Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Tiếng việt lớp trẻ bây giờ
Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Tiếng việt lớp trẻ bây giờ
-
193 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
12/07/2024Em hiểu thời điểm “bây giờ” trong văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ là thời điểm nào?
Thời điểm “bây giờ” nêu trong văn bản được tác giả bài viết xác định. “Giới trẻ ngày nay, thường được cho là thuộc dòng 8X, 9X (sinh ra vào thập niên thứ 8 hoặc thứ 9 của thế kỉ XX) và dòng Y2K (sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000).
Câu 2:
07/07/2024Bài viết được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được trình bày bằng hình thức nào? Em có nhận xét gì về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?
– Ngoài phần sapo và mở đầu, bài viết có ba phần. Nội dung mỗi phần được thể hiện ở tiêu đề được nêu bằng chữ in đậm:
+ Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả...
+ ... đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ
+ Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?
– Có thể thấy các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài viết đều rất sinh động, gần gũi và làm sáng tỏ cho ý kiến đã nêu ra.
Câu 3:
22/07/2024Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu lên.
– Vấn đề bàn luận rất có ý nghĩa vì liên quan đến sự phát triển và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, một thứ của cải vô giá của cha ông để lại.
- Mục đích của văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề lớp trẻ sử dụng tiếng Việt có nhiều điều đáng phải suy nghĩ (có cái được và cái chưa được cần điều chỉnh). - Để làm rõ vấn đề ấy, các nội dung chính của bài viết thể hiện qua phần: nêu lên các biểu hiện lệch chuẩn trong việc sử dụng tiếng Việt. Từ đó, phân tích, nhìn nhận dưới góc độ ngôn ngữ học để phân định cái được và cái chưa được, cần uốn nắn, điều chỉnh.
Câu 4:
23/07/2024Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.
Yêu cầu chỉ ra thái độ của người viết thể hiện trong văn bản và phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.
– Thái độ của người viết thể hiện trong bài viết là bình tĩnh, ôn hoà, nhìn nhận phân tích, đánh giá hiện tượng một cách khách quan, khoa học.
Chẳng hạn qua đoạn văn sau: “Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chăng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém”. Qua đoạn văn có thể thấy thái độ mềm mỏng nhưng rất kiên quyết; người viết vừa nêu lên những gì chưa được (Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn vừa chủ động đề xuất hướng giải quyết (“Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc."); vừa thấy mặt được (“Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân."); vừa chỉ ra hệ quá không ổn của tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay ("Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode" kia chăng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại.").
Câu 5:
20/07/2024Vấn đề tác giả nêu lên trong bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ có ý nghĩa như thế nào với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt?
Vấn đề tác giả nêu lên trong bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ rất có ý nghĩa với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Bởi vì việc nêu lên những biểu hiện bất cập, và lạm dụng các cách nói mới, bất chấp các quy tắc thông thường đã làm tổn thương và vẫn đục tiếng Việt,... Tuy nhiên, việc sáng tạo cách nói và từ ngữ mới đúng mực cũng có tác dụng tích cực đối với việc phát triển tiếng Việt hiện đại làm giàu tiếng Việt, cập nhật được với yêu cầu mới của cuộc sống hiện đại.
Câu 6:
20/07/2024Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngôn ngữ không tự nhiên sinh ra.”. Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó. Chuyện giới trẻ (hay một giới nào đó) tạo ra một số từ ngữ, một số cách nói riêng cũng là bình thường. Thế giới cũng thế chứ đâu chỉ ta. Trong thời đại công nghệ số, giới trẻ (đang chiếm ưu thế) đã tự tìm cho mình một cách ứng xử, trước hết được coi như một “trò chơi ngôn ngữ” nhằm giải trí và tạo ra một không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp. Nó hoàn toàn không vô bổ, mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc và học tập hăng say, hiệu quả hơn.
