Giải SBT KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước có đáp án
Giải SBT KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước có đáp án
-
86 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Khi cắm một cành hoa vào cốc nước màu, để chứng minh có sự vận chuyển nước từ thân lên lá và hoa, ta có thể dựa vào
A. sự thay đổi về khối lượng của hoa và lá.
B. sự thay đổi màu sắc của hoa.
C. sự thay đổi màu sắc của lá.
D. sự thay đổi màu sắc và kích thước thân.
Đáp án đúng là: B
Khi cắm một cành hoa vào cốc nước màu, để chứng minh có sự vận chuyển nước từ thân lên lá và hoa, ta có thể dựa vào sự thay đổi màu sắc của hoa: Mạch gỗ trong cành có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ dưới lên trên hoa và lá nên trong thí nghiệm này, nước màu sẽ được vận chuyển lên hoa và lá nhưng do lá có màu xanh nên khó quan sát hiện tượng thay đổi màu sắc hơn hoa.
Câu 2:
15/07/2024Để bảo quản giấy tẩm CoCl2 tránh không khí ẩm, ta dùng hoá chất nào sau đây?
A. CaSO4.
B. H2SO4.
C. CaCl2.
D. HCl.
Đáp án đúng là: C
Để bảo quản giấy tẩm CoCl2 tránh không khí ẩm, ta dùng hoá chất CaCl2 vì CaCl2 hoạt động như chất hút ẩm có thể hút bỏ hơi ẩm trong không khí.
Câu 3:
13/07/2024Để quan sát rõ nhất sự đổi màu của giấy thấm được tẩm CoCl2, cách dán giấy thấm nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: C
Để quan sát rõ nhất sự đổi màu của giấy thấm được tẩm CoCl2, cách dán giấy thấm C là đúng.
Câu 4:
23/07/2024Để dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nên dùng loại hoa nào sau đây?
A. Hoa cúc trắng.
B. Hoa mai.
C. Hoa hồng.
D. Hoa trạng nguyên.
Đáp án đúng là: A
Để chứng minh thân vận chuyển nước, thường dùng nước màu và dựa vào sự thay đổi màu sắc của các bộ phận phía trên thân (hoa, lá) → Để dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nên dùng loại hoa cúc trắng. Còn các loại hoa mai, hoa hồng, hoa trạng nguyên có màu sắc đậm nên hiện tượng đổi màu hoa không rõ ràng, khó quan sát.
Câu 5:
21/07/2024Sau khi ngâm trong dung dịch màu, để xác định vị trí của dung dịch màu trong cành hoa ở hình bên, em sẽ cắt cành hoa bắt đầu từ vị trí nào?
A. (4).
B. (2).
C. (3).
D. (1).
Đáp án đúng là: D
Sau khi ngâm trong dung dịch màu, để xác định vị trí của dung dịch màu trong cành hoa ở hình bên, sẽ cắt cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ (bắt đầu từ vị trí (1)).
Câu 6:
13/07/2024Khi dán giấy tẩm CoCl2 vào mỗi mặt lá, tốc độ đổi màu của giấy thấm khác nhau như thế nào? Giải thích.
Khi dán giấy tẩm CoCl2 vào mỗi mặt lá, tốc độ đổi màu của giấy thấm ở mặt dưới sẽ nhanh hơn mặt trên do khí khổng chủ yếu tập trung ở mặt dưới của lá nên tốc độ thoát hơi nước ở mặt dưới sẽ nhanh hơn.
Câu 7:
13/07/2024Nếu trong phòng thí nghiệm không có CoCl2, em có thể dùng hoá chất nào khác để nhận biết ở lá có quá trình thoát hơi nước?
Nếu trong phòng thí nghiệm không có CoCl2, có thể dùng CuSO4 để nhận biết quá trình thoát hơi nước vì khi CuSO4 gặp nước sẽ có màu xanh lam.
Câu 8:
15/07/2024Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, tại sao khi cắt bớt cành hoa sẽ cho kết quả nhanh hơn?
Khi cắt bớt cành hoa, lúc này nước sẽ được tập trung vận chuyển lên cánh hoa mà không phải phân tán vào các cành khác → sẽ cho kết quả nhanh hơn.
Câu 9:
13/07/2024Khi làm thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, có ba bạn học sinh đã dùng lá của ba loài thực vật sống ở những môi trường khác nhau.
- Bạn A dùng lá của thực vật sống ở sa mạc.
- Bạn B dùng lá của thực vật thuỷ sinh.
- Bạn C dùng lá của thực vật sống ở vùng nhiệt đới.
Theo em, kết quả thí nghiệm của bạn nào sẽ dễ quan sát nhất? Giải thích.
Kết quả của bạn C sẽ dễ quan sát nhất vì lá của cây sống ở vùng nhiệt đới sẽ có nhiều khí khổng nên quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh. Còn cây thuỷ sinh và cây sống ở vùng sa mạc sẽ có rất ít hoặc không có khí khổng nên khó quan sát hiện tượng.
Câu 10:
23/07/2024Hãy thực hiện thí nghiệm sau:
- Cho nước vào hai cốc thuỷ tinh. Sau đó, cho màu thực phẩm màu đỏ vào một cốc, cốc còn lại cho màu thực phẩm màu xanh.
- Lấy một cành hoa hồng trắng, dùng kéo cắt dọc cành từ dưới lên một đoạn khoảng 5 - 8 cm (chia ra làm hai nửa cành).
- Cắm mỗi nửa cành hoa vào mỗi cốc trong 1 giờ.
Hãy quan sát hiện tượng và giải thích.
- Hiện tượng: Ở bông hoa sẽ xuất hiện cả hai màu xanh và đỏ.
- Giải thích: Do cành hoa được cắm vào hai dung dịch khác màu nên cả hai dung dịch đều được vận chuyển lên hoa làm thay đổi màu sắc của cánh hoa.