Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Thực hành đọc hiểu: Nỗi niềm tương tư có (Trích truyện thơ Bích Câu kì ngộ)
Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Thực hành đọc hiểu: Nỗi niềm tương tư có (Trích truyện thơ Bích Câu kì ngộ)
-
997 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Truyện Bích Câu kì ngộ thuộc loại truyện thơ nào?
A. Truyện thơ Nôm bình dân
B. Truyện thơ Nôm bác học
C. Truyện thơ dân gian
D. Truyện thơ hiện đại
Đáp án B
Câu 2:
22/07/2024Trường hợp nào dưới đây không sử dụng điển cố?
A. Giấc hoè
B. Cầu hoàng
C. Sóng Tương
D. Rượu đào
Đáp án D
Câu 3:
22/07/2024Những cử chỉ, hành động nào của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tự
Những cử chỉ, hành động của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư:
- Trước hết, cần hiểu tương tư là trạng thái tình cảm nhớ thương, mong muốn được gặp mặt người mình yêu. Người sống trong tâm trạng tương tự thưởng nhỏ nhung, buồn phiền đến héo hắt. Nhà thơ Nguyễn Bính gọi “Tương tư là bệnh của trời”. “Căn bệnh” này thưởng âm thầm, khó bày tỏ với ai và “thuốc” chữa “bệnh” tương tư là cho được thoả niềm mong ước gặp mặt người mình yêu.
– Tú Uyên sống trong tâm trạng tương tư và điều này được bộc lộ qua cử chỉ hành động của chàng.
+ Ngơ ngẩn ra về sau khi gặp người đẹp Giáng Kiều.
+ Luôn buồn phiền, khổ não trong nỗi nhớ Giáng Kiều nhìn sự vật tự nhiên cũng vương vấn nỗi sầu thương nhớ: “Bướm kia vương lấy sầu hoa / Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!”; gảy đàn thì khúc âm thanh cũng buồn trong nỗi nhớ người đẹp: “Có khi gãy khúc đàn tranh / Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân”; nâng chén rượu cũng cảm thấy hương vị của sự nhớ thương: “Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tinh”; thức suốt đêm, khi lắng nghe tiếng mõ, tiếng chuông niệm Phật, nhìn bóng trăng tàn, hay khi buổi sớm nghe tiếng chim hót, lúc về khuya nhìn cánh nhạn bay, ... đều sống trong tâm trạng nhớ thương, mong đợi.
+ Mong muốn da diết được gặp lại người đẹp: “Vui xuân chung cảnh một trời". Khi chưa được gặp nhau thì nỗi sầu buồn càng thêm khổ não: “Sầu xuân riêng nặng
một người tương tư”.
Câu 4:
20/07/2024Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích có tác dụng trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
– Biện pháp nghệ thuật:
+ Sử dụng những ẩn dụ, dùng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm lứa đôi, nỗi niềm tưởng nhớ: bướm – hoa (“Bướm kia vương lấy sầu hoa”).
+ Sử dụng những điển cố nói về tình yêu: cầu Hoàng, Tương Như – Trác Văn Quân, sông Tương (hay sóng Tương).
+ Lời kể của tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật. Có khi lời tác giả đan xen lời nhân vật với hình thức lời độc thoại nội tâm.
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: thể hiện một cách tinh tế, kín đáo tính cảm lứa đôi (biện pháp nghệ thuật ẩn dụ); bộc lộ nỗi niềm yêu thương, gắn kết một cách cô đọng, hàm súc theo đặc trưng của văn học trung đại “ý tại ngôn ngoại” (biện pháp nghệ thuật sử dụng điển cố); nhập thân vào nhân vật để miêu tả cảm xúc âm thầm mà da diết của nhân vật (lời tác giả mang giọng điệu, cảm xúc bên trong của nhân vật).
Câu 5:
17/07/2024Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư.
Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình được thể hiện qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư.
- Xem lại Kiến thức ngữ văn, phần Truyện thơ Nôm để nắm được đặc điểm của thể loại văn học này về yếu tố tự sự và trữ tình, về kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ.
- Do truyện thuộc thể loại tự sự lại được viết bằng thơ nên đậm chất trữ tình.
+ Những biểu hiện của yếu tố tự sự: kể về sự kiện Tú Uyên sau ngày xuân đi chơi hội gặp Giáng Kiều, khi trở về chàng tương tự người đẹp; miêu tả cử chỉ, hành động của Tú Uyên với “Nỗi nàng canh cánh nào khuây”.
+ Những biểu hiện của yếu tố trữ tình: âm điệu, vần điệu của câu thơ lục bát khi nhẹ nhàng, đằm thắm, cân xứng nhịp nhàng, khi đối lập tương phản thể hiện những cung bậc, sự đa dạng của tâm trạng nhớ mong. Truyện viết bằng thơ, nhân vật dễ bộc lộ tâm trạng với những nỗi niềm, cảm xúc, suy tư. Với hình thức thơ để kể chuyện, tác giả dễ bộc lộ thái độ, cảm xúc của chính mình đối với nhân vật, sự kiện.