Giáo sư Nguyễn Đức Dân (báo Sài Gòn Tiếp thị, số 38, 11-4-2011) nhận xét: “Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hằng ngày, được nhiều người chấp nhận.”. Từ điển từ mới tiếng Việt (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) đã bổ sung nhiều từ mới lạ chính từ nguồn ngôn ngữ lớp trẻ đó. Nhưng vì ngôn từ này đang “kí sinh” vào ngôn ngữ toàn dân, nên nó cũng có những “tác dụng phụ”, tức ảnh hưởng trở lại ngôn ngữ toàn dân. “Teencode” không chỉ giới trẻ dùng, mà còn nhiều tầng lớp xã hội khác cũng dùng. Họ thấy vui nhộn thì họ dùng thôi.
Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chẳng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém.
Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập. Điều đáng tiếc là nhiề bạn trẻ bây giờ chỉ mái mê với những “sáng tạo” lạ ki đó mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ. Mà ai cũng biết, việc thụ đắc và rèn luyện những kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) luôn là một quá trình dải, liên tục. Học ngôn ngữ cũng như học bất cứ môn gì, cảng trẻ cảng tốt. Trẻ có ưu thế là đang hăng hái, đang mới mẻ, có tiềm năng và sức bật tốt. Không chịu học nghiêm chính khí còn trẻ the sẽ không còn cơ hội nữa”.
(Trích Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ)
a) Đoạn trích trên gồm bốn đoạn văn, nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
b) Khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó” là muốn khẳng định điều gì? Và sau đó người viết muốn nêu lên nội dung gì?
c) Đoạn cuối, tác giả viết: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.”. Em hiểu ý của hai câu này là gì?
d) Đoạn trích trên thể hiện rõ thái độ vừa đồng tình, vừa phê phán đối với việc sử dụng tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ. Em hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách dẫn ra một số câu văn thể hiện sự đồng tình và câu văn thể hiện sự phê phán.
a) Đọc kĩ và xác định nội dung chính của bốn đoạn văn.
- Đoạn 1: Nêu vấn đề cần tìm hiểu – nguyên nhân giới trẻ dùng ngôn ngữ và cách nói riêng.
– Đoạn 2: Nêu ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đức Dân, một nhà ngôn ngữ học li về hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ.
– Đoạn 3: Nêu ý kiến của tác giả về cái được và chưa được của ngôn ngữ giới trẻ – – Đoạn 4: Ý kiến bình luận của tác giả và bài học rút ra từ vấn đề nêu lên trong bài.
b) Khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái li của nó." là muốn khẳng định hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ có nguyên nhân, không phải ngẫu nhiên mà có. Sau đó, người viết muốn nêu lên thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng ấy.
c) Đoạn cuối, tác giả viết: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.”. Ý của hai câu này là: Cuộc sống làm gì cũng cần có chừng mực. Ngưỡng chính là cái mốc nên dừng lại; “Thái quá bất cập” muốn nói làm gì quá vội, qua nhanh, quá nghiêng về một phía,... đều khó đạt được,...
d) Dẫn ra một số câu văn thể hiện sự đồng tình và câu văn thể hiện sự phê phán của tác giả về hiện tượng ngôn ngữ lớp trẻ không khó. Các câu văn này tập trung ở mục cuối văn bản: Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học? Ví dụ:
- Đồng tình: “Trong thời đại công nghệ số, giới trẻ (đang chiếm ưu thế) đã tự tìm cho mình một cách ứng xử, trước hết được coi như một “trò chơi ngôn ngữ nhằm giải trí và tạo ra một không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp. Nó hoàn toàn không vô bổ, mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc và học tập hăng say, hiệu quả hơn.”.
- Phê phán: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập. Điều đáng tiếc là nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ mải mê với những “sáng tạo” lạ kì đó mà quên mất việc học tập và trau dổi tiếng mẹ đẻ”.
