Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
-
505 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ:
A. tim và mao mạch.
B. tim và động mạch.
C. tim và tĩnh mạch.
D. tim và hệ mạch.
Đáp án đúng là: D
Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch).
Câu 2:
20/07/2024Điền từ phù hợp vào chỗ trống: ... có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
A. Tiểu cầu.
B. Bạch cầu.
C. Hồng cầu.
D. Huyết tương.
Đáp án đúng là: D
Huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích máu, gồm chủ yếu là nước và các chất tan) có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
Câu 3:
17/07/2024Điền từ phù hợp vào chỗ trống:... là những tế bào có chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ giúp bảo vệ cơ thể.
A. Tiểu cầu.
B. Bạch cầu.
C. Hồng cầu.
D. Huyết tương.
Đáp án đúng là: B
Bạch cầu là những tế bào có chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ giúp bảo vệ cơ thể.
Câu 4:
23/07/2024Điền vào chỗ trống bằng cách sử dụng từ hoặc cụm từ gợi ý sau: Môi trường trong, hệ hô hấp, hệ bài tiết, Máu, môi trường trong.
…(1)…, nước mô và bạch huyết làm thành môi trường trong của cơ thể. Bạch huyết có thành phần gần giống máu, chỉ khác là không có hồng cầu, ít tiểu cầu. …(2)… thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hoá, …(3)…, …(4)… Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua …(5)…...............
(1) Máu
(2) Môi trường trong
(3) hệ hô hấp
(4) hệ bài tiết
(5) môi trường trong
Câu 5:
19/07/2024Hãy cho biết mỗi hành động/thói quen được đưa ra dưới đây là nên hay không nên thực hiện nhằm tránh tác nhân gây hại cho tim mạch.
STT |
Hành động/Thói quen |
1 |
Ăn uống hợp vệ sinh, ăn khẩu phần ăn hợp lí, ăn thức ăn có nhiều vitamin như trái cây, rau xanh,... |
2 |
Sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như thuốc lá, rượu, bia,... |
3 |
Lao động, học tập phù hợp với độ tuổi và sức khoẻ |
4 |
Kiểm tra sức khoẻ định kì nhằm theo dõi sức khoẻ, sớm phát hiện các bệnh liên quan đến tim mạch để điều chỉnh lối sống, chữa trị kịp thời |
5 |
Thường xuyên nổi nóng, tức giận |
6 |
Tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức |
7 |
Mặc quần áo; đi giày, dép quá chật thường xuyên, trong thời gian dài |
8 |
Sống vui vẻ, giữ tinh thần thư thái, lạc quan |
9 |
Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu,... và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cúm, thấp khớp,... |
STT |
Hành động/Thói quen |
Nên |
Không nên |
1 |
Ăn uống hợp vệ sinh, ăn khẩu phần ăn hợp lí, ăn thức ăn có nhiều vitamin như trái cây, rau xanh,... |
X |
|
2 |
Sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như thuốc lá, rượu, bia,... |
|
X |
3 |
Lao động, học tập phù hợp với độ tuổi và sức khoẻ |
X |
|
4 |
Kiểm tra sức khoẻ định kì nhằm theo dõi sức khoẻ, sớm phát hiện các bệnh liên quan đến tim mạch để điều chỉnh lối sống, chữa trị kịp thời |
X |
|
5 |
Thường xuyên nổi nóng, tức giận |
|
X |
6 |
Tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức |
X |
|
7 |
Mặc quần áo; đi giày, dép quá chật thường xuyên, trong thời gian dài |
|
X |
8 |
Sống vui vẻ, giữ tinh thần thư thái, lạc quan |
X |
|
9 |
Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu,... và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cúm, thấp khớp,... |
X |
|
Câu 6:
22/07/2024Giải thích vì sao nhóm máu O được gọi là nhóm máu "chuyên cho", nhóm AB là nhóm máu "chuyên nhận".
- Máu O là nhóm máu "chuyên cho" do có thể cho được tất cả các nhóm máu khác. Giải thích: Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy, khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho.
- Máu AB là nhóm máu "chuyên nhận" do có thể nhận được tất cả các nhóm máu. Giải thích: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy, máu AB có thể nhận bất kì nhóm máu nào truyền cho nó.
Câu 7:
18/07/2024Có người cho rằng: "Tiêm vaccine cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh". Điều đó có đúng không? Vì sao?
Ý kiến đó là sai vì tiêm vaccine và tiêm kháng sinh có bản chất khác nhau:
- Tiêm vaccine là tiêm các loại kháng nguyên đã bị làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại bệnh do kháng nguyên có thể gây ra (chủ động).
- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bệnh (bị động).
Câu 8:
20/07/2024Lấy máu của 4 người có tên là: Thành, Ngọc, Minh, Phúc. Biết rằng, máu của mỗi người là 1 nhóm máu khác nhau. Tiến hành thí nghiệm li tâm để tách máu ra thành các phần riêng biệt (huyết tương và hồng cầu). Sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm như ở Bảng 33.1.
Bảng 33.1. Kết quả thí nghiệm xác định nhóm máu
Dấu: (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
Dấu: (-) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.
a) Hãy xác định nhóm máu của 4 người có tên nêu trên.
a) Nhóm máu từng người được xác định như sau:
- Máu của Thành: Hồng cầu không bị kết dính với huyết tương của nhóm máu nào cả, có nghĩa nhóm máu của Thành có thể truyền cho tất cả các nhóm máu. Điều đó chứng tỏ Thành có nhóm máu O.
- Máu của Ngọc: Hồng cầu bị kết dính với huyết tương của 3 nhóm máu còn lại, có nghĩa nhóm máu của Ngọc không thể truyền cho các nhóm máu khác. Điều đó chứng tỏ Ngọc có nhóm máu AB.
- Máu của Minh: Hồng cầu không bị kết dính với huyết tương của nhóm máu AB và huyết tương của chính nó, có nghĩa nhóm máu của Minh chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB và chính nó. Điều đó chứng tỏ Minh có nhóm máu A hoặc nhóm máu B.
- Máu của Phúc: Hồng cầu không bị kết dính với huyết tương của nhóm máu AB và huyết tương của chính nó, có nghĩa nhóm máu của Phúc chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB và chính nó. Điều đó chứng tỏ Phúc có nhóm máu B hoặc nhóm máu A.
Câu 9:
19/07/2024b) Ở người, ngoài hệ nhóm máu ABO, có hệ nhóm máu khác không?
b) Có nhiều hệ nhóm máu khác nhau như ABO, Rh,… nhưng phổ biến nhất là hệ nhóm máu ABO.