Giải SBT KHTN 8 Cánh diều Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí
Giải SBT KHTN 8 Cánh diều Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí
-
74 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng
Đáp án đúng là: A
Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.
Câu 2:
09/07/2024Một bạn tiến hành thí nghiệm sau: Đổ nước vào chiếc cốc nhựa và đậy miệng cốc bằng một tấm bìa. Sau đó, lộn ngược cốc nước xuống, bạn đó thấy nước không chảy ra ngoài. Hãy giải thích hiện tượng này.
Do không khí cũng gây ra áp suất tác dụng vào miếng bìa. Khi áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất do nước và không khi trong cốc gây ra, miếng bìa sẽ bị ép vào miệng cốc, làm cho nước không đổ ra ngoài.
Câu 3:
05/07/2024Vì sao trên nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ (hình 17.1)?
Trả lời
Do có lỗ nhỏ trên nắp ấm mà khí trong ấm thông với không khí bên ngoài. Áp suất của khí trong ấm cùng với áp suất của nước sẽ lớn hơn áp suất của không khí bên ngoài ấm, làm cho nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn khi rót.
Câu 4:
18/07/2024Người ta bơm căng vừa phải một quả bóng bay và đặt trong một bình chứa khi ở áp suất thường (khoảng 101,3.103 Pa). Người ta dùng bơm để hút bớt khí trong bình ra, do vậy áp suất trong bình sẽ giảm. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả bóng bay.
Khi hút khí trong bình, áp suất của khí trong bình sẽ giảm, nhỏ hơn áp suất của khí trong bóng bay. Do chênh lệch áp suất của khí ở phía trong và phía ngoài của quả bóng làm cho quả bóng căng phồng.
Câu 5:
23/07/2024Quan sát thể tích của gói bánh khi một người leo núi cầm theo ở độ cao 150 m và ở độ cao 2 000 m so với mực nước biển (hình 17.2). Vì sao lại có sự thay đổi thể tích như vậy?
Càng lên cao, không khí càng loãng nên áp suất giảm. Khi ở độ cao 2 000 m, áp suất bên trong gói bánh lớn hơn áp suất ở bên ngoài gói bánh nên làm gói bánh cũng phồng hơn so với khi ở độ cao 150 m.
Câu 6:
23/07/2024Người ta đổ nước vào một bình có đục các lỗ trên thành bình ở những độ cao khác nhau so với đáy bình và quan sát thấy hiện tượng như hình 17.3. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra.
Áp suất tại một điểm trong lỏng chất lỏng càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn. Vì vậy, các lỗ ở gần đáy bình (có áp suất lớn hơn) phun nước ra mạnh hơn so với các lỗ ở gần miệng bình (có áp suất nhỏ hơn).
Câu 7:
23/07/2024Một tháp nước cung cấp nước sạch cho các dân cư ở xung quanh. Hãy so sánh áp suất của nước tại các điểm A, B, C và D ở hình 17.4.
Áp suất của nước tại điểm D là nhỏ nhất, sau đó đến điểm A, B. Áp suất của nước tại điểm C là lớn nhất.