Câu 7:
20/07/2024Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.
a) Qua hình tượng Chí Phèo cho ta thấy Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đoạ của người nông dân bị đè nén, bóc lột đến cùng cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập mất cả hình người, tính người.
b) Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo nên một hệ công dân toàn cầu năng động, sáng tạo, có trách nhiệm và dễ dàng thích ứng trước mọi biến động của thời đại.
c) Với hình tượng Chí Phèo đã thâu tóm mọi khát vọng nóng bỏng của thời đại, còn kéo dài tới nay: đó là khát vọng hoàn lương, khát vọng đổi đời.
d) Từ những ví dụ vừa dẫn cho ta thấy Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca mang theo phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ hơn với các thi sĩ cùng thời.
a) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ
– Nguyên nhân lỗi: nhằm trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
– Sửa lỗi: hoặc bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ hoặc thêm chủ ngữ mới vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ băng cách bỏ giới từ “qua” ở đầu câu.
b) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ
– Nguyên nhân lỗi: nhằm trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
– Sửa lỗi: hoặc thêm chủ ngữ mới (xã hội / thế giới) vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc thêm chủ ngữ mới vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ giới từ “trong” ở đầu câu.
c) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ
– Nguyên nhân lỗi: nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
– Sửa lỗi: hoặc thêm chủ ngữ mới (Nam Cao) vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ giới từ “với” ở đầu câu.
d) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ
– Nguyên nhân lỗi: nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
– Sửa lỗi: hoặc bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ hoặc thêm chủ ngữ mới vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ giới từ “từ” ở đầu câu.
Câu 8:
30/06/2024Những câu sau đây đều mắc lỗi về thành phần câu. Hãy xác định kiểu lỗi, phân tích nguyên nhân và sửa lỗi.
a) Trong thời kì 1930 – 1945, thời kì văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.
b) Hàn Mặc Tử, người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.
c) Chế Lan Viên, người triết lí bằng thơ và triết lí về thơ, một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại.
d) Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng một cách thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tuỳ tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng.
a) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
Nguyên nhân mắc lỗi: nhầm thành phần phụ chú giải thích cho trạng ngữ thành nòng cốt câu.
– Sửa lỗi:
+ Cách 1: Bỏ “trong”, bỏ dấu phẩy sau “thời kì 1930-1945” để biến trạng ngữ thành chủ ngữ, thêm “là” để biến thành phần phụ chú thành vị ngữ. Ví dụ:
Thời kì 1930 – 1945 là thời kì văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.
+ Cách 2: Thêm chủ ngữ, biến thành phần phụ chú thành vị ngữ. Ví dụ:
Trong thời kì 1930 – 1945, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. + Cách 3: Biến thành phần phụ chú thành nòng cốt câu. Ví dụ:
Trong thời kì 1930 – 1945, văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.
b) Dạng lỗi: câu thiếu vị ngữ.
– Nguyên nhân mắc lỗi: nhầm thành phần phụ chú giải thích cho chủ ngữ thành
vị ngữ.
– Sửa lỗi:
+ Cách 1: Thêm vị ngữ. Ví dụ:
Hàn Mặc Tử, người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần điệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, là tên tuổi lớn trong Phong trào Thơ mới Việt Nam.
+ Cách 2: Biến thành phần phụ chú thành vị ngữ bằng cách bỏ dấu phẩy sau “Hàn Mặc Tử”, thêm “là” trước thành phần phụ chú. Ví dụ:
Hàn Mặc Tử là người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần điệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.
c) + Lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu. Thiếu chủ ngữ do nhầm vị ngữ thành chủ ngữ.
+ Sửa: Chế Lan Viên là người viết triết lý bằng thơ và triết lý về thơ. Ông là một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại.
d) Dạng lỗi: câu thiếu vị ngữ.
– Nguyên nhân mắc lỗi: nhầm thành phần định ngữ thành vị ngữ.
– Sửa lỗi: Thêm vị ngữ.
Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng một cách thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tuỳ tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng tác động không nhỏ đến cách tư duy và hành xử của các em.
Câu 9:
13/07/2024Hãy chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau đây:
a) Câu “Với tất cả niềm tin yêu vô bờ đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp.” thiếu thành phần câu nào?
A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ
D. Định ngữ
b) Hãy chỉ ra bộ phận còn thiếu trong câu: “Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc”.
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
D. Thiếu trạng ngữ
c) Câu “Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi, cây văn nghệ có tiếng của trường” thiếu thành phần câu nào?
