Giải SBT KHTN 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật có đáp án
Giải SBT KHTN 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật có đáp án
-
79 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật bao gồm
A. nhiệt độ, ánh sáng, nước.
B. ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
C. nước, vật chất di truyền từ bố mẹ, nhiệt độ.
D. nhiệt độ, ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
Đáp án đúng là: A
- Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,…
- Vật chất di truyền từ bố mẹ, hormone,… là những nhân tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Câu 2:
13/07/2024Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. vật chất di truyền.
B. thức ăn.
C. ánh sáng.
D. nước.
Đáp án đúng là: A
- Vật chất di truyền, hormone, giới tính,… là những nhân tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Thức ăn, ánh sáng, nước,… là những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Câu 3:
18/07/2024Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?
A. Cây xương rồng.
B. Cây vạn tuế.
C. Cây lưỡi hổ.
D. Cây bắp cải.
Đáp án đúng là: D
Về điều kiện sinh trưởng, hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18 – 20oC, cây phát triển thuận lợi nhất ở 15 – 18oC, độ ẩm đất thích hợp 75 - 85% và ẩm độ không khí 80 - 90%. Nhiệt độ trên 25oC, cải bắp vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuốn bắp hạn chế.
Câu 4:
13/07/2024Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng
A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.
Đáp án đúng là: C
Nhiều loài chim có tập tính ấp trứng. Việc ấp trứng có tác dụng tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển làm tăng tỉ lệ trứng nở.
Câu 5:
13/07/2024Điều nào dưới đây không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?
A. Thức ăn làm tăng khả năng thích ứng với điều kiện sống bất lợi của môi trường.
B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Đáp án đúng là: A
Đối với sinh trưởng của động vật, thức ăn cung cấp nguồn chất dinh dưỡng, nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 6:
15/07/2024Trong các giai đoạn của vòng đời sâu hại, hãy cho biết giai đoạn nào có hại cho mùa màng? Giải thích.
- Giai đoạn 1: trứng.
- Giai đoạn 2: sâu non.
- Giai đoạn 3: kén.
- Giai đoạn 4: ngài (bướm).
Giai đoạn 2 có hại cho mùa màng nhất vì sâu non ăn lá với tốc độ rất nhanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Câu 7:
13/07/2024Quan sát hình dưới đây và cho biết sự khác nhau về hình thái giữa cây sinh trưởng trong tối và cây sinh trưởng ngoài sáng.
- Cây non sinh trưởng trong tối có thân cao, mọc vống, hệ rễ và lá vàng úa.
- Cây sinh trưởng ngoài sáng có lá màu xanh đậm, cây phát triển bình thường, hệ rễ phát triển.
Câu 8:
20/07/2024Hãy giải thích cụm từ “Tốt quá cũng dở” đối với việc tưới nước và bón phân.
- Tưới nước quá mức sẽ khiến cây bị úng thuỷ mà không hấp thụ được nước và muối khoáng.
- Bón nhiều phân gây lãng phí, ô nhiễm và có thể gây độc cho cây.
Câu 9:
17/07/2024Ngắt một ngọn cây hoa mõm chó làm cho cây ra nhiều hoa đơn là giữ lại đơn độc một ngọn chỉ có một hoa. Hãy giải thích tại sao khi cắt bỏ đỉnh ngọn thì cây lại có nhiều hoa đơn.
Khi ngắt bỏ ngọn cây, mô phân sinh đỉnh bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
Câu 10:
16/07/2024Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
Vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường vì: Vào những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, thân nhiệt của gia súc cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể của chúng mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể. Do đó, gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để vừa cung cấp năng lượng và vật chất cho hoạt động sinh trưởng và phát triển vừa cung cấp năng lượng làm ấm cơ thể.