Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 43. Quần xã sinh vật
Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 43. Quần xã sinh vật
-
122 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Chọn nhận định đúng.
A. Quần xã sinh vật là tập hợp các cá thể sinh vật thuộc một loài, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định.
B. Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể khác nhau của một loài sinh vật. Mỗi quần thể này sống trong khoảng không gian và thời gian xác định.
C. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định.
D. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể thực vật và động vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định.
Đáp án đúng là: C
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định.
Câu 2:
04/07/2024Hình ảnh nào trong hình dưới đây biểu đạt được một quần xã sinh vật?
Đáp án đúng là: C
Hình A gồm các cá thể thuộc cùng một loài nên không biểu đạt được một quần xã sinh vật.
Hình B chỉ gồm 1 cá thể nên không biểu đạt được một quần xã sinh vật.
Hình C - tập hợp các loài trong một khu rừng biểu đạt được một quần xã sinh vật vì gồm tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định.
Câu 3:
16/07/2024Trong quần xã sinh vật, luôn có các mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể với nhau và giữa các quần thể với các nhân tố sinh thái vô sinh (Hình 43.2). Hãy cho biết các mũi tên trong hình bên thể hiện mối quan hệ nào. Lấy ví dụ minh hoạ.
Các mũi tên trong hình trên thể hiện mối quan hệ là:
1) Mối quan hệ qua lại giữa quần thể với các nhân tố vô sinh. Ví dụ: Mối quan hệ giữa nhiệt độ, ánh sáng, nước, nồng độ khí O2 và CO2,… với quần thể cây xanh.
2) Mối quan hệ qua lại giữa các quẩn thể trong quần xã. Ví dụ: Mối quan hệ cạnh tranh dinh dưỡng giữa lúa và cỏ dại trong cùng một đồng ruộng, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi giữa hổ và hươu,…
3) Mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: Mối quan hệ hỗ trợ nhau săn mồi của các cá thể hổ trong một quần thể, mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể rắn khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm,…
Câu 4:
15/07/2024Ở một xã miền núi, người ta chuyển một phần diện tích rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác. Phân tích Bảng 43.1, hãy nhận xét về sự thay đổi độ đa dạng của quần xã khi có sự chuyển đổi này.
Bảng 43.1. Số loài thực vật trong một số quần xã
STT |
Tên quần xã |
Số loài |
1 |
Rừng trồng keo |
157 |
2 |
Nương rẫy |
89 |
3 |
Rừng tự nhiên |
889 |
4 |
Trang trại nông lâm kết hợp |
299 |
Khi chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác, môi trường sống bị thay đổi dẫn đến độ đa dạng của quần xã sinh vật giảm.
Câu 5:
21/07/2024Các kí hiệu trong Hình 43.3 biểu thị các loài sinh vật khác nhau. Trong sơ đồ thành phần loài của ba quần xã sinh vật (A, B, C), quần xã nào có độ đa dạng cao nhất? Tại sao?
Độ đa dạng của quần xã được thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. Trong đó, số lượng loài là tiêu chí quan trọng hơn. Trong 3 quần xã trên, quần xã B có số lượng loài cao nhất (3 loài). Do đó, qần xã B có độ đa dạng cao nhất.
Câu 6:
21/07/2024Hãy kể tên một số loài đặc trưng trong các quần xã dưới đây (Bảng 43.2):
Bảng 43.2. Các loài đặc trưng trong các quần xã
STT |
Quần xã |
Loài đặc trưng |
1 |
Sa mạc |
? |
2 |
Rừng lá kim |
? |
3 |
Rừng ngập mặn |
? |
4 |
Bắc cực |
? |
STT |
Quần xã |
Loài đặc trưng |
1 |
Sa mạc |
Lạc đà, xương rồng,... |
2 |
Rừng lá kim |
Thông, pơ mu,… |
3 |
Rừng ngập mặn |
Sú, vẹt, đước,... |
4 |
Bắc cực |
Gấu trắng, hải mã,.... |
Câu 7:
21/07/2024Hãy nêu các nhóm biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. Xác định các hình ảnh trong Hình 43.4 tương ứng với từng nhóm biện pháp nói trên. Ở địa phương nơi em sinh sống, các biện pháp nào đã được sử dụng để bảo vệ đa dạng sinh học?
- Có nhiều biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã như tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học; xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học; thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật; nghiêm cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng;...
- Xác định các hình ảnh trong Hình 43.4 tương ứng với từng nhóm biện pháp:
+ Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học: G.
+ Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học: A, B.
+ Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên: C, D, H.
+ Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật: E.
+ Nghiêm cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng: I.
- Một số biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương nơi em sống:
+ Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học.
+ Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
+ Nghiêm cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.