Giải SBT Sinh 11 CTST Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Giải SBT Sinh 11 CTST Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
-
64 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Vì sao nói sự sinh trưởng ở thực vật là sự sinh trưởng không giới hạn?
A. Vì quá trình sinh trưởng của thực vật có thể diễn ra trong suốt vòng đời.
B. Vì quá trình sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp xen kẽ và nối tiếp nhau.
C. Vì thực vật có thể sinh sản vừa vô tính lẫn hữu tính.
D. Vì thực vật có mô phân sinh hoạt động mạnh.
Đáp án đúng là: A
Sự sinh trưởng ở thực vật là sự sinh trưởng không giới hạn vì quá trình sinh trưởng của thực vật có thể diễn ra trong suốt vòng đời nhờ sự phân chia liên tục của các tế bào của mô phân sinh.
Câu 2:
13/07/2024Hãy chọn câu trả lời đúng về sự tương ứng giữa các loại hormone và ảnh hưởng của chúng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Hormone |
Tác dụng |
1. Auxin |
a. Ức chế sự nảy mầm sớm, kích thích lá hoá già, kích thích sự chịu hạn. |
2. Gibberellin |
b. Kích thích chồi bên phân chia mạnh mẽ tạo ra sự phân hoá chồi. |
3. Cytokinin |
c. Gây ra tính hướng động của cây. |
4. Abscisic acid |
d. Ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn của vách tế bào và sinh trưởng ngang. |
5. Ethylene |
e. Kích thích sự phát triển và nảy mầm của hạt, củ. |
A. 1-d; 2-e; 3-b; 4-a; 5-c.
B. 1-b; 2-e; 3-d; 4-a; 5-c.
C. 1-c; 2-e; 3-b; 4-a; 5-d.
D. 1-c; 2-e; 3-d; 4-a; 5-b.
Đáp án đúng là: C
1-c: Auxin gây ra tính hướng động của cây.
2-e: Gibberellin kích thích sự phát triển và nảy mầm của hạt, củ.
3-b: Cytokinin kích thích chồi bên phân chia mạnh mẽ tạo ra sự phân hoá chồi.
4-a: Abscisic acid ức chế sự nảy mầm sớm, kích thích lá hoá già, kích thích sự chịu hạn.
5-d: Ethylene ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn của vách tế bào và sinh trưởng ngang.
Câu 3:
18/07/2024Dựa vào Hình 20.2 (SGK, trang 133), nếu lấy số liệu khi tưới 1 ngày/lần làm chuẩn, hãy tính tỉ lệ phần trăm so sánh về chiều cao cây và tổng diện tích lá của cây đơn đỏ khi tưới 2 ngày/lần và tưới 3 ngày/lần.
Nếu lấy chiều cao và diện tích lá của lô cây được tưới 1 ngày/lần làm chuẩn thì tỉ lệ phần trăm so sánh về chiều cao cây và tổng diện tích lá của cây đơn đỏ khi tưới 2 ngày/lần và 3 ngày/lần được thể hiện như sau:
Câu 4:
18/07/2024Dựa vào Hình 20.3 (SGK, trang 133), nếu lấy số liệu ở mức nhiệt độ 22 °C làm chuẩn, hãy tính tỉ lệ phần trăm so sánh sự gia tăng chiều dài rễ mầm của cây điên điển ở các mức nhiệt độ 30 °C và 37 °C khi để ngoài sáng và trong tối.
Nếu lấy sự gia tăng rễ mầm ở mức nhiệt độ 22 °C làm chuẩn, tỉ lệ phần trăm so sánh sự gia tăng chiều dài rễ mầm của cây điên điển ở các mức nhiệt độ 30 °C và 37 °C khi để ngoài sáng và trong tối được thể hiện như sau:
Câu 5:
20/07/2024Ngoài những đặc điểm chung, sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật có những đặc điểm riêng nào mà ở các sinh vật khác không có?
Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật có những đặc điểm riêng:
- Quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở những nơi có tế bào phân sinh. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra suốt chu trình sống của cây. (Ở động vật, quá trình phân hoá, biệt hoá tế bào chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trước khi con non được sinh ra. Sau khi được sinh ra, chúng chủ yếu là sinh trưởng).
- Quá trình phát triển bắt đầu bằng sự nảy mầm của hạt. Khi không gặp điều kiện thuận lợi, hạt có thể sống tiềm sinh trong một thời gian. Ra hoa là một biểu hiện của quá trình phát triển ở thực vật. Sự kết hợp giữa giao tử đực và cái bắt đầu từ sự thụ phấn, sau đó là sự thụ tinh kép.
Câu 6:
17/07/2024Hãy lập bảng phân biệt các loại mô phân sinh (thực hiện theo các cột: tên mô phân sinh, có ở nhóm thực vật nào, vị trí, vai trò).
