Giải SBT Sử 11 CTST Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển đông
Giải SBT Sử 11 CTST Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển đông
-
76 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
21/07/2024Biển Đông là “cầu nối” tuyến đường vận tải quốc tế giữa Thái Bình Dương và
Chọn B
Câu 3:
13/07/2024Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trên thế giới vì đây là
Chọn A
Câu 4:
19/07/2024Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
Chọn A
Câu 5:
13/07/2024Ý nào sau đây không đúng với tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
Chọn D
Câu 6:
19/07/2024Đảo cao nhất và đảo rộng nhất thuộc quần đảo Trường Sa lần lượt là
Chọn A
Câu 7:
23/07/2024Những nguồn tài nguyên phi sinh vật có giá trị kinh tế cao của Biển Đông là
Chọn A
Câu 10:
13/07/2024Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (….....) trong đoạn thông tin cho phù hợp.
Trường Sa |
90% |
45% |
Ma-lắc-ca |
Ấn Độ Dương |
phòng thủ |
châu Á |
Hoàng Sa |
Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - ……………………châu Âu - châu Á, Trung Đông - ……………….. . Đây là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực ………………..có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này. Hơn........................ lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và........................trong đó phải đi qua Biển Đông, với những eo biển quan trọng như eo…………………. eo Đài Loan,...
Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông là tuyến………………. hướng đông của Việt Nam. Trong đó, quần đảo ………………và quần đảo ….................. có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng.
Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Đây là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong đó phải đi qua Biển Đông, với những eo biển quan trọng như eo Ma-lắc-ca, eo Đài Loan,...
Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông là tuyến phòng thủ hướng đông của Việt Nam. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng.
Câu 11:
17/07/2024Quan sát các hình ảnh và đọc đoạn thông tin dưới đây, thực hiện các yêu cầu.
1. Vì sao Cửu đỉnh thời Nguyễn được xem là bộ sách địa chí của Việt Nam?
2. Việc vua Minh Mạng cho khắc các vùng biển, vùng đất và hải đảo Việt Nam lên Cửu đỉnh có ý nghĩa như thế nào?
♦ Yêu cầu 5.1. Cửu đỉnh được xem là bộ sách địa chí của Việt Nam, với những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu được giới thiệu đủ khắp 3 miền.
♦ Yêu cầu 5.2. Việc vua Minh Mạng cho khắc các vùng biển, vùng đất và hải đảo Việt Nam lên Cửu đỉnh có ý nghĩa: khẳng định chủ quyền lãnh hải quốc gia Việt Nam đổi với các vùng biển và hải đảo.
Câu 12:
23/07/2024Hoàn thành sơ đồ dưới đây về vai trò, vị trí, tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Vị trí, đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa |
Tầm chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa |
Quần đảo Hoàng Sa: - Vị trí: nằm trong phạm vi từ khoảng 15°45′B đến 17°15′B, từ 111°Đ đến 113°Đ, cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí. - Đặc điểm: rộng khoảng 30000 km2, gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: An Vĩnh; Lưỡi Liềm. |
- Về vị trí: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Đương và Đại Tây Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với vùng Đông Á. - Về kinh tế: + Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao; + Quần đảo Trường Sa còn có thế mạnh về phát triển dịch vụ hàng hải. - Về quân sự: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại trên Biển Đông, cũng như có vị thế phòng thủ chắc chắn thông qua sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo ở hai quần đảo. |
Quần đảo Trường Sa: - Vị trí: nằm trong phạm vi từ 6°30′B đến 1200′B, từ 111°30′Đ đến 117°20′Đ, cách vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hoà) khoảng 248 hải lí. - Đặc điểm: được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. |
Câu 13:
22/07/2024Trình bày một số tác động của Biển Đông đối với sự phát triển của các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
(*) Tham khảo:
- Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung.
+ Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; Châu Âu - Châu Á; Trung Đông - Châu Á.
+ Là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 150 - 200 tàu qua lại, khoảng 50% là tàu trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu trên 30.000 tấn, chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng vận chuyển qua Biển Đông gấp 15 lần qua kinh đào Panama.
+ Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa lý - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.
- Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển năng động và có một trung tâm kinh tế lớn của thể giới.
- Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy hải sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Biển Đông còn là một vùng biển nước sâu rộng lớn, có nhiều tiền đề thuận lợi cho việc tạo thành và tích tụ băng cháy (khí hydrat).
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 13. Việt Nam và Biển Đông (408 lượt thi)