tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, câu kết tham nhũng,... thông qua chế độ hồi tỵ.


 


Bắt đầu thi ngay