Mô phân sinh |
Có ở nhóm thực vật |
Vị trí |
Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh |
Tất cả thực vật. |
Đầu ngọn thân, ngọn cành, chồi nách, ngọn rễ. |
Giúp cây tăng trưởng theo chiều dài. |
Mô phân sinh bên |
Cây Hai lá mầm. |
Nằm ở phần vỏ và phần trụ của thân và rễ. |
Giúp cây tăng trưởng theo đường kính. |
Mô phân sinh lóng |
Cây Một lá mầm. |
Nằm ở gốc của lóng. |
Giúp lóng cây dài ra. |
Câu 7:
18/07/2024Hãy so sánh sự sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
Sinh trưởng sơ cấp |
Sinh trưởng thứ cấp |
Giống nhau: Đều là hoạt động của mô phân sinh làm tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. |
|
Khác nhau: |
|
- Xảy ra ở thực vật Một lá mầm và thực vật Hai lá mầm lúc còn non. |
- Xảy ra ở thực vật Hai lá mầm. |
- Là sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. |
- Làm sự sinh trưởng theo đường kính, làm tăng bề nang (độ dày) của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh trụ và tầng phát sinh vỏ). |
- Xảy ra ngay lúc hình thành cơ quan. |
- Xảy ra tiếp tục sau khi sinh trưởng sơ cấp hoạt động một thời gian. |
- Thường gặp ở cây sống một năm. |
- Gặp ở cây sống nhiều năm. |
Câu 8:
17/07/2024Có mấy loại tương quan các hormone thực vật. Hãy nêu vai trò của các sự tương quan đó đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
- Có hai loại tương quan các hormone thực vật là tương quan chung và tương quan riêng.
- Vai trò của các sự tương quan đó đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật:
+ Vai trò của tương quan chung: Giúp cây sinh trưởng và phát triển phù hợp với từng giai đoạn sống. Đối với cây một năm, ở giai đoạn cây còn non, hormone kích thích được tổng hợp nhiều nhờ đó mà quá trình sinh trưởng diễn ra thuận lợi để cây chuyển từ giai đoạn non sang giai đoạn trưởng thành. Sau khi ra hoa, cây chuyển sang giai đoạn già, hormone ức chế được tổng hợp nhiều giúp cây hạn chế sinh trưởng mà tập trung vào sự tạo quả, hạt và chuyển sang giai đoạn già, kết thúc một chu kì sống. Đối với cây lâu năm, sự tương quan này lặp đi lặp lại giúp cây có thể duy trì ra hoa, kết quả nhiều lần trong vòng đời của nó.
+ Vai trò của tương quan riêng: Quyết định đến một biểu hiện sinh trưởng, phát triển của cây (như sự hình thành rễ, thân, chồi, lá, hoa, quả; sự nảy mầm; sự chín; sự già hoá; sự ngủ nghỉ;...). Nhờ hiểu biết về sự tương quan riêng mà con người có thể sử dụng hormone để điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng theo nhu cầu.
Câu 9:
18/07/2024Ông A đã ngắt ngọn của các cây bầu, bí, mướp khi những cây này vừa mọc được vài ba lá. Thấy vậy, bạn B đã khuyên ông nên để các cây bầu, bí, mướp sinh trưởng thêm, khi có nhiều mắt có thể mọc chồi bên thì mới ngắt ngọn để tạo được nhiều chồi.
Theo em, ý kiến của bạn B là đúng hay sai?
Ý kiến của bạn B là đúng.
Câu 10:
18/07/2024Ông A đã ngắt ngọn của các cây bầu, bí, mướp khi những cây này vừa mọc được vài ba lá. Thấy vậy, bạn B đã khuyên ông nên để các cây bầu, bí, mướp sinh trưởng thêm, khi có nhiều mắt có thể mọc chồi bên thì mới ngắt ngọn để tạo được nhiều chồi.
Khi trồng các cây lấy gỗ (cây sao đen, cây xoan,...), cây có lóng (cây mía, cây ngô,...) có nên ngắt ngọn không? Vì sao?
Khi trồng các cây lấy gỗ (cây sao đen, cây xoan,...), cây có lóng (cây mía, cây ngô,...) không nên ngắt ngọn. Vì nếu ngắt ngọn thì các nhánh mọc ra thường nhỏ hơn thân chính nên không phù hợp với cây lấy gỗ, cây có lóng.
Câu 11:
18/07/2024Hãy kể tên một số cây một năm và cây lâu năm được trồng ở địa phương em.
- Một số cây một năm: bầu, bí, mướp, cải ngọt, bắp cải, dưa chuột, bắp, lúa,...
- Một số cây lâu năm: mít, sầu riêng, cam, quýt, chanh,…