Câu 6:
16/07/2024So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyền Kiều:
Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là.
(Bích Câu kì ngộ)
Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây
Sầu đông càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều)
– Điểm tương đồng:
+ Sau khi gặp gỡ người đẹp trở về.
+ Da diết không nguôi nỗi niềm tưởng nhớ: “Nỗi nàng canh cánh nào quên” (Tú Uyên), “Nỗi nàng canh cánh bên lòng biểng khuây” (Kim Trọng).
+ Cảm nhận độ dài của thời gian trong nhớ mong, chờ đợi.
– Điểm khác biệt:
+ Tú Uyên: tương tư dẫn đến tâm trạng ngẩn ngơ, thức thâu đêm, chong đèn nhớ về người đẹp.
+ Kim Trọng; tưởng tư dẫn đến tâm trạng sâu buồn, nỗi buồn nhớ ngày càng tránh dâng. “Sầu đông càng lúc căng đầy”, không cảm nhận thời gian khách quan mà cảm
nhận thời gian bằng tâm trạng: “Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
- Kết luận chung:
+ Cả hai tác giả đều miêu tả đúng, sâu sắc tâm trạng tương tự
+ Mỗi tác giả có sự tinh tế riêng khi khắc hoạ tâm trạng nhân vật.
Câu 7:
22/07/2024Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy,
a)
Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng
Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại
Chim nhạn dưới thấp bay quanh như anh quay đi, anh quay đi
b)
Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng
Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!
c)
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.
a) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hoá (chim chích ... gọi anh...; chim nhạn ... nhủ anh...), lặp cấu trúc (anh quay lại; anh quay đi). Việc sử dụng phép nhân hoá và lặp cấu trúc làm cho câu thơ tăng thêm tính biểu cảm và giàu tính hình tượng khi miêu tả nhân vật trữ tình.
b) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Đừng bỏ X giữa Y”. Cách lặp lại này có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm, thể hiện tình cảm tha thiết của người yêu.
c) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Không lấy được nhau mùa X, ta sẽ lấy nhau khi Y”. Cách lặp lại này vừa có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm vừa thể hiện tình cảm tha thiết, thề hẹn của người yêu.
Câu 8:
18/07/2024Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a)
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
(Nguyễn Đinh Thi)
b) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
(Vũ Bằng)
c)
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
(Trương Quốc Khánh)
d) Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài.
(Nguyễn Huy Tưởng)
a) Cấu trúc cú pháp lặp lại trong khổ thơ này là: “Đây X là của chúng ta”; “Những + danh từ + động / tỉnh từ”. Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng và thái độ yêu quê hương đất nước tươi đẹp của tác giả.
b) Cấu trúc củ pháp được lập lại trong đoạn văn này là “mùa xuân của X" (mùa xuân của tôi; mùa xuân của Hà Nội), “có + X” (có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh”...). Cách lập lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng và vẻ tươi đẹp như một bức tranh của mùa xuân Hà Nội.
c) Cấu trúc cú pháp được lặp lại trong khổ thơ này là: “Nếu là X tôi sẽ là Y”. Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm và tăng tính khẳng định về quyết tâm và tình yêu dành trọn cho quê hương, Tổ quốc.
d) Cấu trúc cú pháp được lặp lại trong đoạn trích này là: “X là vì Y” (“Vua xa xỉ là vì ông, công khổ hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”). Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính khẳng định về nguyên nhân gây nên những điều đồi bại.
Câu 9:
08/07/2024Các cấu trúc cú pháp được lặp lại trong các ngữ liệu sau có tác dụng gì?
a)
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mỗi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con nước giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
(Ca dao)
b)
Hạnh phúc là một chiếc lá
Âm thầm nảy lộc đêm đông
Buồn đau là một chiếc lá
Rụng trong nhựa ứa mai hồng
Nhớ mong là một chiếc lá
Run vô cớ giữa lặng không
Hờn ghen là một chiếc lá
Vờ đã tắt gió trong lòng
Cô đơn là một chiếc lá
Lay lắt mãi giữa cành đông
Tình yêu chỉ năm chiếc lá
Mà làm thành cả cơn dông.
(Bài hát về năm chiếc lá, Dạ Thảo Phương)
a) Cấu trúc được lặp lại nhiều trong đoạn trích này là: “Thương thay + X”. Đây là mô típ quen thuộc trong lối diễn đạt của thơ ca dân gian nhằm nhấn mạnh sự biểu cảm chủ thể trữ tình đối với vấn đề thân phận con người.
b) Cấu trúc được lặp lại nhiều trong các khổ thơ là “X là một chiếc lá”, xuất hiện đều đặn đầu mỗi khổ thơ như một dấu hiệu thi pháp biểu đạt trong thơ, qua đó nhấn mạnh chủ đề, tứ thơ của cả bài thơ: hình tượng chiếc lá với nhiều hàm ý đa sắc, đa diện trong đời sống con người. Đó là những trăn trở về hạnh phúc, buồn đau, nhớ mong, cô đơn, tình yêu,... trong cuộc sống.