A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ
D. Định ngữ
a) câu B
b) câu A
c) câu C
Câu 10:
30/06/2024Hãy chọn cách sửa đúng cho các câu a), b), c) ở Bài tập 3:
a)
A. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ. Tôi đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp
B. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ, đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp
C. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ, chúng tôi đã gửi đến cho thấy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp
D. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp chúng tôi
b)
A. Với sự đấu tranh kiên trì. Với tấm lòng yêu nước sâu sắc đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc
B. Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc, ông đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc
C. Với sự đấu tranh kiên tri, với tấm lòng yêu nước sâu sắc. Đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc
D. Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc góp phần đem lại tự do cho dân tộc
c)
A. Bạn Lan là cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi và cũng là cây văn nghệ có tiếng của trường.
B. Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi. Là cây văn nghệ có tiếng của trường
C. Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi. Cây văn nghệ có tiếng của trường
D. Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi, cây văn nghệ có tiếng của trường
a) câu C
b) câu B
c) câu A
Câu 11:
12/07/2024Thế nào là văn bản thuyết minh tổng hợp? Để làm bài văn theo kiểu thuyết minh này, em cần chú ý điều gì?
Để làm bài tập này, các em xem lại mục 1. Định hướng trong phần Viết bài thuyết minh tổng hợp ở SGK (trang 118). Trong đó có nội dung: Thế nào là thuyết minh tổng hợp và để làm bài thuyết minh như thế em cần chú ý điều gì?
Câu 12:
18/07/2024Từ các văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở (Lê Quang Dũng), Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái (Hàm Châu), Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ (Phạm Văn Tình), hãy chứng minh đây đều là các bài thuyết minh tổng hợp.
Chứng minh các văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bấy giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp.
- HS dựa vào các đặc điểm của bài thuyết minh tổng hợp để đối chiếu với nội dung và hình thức của ba văn bản trên.
- Chỉ ra ba văn bản trên đều kết hợp các phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện, trình bày,...
Câu 13:
19/07/2024Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở trên, hãy chọn viết đoạn văn với ý khái quát: “Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái” bằng một trong ba cách: diễn dịch, quy nạp, phối hợp.
Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở trên, hãy chọn viết đoạn văn với ý khái quát: “Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái” bằng một trong ba cách: diễn dịch, quy nạp và tổng – phân – hợp.
– Các em xem lại khái niệm và cách triển khai mỗi đoạn văn ở phần rèn luyện kĩ năng viết ở Bài 4 để vận dụng vào bài tập này.
– Chỉ viết một trong ba cách theo mô hình gợi ý sau:
Đoạn văn diễn dịch:
Cách thức |
Ví dụ |
Nêu ý khái quát |
Con người Việt Nam là những con người giàu lòng nhân ái. |
Phát triển băng các ý cụ thể |
Người Việt yêu cuộc sống hoà bình, ghét chiến tranh:… |
Đoạn văn quy nạp.
Cách thức |
Ví dụ |
Nêu các ý cụ thể |
Người Việt luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau: “Thương người như thể thể thương thân”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng” |
Nếu ý khái quát |
|
Đoạn văn phối hợp:
Cách thức |
Ví dụ |
Nếu ý khái quát |
|
Phát triển bằng các ý cụ thể |
Người Việt yêu thiên nhiên, cây cỏ, chim muông... |
Tổng hợp các ý cụ thể |
Sức mạnh của con người Việt Nam không chỉ đến từ lòng yêu nước mà còn bắt nguồn từ lòng nhân ái, khoan dung. |
Câu 14:
17/07/2024Lập dàn ý cho bài nói: Giới thiệu về một người Việt có phẩm chất cao đẹp mà em quen biết hoặc đọc qua sách báo.
Lập dàn ý cho bài nói: Giới thiệu về một người Việt có phẩm chất cao đẹp mà em quen biết hoặc đọc qua sách báo. Các em tham khảo cách lập dàn ý sau:
- Xác định người mình sẽ giới thiệu; tên, tuổi, quê quán,... khái quát về phẩm chất chính.
- Nêu các biểu hiện cho phẩm chất chính đã nêu ở phần đầu.
- Phân tích ý nghĩa của các phẩm chất ấy.
Phát biểu suy nghĩ và tình cảm của mình đối với con người có phẩm chất cao