Giải SBT KHTN 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật có đáp án
Giải SBT KHTN 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật có đáp án
-
65 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Hãy liệt kê các nhân tố tác động bên trong và nhân tố tác động bên ngoài có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
- Nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: giống.
- Nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước, dinh dưỡng.
Câu 2:
13/07/2024Hãy kể tên một vài yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng không được thể hiện trong hình bên.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng khác: chất kích thích sinh trưởng, các cây trồng xen canh, chất lượng đất, mức độ chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh, kiểm soát cỏ dại,…
Câu 3:
18/07/2024Trong các nhân tố bên ngoài, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng?
Trong các nhân tố bên ngoài, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng là dinh dưỡng (phân bón).
Câu 4:
20/07/2024Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 - 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 - 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?
A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau.
B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau.
C. Ánh sáng nhận được hằng ngày khác nhau.
D. Khoáng chất từ đất khác nhau.
Đáp án đúng là: A
Vì điều kiện chăm sóc (các yếu tố bên ngoài) đều kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp mà năng suất quả lại có sự khác biệt lớn nên nguyên nhân chính của hiện tượng này là giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau.
Câu 5:
13/07/2024Hãy nêu một số biện pháp được ứng dụng trong trồng trọt có sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
Một số biện pháp được ứng dụng trong trồng trọt có sử dụng chất kích thích sinh trưởng:
- Dùng chất kích thích để kích thích ra rễ sớm.
- Dùng chất kích thích để phá trạng thái ngủ của hạt và củ.
- Dùng chất kích thích để tạo quả không hạt.
- Dùng chất kích thích trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chổi nách phát triển.
- Dùng chất kích thích để thúc quả chín và sản xuất dứa trái vụ.
- Dùng chất kích thích để ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.
Câu 7:
19/07/2024Nêu ảnh hưởng của từng nhân tố trong sơ đồ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Ảnh hưởng của từng nhân tố trong sơ đồ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật, sự ảnh hưởng này khác nhau tuỳ theo giới hạn chịu nhiệt của từng loài.
- Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự sống của động vật (nước là thành phần chủ yếu trong tế bào, là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất, là nguyên liệu và môi trường của các phản ứng, tham giađiều hòa thân nhiệt).
- Chất kích thích giúp tăng cường hoặc kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
Câu 8:
19/07/2024Trong các nhân tố đó, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
Trong các nhân tố trên (nhiệt độ, dinh dưỡng, nước, chất kích thích), nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật là dinh dưỡng. Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.
Câu 9:
20/07/2024Hãy nêu quan điểm của em về thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
- HS trả lời được hai ý sau:
1) Hạn chế sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích.
2) Sử dụng chất kích thích phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn và đảm bảo tỉ lệ, thời gian cho phép đối với sức khoẻ con người.
- Câu trả lời tham khảo: Trong trồng trọt và chăn nuôi, các chất kích thích sinh trưởng được sử dụng để rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng sẽ khiến các chất này tồn dư trong các sản phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng. Bởi vậy, việc sử dụng chất kích thích trong trồng trọt và chăn nuôi cần phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn và đảm bảo tỉ lệ, thời gian cho phép tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Còn đối với người sử dụng, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, nên lựa chọn những sản phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng; hạn chế sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích.
Câu 10:
16/07/2024Hãy tìm hiểu về cây trồng biến đổi gene và viết một đoạn văn ngắn khoảng 1 000 từ nói về những thực phẩm biến đổi gene có nguồn gốc thực vật trên thị trường hiện nay.
- Đoạn văn cần thể hiện được:
1) Khái niệm cây trồng biến đổi gene (Genetically Modifed Crop - GMC): là loại cây trồng được lai tạo bằng cách sử dụng các kĩ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là kĩ thuật di truyền, công nghệ gene hay công nghệ DNA tái tổ hợp, để chuyển một hoặc một số gene chọn lọc nhằm tạo ra cây trồng mang tính trạng mong muốn.
2) Đặc điểm của các thực vật biến đổi gene.
3) Tên một số thực vật biến đổi gene hiện nay, một số thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật biến đổi gene.
- Đoạn văn tham khảo:
Cây trồng biến đổi gene (Genetically Modifed Crop - GMC) là loại cây trồng được lai tạo bằng cách sử dụng các kĩ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là kĩ thuật di truyền, công nghệ gene hay công nghệ DNA tái tổ hợp, để chuyển một hoặc một số gene chọn lọc nhằm tạo ra cây trồng mang tính trạng mong muốn. Các cây trồng được biến đổi gen nhằm mục đích chủ yếu là để cải thiện năng suất, tăng sức đề kháng với sâu bệnh hoặc tăng khả năng chịu đựng với các loại thuốc diệt cỏ. Ngoài ra, các loại cây trồng được biến đổi gen có thể nhằm mục đích để thu được màu sắc cây trồng đẹp hơn, vòng đời lâu hơn hoặc để tạo ra những thực vật không hạt. Kể từ năm 1986 – khi mà cây thuốc lá biến đổi gen là GMC đầu tiên được trồng thử nghiệm trên đồng ruộng đến nay, ngày càng có nhiều thực phẩm biến đổi gen có mặt trên thị trường, phổ biến như đậu nành, khoai tây, củ cải đỏ, củ sắn, đu đủ, ngô, khoai tây, cà chua, bí đỏ,… Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Những hậu quả về mặt sức khỏe khi ăn các thực phẩm biến đổi gen vẫn còn là một bí ẩn lớn. Bởi vậy, ở Việt Nam, cũng đang thực hiện theo quy định quốc tế, tức là nếu sản phẩm nào có quá 5% thành phần là từ nguyên liệu biến đổi gen, thì phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen. Do vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền lựa chọn việc có sử dụng thực phẩm biến đổi gen hay không. Nếu đã quyết định sử dụng thực phẩm biến đổi gen, người sử dụng nên chọn những thực phẩm biến đổi gen có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đọc kĩ các thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng; đảm bảo vệ sinh trong chế biến và sử dụng;…