Câu 10:
18/07/2024Trong các ngữ liệu dưới đây, biện pháp lặp cấu trúc được thể hiện qua các mô hình cú pháp nào? Hãy phân tích tác dụng tu từ của các biện pháp lặp cấu trúc ấy.
a) Cứ như thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi,... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai khi học sinh đã đi cả rồi!
(Xuân Diệu)
b) Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.
(Trần Quốc Tuấn)
a) Mô hình cấu trúc được lặp lại trong ngữ liệu là: “Hoa phượng X” (Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc, Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ); “Không tiếng X” (không tiếng trống, không tiếng người). Tác giả sử dụng biện pháp lặp cấu trúc này nhằm thể hiện trạng thái trống vắng, buồn bã của không gian trường lớp vào buổi ngày hè. Nó không chỉ có chức năng liên kết (lặp) mà còn có tác dụng tu từ, biểu cảm.
b) Mô hình cấu trúc được lặp lại trong ngữ liệu là: “Y mà không biết X” (nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thưởng để đãi yến nguy sứ mà không biết căm); “Lấy X làm Y” (lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển...). Việc sử dụng biện pháp lặp cấu trúc này nhằm nhấn mạnh sự vô dụng, bất tài của quân lính.
Câu 11:
22/07/2024Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nào? Cho ví dụ về mỗi dạng đó.
Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống; nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,…Ví dụ:
- Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: “Tay phải của mình là tay trái của người”.
- Liệu có phải “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”?
Nhưng cũng có đề văn yêu cầu bàn luận trực tiếp một tư tưởng, đạo lí. Ví dụ:
- Bàn về tính ích kỉ và lòng vị tha trong tình yêu.
- Thế nào là một người bạn chân chính?
Câu 12:
05/07/2024Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý những yêu cầu gì?
Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:
- Nhận biết đúng dạng đề bàn về tư tưởng, đạo lí (thông qua một câu danh ngôn hoặc ngạn ngữ, ca dao,…hay nêu trực tiếp tư tưởng, đạo lí).
Tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng, đạo lí ấy là gì, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ.
- Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề tư tưởng, đạo lí đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Các luận điểm, lí lẽ phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học. Bố cục bài viết theo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của người viết.
Câu 13:
22/07/2024Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở ý b) Tìm ý và lập dàn ý của đề văn “Suy nghĩ về câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.", hãy chọn viết: a) mở bài hoặc kết bài; b) câu chuyển đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài.
a) Mở bài hoặc kết bài.
b) Câu chuyển đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài. Chú ý:
– Mở bài có thể bằng ba cách như sau:
Nêu phản đề |
Người viết nêu lên giả định ngược với điều mình muốn khẳng định, sau đó giới thiệu điều mình muốn khẳng định (chính đề). |
Nêu câu hỏi |
Người viết nêu vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi trước vấn đề sẽ bàn luận trong bài. |
So sánh |
Người viết so sánh hai hiện tượng, sự vật, sự việc, con người,... Từ đó, dẫn vào vấn đề cần bàn luận. |
– Kết bài có thể chọn một trong ba cách:
Tóm lược vấn đề |
Người viết tóm tắt lại các nội dung đã trình bày ở thân bài. |
Phát triển vấn đề |
Người viết mở rộng thêm vấn đề đã đặt ra trong bài. |
Phối hợp |
Người viết khái quát lại các nội dung đã trình bày ở thân bài, đồng thời mở rộng thêm vấn đề. |
- Câu chuyển đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài, cụ thê: Đoạn giải thích câu cách ngôn nhằm trả lời các câu hỏi: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn” là gì? Tại sao “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng
tối sẽ ngả sau lưng bạn”? Sau khi giải thích xong, các em phải viết câu chuyển đoạn để chuyện sang đoạn phân tích các biểu hiện của ý kiến ấy.
Câu 14:
23/07/2024Khi trình bày và nghe trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí trước lớp, người nói và người nghe cần chú ý những gì (về nội dung và hình thức trình bày)?
Để trình bày ý kiến của mình một cách hiệu quả, các em cần chú ý:
- Nắm vững mục đích, đối tượng người nghe và nội dung cần trình bày.
- Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ,…
- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nghe.
Câu 15:
21/07/2024Trong kiểm tra và chỉnh sửa việc nói – nghe bài trình bày ý kiến đánh giá, ý bình luận về một tư tưởng, đạo lí, người nói và người nghe cần chú ý những gì?
Người nói |
Người nghe |
Rút kinh nghiệm về bài trình bày: + Đã trình bày đầy đủ các nội dung chuẩn bị trong dàn ý chưa? + Cách thức trình bày, phong cách, thái độ, giọng điệu, ngôn ngữ,…có phù hợp không? + Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả như thế nào? - Tự đánh giá: + Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì? + Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó? |
- Kiểm tra kết quả nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì,… - Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày. - Đánh giá: + Bài trình bày của người nói có ưu điểm và hạn chế nào rõ nhất? + Em rút ra được gì từ bài trình bày của người nói? |