Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Giải SBT Sử 11 CTST Bài 10. Cuộc cải cách của lê thánh tông (thế kỉ xv)

Giải SBT Sử 11 CTST Bài 10. Cuộc cải cách của lê thánh tông (thế kỉ xv)

Giải SBT Sử 11 CTST Bài 10. Cuộc cải cách của lê thánh tông (thế kỉ xv)

  • 70 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Một trong những nguyên nhân khiến vua Lê Thánh Tông phải tiến hành cải cách là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 2:

22/07/2024

Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông bao gồm các lĩnh vực nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 3:

22/07/2024

Năm 1484, nhà Lê sơ lập bia Tiến sĩ nhằm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 4:

13/07/2024

Một trong những cải cách chính trị giúp vua Lê Thánh Tông tập trung quyền lực Nhà nước trung ương tập quyền là

Xem đáp án
Đáp án đúng là: C

Câu 5:

15/07/2024

Chính sách quân điền thời Hồng Đức thể hiện quyền lực của Nhà nước với làng xã thông qua cách thức

Xem đáp án
Đáp án đúng là: A

Câu 7:

22/07/2024

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về nội dung cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về nội dung cải cách của vua Lê Thánh Tông. (ảnh 1)
Xem đáp án

♦ Về chính trị và hành chính

- Ở Trung ương:

+ Xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.

+ Hoàn thiện Lục bộ, đặt Lục tự, lục khoa và hoàn thiện các cơ quan trung ương.

- Địa phương: xóa bỏ 5 đạo; chia cả nước thành 13 thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long)

- Bộ máy quan lại:

+ Tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử; kiểm tra năng lực định kì.

+ Trọng dụng những người có năng lực và phẩm chất tốt.

♦ Về quân sự

- Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội.

- Ở các đạo, nhà vua cho đổi 5 vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành 5 phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội.

- Cho đặt quân lệnh để thường xuyên tập trận và đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội.

♦ Về kinh tế

- Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và quân điền.

- Thể lệ thuế khoá được nhà nước quy định theo hạng.

- Việc canh nông được khuyến khích.

- Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích.

♦ Về luật pháp

- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều. Nội dung bộ luật quy định những vấn đề về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng.

- Nhiều truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc đã được thể chế hoá thành các điều luật.

♦ Về văn hoá - giáo dục

- Nho giáo được vua Lê Thánh Tông đặt làm hệ tư tưởng chính thống.

- Giáo dục, khoa cử được chú trọng.

+ Nhà vua cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học; mở rộng hệ thống trường học công đến cấp phủ, huyện; định phép thi Hương, thi Hội quy củ.

+ Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa.


Câu 8:

22/07/2024

Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (......) cho phù hợp.

Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (......) cho phù hợp. (ảnh 1)
Xem đáp án

Giữa thế kỉ XV, trước bối cảnh đất nước có nhiều bất ổn, vua Lê Thánh Tông đã đảm nhận sứ mệnh thực hiện một cuộc cải cách lớn, phải xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh, trước mắt là thực hiện một cuộc cải cách hành chính để giải phóng sức dân, an dân và giữ nước. Cải cách hành chính nhằm xây dựng một cơ cấu tổ chức nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh, đủ sức đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và phát triển đất nước; “pháp trị đi đối với nhân trị là tư tưởng xuyên suốt quá trình cải cách.

Để phát huy hiệu lực của bộ máy nhà nước, vua Lê Thánh Tông xây dựng quy chế vận hành hệ thống chính quyền trên nguyên tắc quyền lực tối cao thuộc về nhà vua, các cơ quan giúp việc chỉ có vai trò tư vấn. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông bỏ đơn vị trấn, lộ, đặt cả nước thành 13 Thừa tuyên. Đến năm 1489, triều đình đã “xác định được bản đồ toàn quốc, 13 xứ thừa tuyên, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6 851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguồn, 30 trường”; các xã thì quy định quy mô lớn nhỏ để quản lí. Như vậy, lúc này bắt đầu hình thành chính quyền 4 cấp và tồn tại cho đến tận ngày nay. Bộ Luật Hồng Đức - Quốc triều hình luật được hoàn chỉnh và ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông quy định rất rõ ràng không chỉ hình luật mà về cả các triều nghi, triều phục.

Công cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông không chỉ có ý nghĩa chấn chỉnh bộ máy mà còn làm biến chuyển toàn bộ các hoạt động của quốc gia, làm cho vương triều vững mạnh và đất nước trở nên hưng thịnh nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.       

Câu 9:

22/07/2024

Nêu kết quả cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông. Theo em, các tư tưởng cải cách của ông có còn giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay không?

Xem đáp án

- Kết quả cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông:

+ Xây dựng được hệ thống hành chính thống nhất trên phạm vi cả nước theo hướng tinh gọn, phân cấp, phân nhiệm minh bạch, có sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau, bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của chính quyền trung ương và của nhà vua.

+ Các hoạt động kinh tế, pháp luật, quân sự, văn hoá, giáo dục đều đạt được tiến bộ hơn hẳn so với các thời trước đó.

- Tư tưởng cải cách của Lê Thánh Tông vẫn còn giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay


 


Bắt đầu thi ngay